Тёмный
Đào Duy An
Đào Duy An
Đào Duy An
Подписаться
Biển Phú Quốc, dọc TL48.
1:11
День назад
Thả diều Thủ Thiêm, Sài Gòn.
2:24
14 дней назад
Gành Dầu chiều 8/7/2024
0:53
14 дней назад
Sông Vệ, Quảng NGãi
1:16
Месяц назад
Sông Pô Kô
0:25
Месяц назад
Комментарии
@andytony5449
@andytony5449 2 года назад
Sẳn đây nói luôn mấy ông Vua chuyên chế khắc khe nhà Nguyễn cứ lo phong vương cho người trong hoàng phái con cháu vua chúa mà coi lại toàn đồ ăn Hại chết sơm hay tảo thương ko công trạng cũng phong tước công hay quận Vương;hoặc ai Giàu thì phong như thời ông Bảo đại cưới bà nam Phương được Cậu Vợ lê Phát an cho chàu về làm dâu nhà Nguyễn Phúc thời bạc nhược Tây thôn tín 1 triệu tiền Đông Dương làm của hồi môn về nhà Chồng làm vợ Vua ngay tức khắc được phong AN THÀNH VƯƠNG mà té ra từ trước đến nay chưa có ai là dân Đen mà đặc cách được phong Vương tước[thì ra tước Vương do mua 1 triệu tiền 3 nước Việt Miên Lào của Thuộc Địa đến hồi mạt rệp
@andytony5449
@andytony5449 2 года назад
Theo tôi Phủ thờ Đức Thái Sư Hoằng Quốc Công họ Đào là bậc Thầy cảu chùa Nguyễn sơ;đời trung Hưng truy phong tước vị cao cả nhứt cảu hàng Thứ dân;mà sao ko xây cất lại Lăng mộ và đền thờ cho rộng lớn bao trùm vài Mẫu Tây đất như đền thờ Bác Hồ hay bác Tôn hoặc anh hùng của Đảng sau nầy.tôi nhứt mấy ngày Quốc Công như Võ Tánh hay Đào duy Từ cái miếu thờ như miếu ông tả của dân Khmer;sao mấy ông lớn hiện bây thờ ơ với người xưa hay xây cất thờ ko có Lợi bằng xây nghĩa trang hay đài kỷ niệm
@andytony5449
@andytony5449 2 года назад
Dức Hoằng quốc Công Đào Duy Từ là bậc Quân sư mà cũng là thầy của chúa Nguyễn cho nên đời sau trung hưng được gia tặng cùng nhiều Mỹ tự hay thuỵ Hiệu truy phong trong hàng Tam công Thái Sư.Sao chánh phủ ngành Văn hoá ko trùng tu ngôi Lăng bằng xây vòng ráo La thành để phân định khi lăng ngoài ra cũng phải dọn cỏ dẹp gai cho sạch hay tráng ciment cho nhìn thấy trang trọng ko hoang tàn của 1 phế tích.Mấy ông cứ đem tiền của đổ vô làm Đài kỷ niệm ông nầy bà kia ;nói mà nghe ko ai bằng Đức Thái Sư Quốc công;công đức lưu doanh sách sử cao như núi Thái Sơn sâu như biển Đông hải vậy;luỷ thầy còn đó dài đâu cả trên 10 km còn phế tích bằng đá chồng chất cùng nhiều luỷ tre của người xưa
@anhhung3677
@anhhung3677 2 года назад
Càm ơn ông công Đức sâu dày.với nhân dân VN.
@daoduyan09
@daoduyan09 2 года назад
Dạ, đa tạ đồng cảm. Sẽ phục dựng Đào Duy Từ trong biên khảo "Đào Duy Từ", Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, năm 202D.
@thanhtuannguyen2285
@thanhtuannguyen2285 2 года назад
Giọng cô này nghe giống Như Quỳnh quá bác
@anhuu3897
@anhuu3897 4 года назад
Thật hoành tráng.!
@daoduyan09
@daoduyan09 4 года назад
Đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ Đào Duy Lộc; Đào Duy An Đền thờ là công trình kiến trúc nhằm thờ một vị thần hoặc anh hùng dân tộc hoặc danh nhân quá cố. Từ đường là công trình kiến trúc nhằm thờ tổ tiên của họ nào đó. Từ đường còn gọi là nhà thờ họ. Trong lịch sử có vị danh nhân mà vua chúa vừa cho lập đền thờ vừa cho xây từ đường, đó là Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ. Đền thờ Đào Duy Từ Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê Hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính. Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau: (1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà. (2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. (3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa. (4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi. (5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật. Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã Tùng Châu đến đời Gia Long được chia làm 9 thôn là Cự Lễ, Cự Nghi, Cự Tài, Hội Phú, Phú Mỹ, Phú Thọ, Phụng Du, Tân Bình và Tấn Thạnh mà trong đó có đền thờ, đình Tùng Châu tại thôn Cự Tài và lăng (mộ) tại thôn Phụng Du. Đây là 3 địa danh lịch sử bất di bất dịch chính thống xứ Đàng Trong gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ. Hiện nay 9 thôn trên thuộc địa giới hành chính của hai xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công-Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ do Chúa Sãi cho xây dựng như đã chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên bằng kinh phí nhà nước Đàng Trong bấy giờ và việc thờ phụng cũng do Nhà nước tổ chức. Từ đời Gia Long trở đi đền thờ được liệt vào “Điển thờ của Nhà nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày húy kỵ (giỗ chính) của ông thì quan đầu tỉnh đến dâng lễ tế gọi là quốc tế. Đền thờ bị hư hại trong chiến tranh, sau đó đã được con cháu xây dựng lại. Hiện tại trong đền thờ còn một thần vị bằng gỗ, sơn son thếp vàng, khắc họ tên thụy hiệu cùng quan hàm tước vị của Đào Duy Từ và của phu nhân là Cao Thị Nguyên. Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa là cha vợ Đào Duy Từ và bàn thờ dưỡng tổ Lê Đại Lang. Hiện nay lễ húy kỵ hằng năm do dòng họ tổ chức và có đại diện quan chức đến dự. Từ đường Đào Duy Từ-“Đền thờ Đào Tá Hán” Dù Chúa Sãi đã cho lập đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sau khi ông mất vào năm Giáp Tuất (1634) nhưng Vua Tự Đức vẫn cho xây thêm từ đường Đào Duy Từ vào năm 1859 (xây sau Đền thờ 225 năm) tại thôn Tài Lương (Ngọc Sơn Bắc), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nơi thờ chính cha mẹ ông (Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi), viễn tổ và hậu duệ của ông. Các bàn thờ tại Từ đường được đặt như sau: Bàn thờ chính giữa là thờ Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi; bàn thờ phía bên tay trái nhìn từ ngoài vào là thờ viễn tổ ông nội Đào Duy Từ-Đào Duy Trung…; bàn thờ bên tay phải là thờ Đào Duy Từ và Cao Thị Nguyên còn bàn thờ hai bên là thờ hậu duệ Đào Duy Từ… Con cháu trong dòng họ Đào Duy Từ ấn định ngày 15, 16 tháng Giêng hằng năm sau khi công việc đồng áng đã xong, rảnh rỗi thì chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ ông và các bậc tiên tổ, hậu duệ… Đồ cúng chạp mả (tảo mộ) được nấu tại đền thờ Đào Duy Từ rồi gánh về từ đường Đào Duy Từ và cúng tại đây vào sáng ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Sau này, để tiện lợi nên nấu cúng tại từ đường Đào Duy Từ. Lẫn lộn đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ Trớ trêu là ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Trần Hoàn lại ký quyết định số 2574 -QĐ/BT, cấp “Bằng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia Đền thờ Đào Duy Từ” cho chính từ đường Đào Duy Từ và theo đó dân chúng nhầm lẫn, viếng từ đường Đào Duy Từ mà bỏ qua đền thờ Đào Duy Từ sừng sững từ năm 1634 đến nay. Thêm nữa mỗi 5 năm UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày chạp mả (tảo mộ) của dòng họ Đào Duy Từ lại tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông tại từ đường Đào Duy Từ mà họ cho là đền thờ Đào Duy Từ; họ đã tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông vào năm 2012 và 2017. Họ nhầm lẫn giữa từ đường (nhà thờ họ) Đào Duy Từ với đền thờ Đào Duy Từ chăng? Buồn thay!
@dntrung044
@dntrung044 4 года назад
Hay quá
@JPham1000
@JPham1000 4 года назад
Hôm nào ghé thử đền ở Hoài Thanh Tây được không bạn? Cám ơn trước nghen.
@daoduyan09
@daoduyan09 4 года назад
Tại Hoài Thanh Tây chỉ có từ đường Đào Duy Từ mà thôi. 160 năm từ đường Đào Duy Từ. Xóm Gà 16/10/2019; Đào Duy An 1. Lược sử. Từ đường là công trình kiến trúc nhằm thờ tổ tiên của họ nào đó. Từ đường còn gọi là nhà thờ họ. Từ đường thì thường là do dòng họ tự xây. Tuy nhiên có một dòng họ được chính vua cho xây từ đường, đó là dòng họ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ. Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê Hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính. Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau: (1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà. (2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. (3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ; nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa. (4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi. (5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính; xây đắp đồn lũy; huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật. Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc Đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo (lăng Đào Duy Từ) Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (đền thờ Đào Duy Từ). 2. Vua nào cho xây từ đường Đào Duy Từ. Dù Chúa Sãi đã cho lập đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sau khi ông mất vào năm Giáp Tuất (1634) nhưng Vua Tự Đức (hậu duệ đời thứ 12 của Chúa Sãi) vẫn cho xây thêm từ đường Đào Duy Từ vào năm 1859 (xây sau Đền thờ 225 năm) tại thôn Tài Lương (Ngọc Sơn Bắc), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 3. Từ đường Đào Duy Từ thờ ai? Đây là nơi thờ chính cha mẹ ông (Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi), viễn tổ và hậu duệ của ông. Bài trí thờ trong Từ đường như sau: Bàn thờ chính giữa là thờ cha mẹ ông là Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi. Bàn thờ phía bên tay trái nhìn từ ngoài vào là thờ ông nội ông là Đào Duy Trung. Bàn thờ bên tay phải nhìn từ ngoài vào là thờ chính vợ chồng ông: Đào Duy Từ và Cao Thị Nguyên. Bàn thờ hai bên là thờ hậu duệ ông. 4. Lễ gì hằng năm tại từ đường Đào Duy Từ? Ngày 15, 16 tháng Giêng hằng năm sau khi công việc đồng áng đã xong, thì con cháu dòng họ Đào Duy Từ chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ ông và các bậc tiên tổ, hậu duệ… Lúc đầu đồ cúng được nấu tại đền thờ Đào Duy Từ rồi gánh về từ đường Đào Duy Từ cúng vào sáng ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Sau này, để tiện lợi nên con cháu nấu cúng tại từ đường Đào Duy Từ luôn. 5. Trớ trêu thời nay tại từ đường Đào Duy Từ là gì? Từ đường Đào Duy Từ chứ không phải đền thờ Đào Duy Từ. Từ đường Đào Duy Từ xây sau đền thờ Đào Duy Từ 225 năm. Tính đến năm 2019, Từ đường có 160 năm tuổi. Việc trớ trêu là ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ trưởng Trần Hoàn, Bộ Văn hoá-Thông tin lại ký quyết định số 2754-QĐ/BT, cấp “Bằng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia Đền thờ Đào Duy Từ” cho chính từ đường Đào Duy Từ. Việc trớ trêu này tồn tại đến nay là năm thứ 25. Không biết đến khi nào nhà chức trách mới sửa sai, tức là hủy chữ “Đền thờ Đào Duy Từ” trên “Bằng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia Đền thờ Đào Duy Từ” vốn cấp sai cho từ đường Đào Duy Từ. Có như vậy thì tiên tổ và hậu duệ Đào Duy Từ mới thanh thản và đặc biệt là con dân nước Việt không nhầm từ đường Đào Duy Từ là đền thờ Đào Duy Từ mà dẫn đến bái viếng sai và hoang mang. Lỗi ai?
@aotrunghau8503
@aotrunghau8503 4 года назад
Hayza. Cũng họ Đào đây. Khổ nổi giờ tổ tiên không rõ là ai mặc dù có rất nhiều người thân làm ông này bà nọ ở Nam Bộ. Chắc phải bỏ công ra truy tìm quá. Hic
@daoduyan09
@daoduyan09 4 года назад
Không có đền thờ Đào Duy Từ tại Hoài Thanh Tây mà chỉ có từ đường Đào Duy Từ. Hãy đọc: Đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ Đào Duy Lộc; Đào Duy An Đền thờ là công trình kiến trúc nhằm thờ một vị thần hoặc anh hùng dân tộc hoặc danh nhân quá cố. Từ đường là công trình kiến trúc nhằm thờ tổ tiên của họ nào đó. Từ đường còn gọi là nhà thờ họ. Trong lịch sử có vị danh nhân mà vua chúa vừa cho lập đền thờ vừa cho xây từ đường, đó là Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ. Đền thờ Đào Duy Từ Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê Hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính. Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau: (1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà. (2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. (3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa. (4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi. (5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật. Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã Tùng Châu đến đời Gia Long được chia làm 9 thôn là Cự Lễ, Cự Nghi, Cự Tài, Hội Phú, Phú Mỹ, Phú Thọ, Phụng Du, Tân Bình và Tấn Thạnh mà trong đó có đền thờ, đình Tùng Châu tại thôn Cự Tài và lăng (mộ) tại thôn Phụng Du. Đây là 3 địa danh lịch sử bất di bất dịch chính thống xứ Đàng Trong gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ. Hiện nay 9 thôn trên thuộc địa giới hành chính của hai xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công-Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ do Chúa Sãi cho xây dựng như đã chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên bằng kinh phí nhà nước Đàng Trong bấy giờ và việc thờ phụng cũng do Nhà nước tổ chức. Từ đời Gia Long trở đi đền thờ được liệt vào “Điển thờ của Nhà nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày húy kỵ (giỗ chính) của ông thì quan đầu tỉnh đến dâng lễ tế gọi là quốc tế. Đền thờ bị hư hại trong chiến tranh, sau đó đã được con cháu xây dựng lại. Hiện tại trong đền thờ còn một thần vị bằng gỗ, sơn son thếp vàng, khắc họ tên thụy hiệu cùng quan hàm tước vị của Đào Duy Từ và của phu nhân là Cao Thị Nguyên. Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa là cha vợ Đào Duy Từ và bàn thờ dưỡng tổ Lê Đại Lang. Hiện nay lễ húy kỵ hằng năm do dòng họ tổ chức và có đại diện quan chức đến dự. Từ đường Đào Duy Từ-“Đền thờ Đào Tá Hán” Dù Chúa Sãi đã cho lập đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sau khi ông mất vào năm Giáp Tuất (1634) nhưng Vua Tự Đức vẫn cho xây thêm từ đường Đào Duy Từ vào năm 1859 (xây sau Đền thờ 225 năm) tại thôn Tài Lương (Ngọc Sơn Bắc), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nơi thờ chính cha mẹ ông (Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi), viễn tổ và hậu duệ của ông. Các bàn thờ tại Từ đường được đặt như sau: Bàn thờ chính giữa là thờ Đào Tá Hán và Vũ Thị Kim Chi; bàn thờ phía bên tay trái nhìn từ ngoài vào là thờ viễn tổ ông nội Đào Duy Từ-Đào Duy Trung…; bàn thờ bên tay phải là thờ Đào Duy Từ và Cao Thị Nguyên còn bàn thờ hai bên là thờ hậu duệ Đào Duy Từ… Con cháu trong dòng họ Đào Duy Từ ấn định ngày 15, 16 tháng Giêng hằng năm sau khi công việc đồng áng đã xong, rảnh rỗi thì chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ ông và các bậc tiên tổ, hậu duệ… Đồ cúng chạp mả (tảo mộ) được nấu tại đền thờ Đào Duy Từ rồi gánh về từ đường Đào Duy Từ và cúng tại đây vào sáng ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Sau này, để tiện lợi nên nấu cúng tại từ đường Đào Duy Từ. Lẫn lộn đền thờ Đào Duy Từ và từ đường Đào Duy Từ Trớ trêu là ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Trần Hoàn lại ký quyết định số 2574 -QĐ/BT, cấp “Bằng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia Đền thờ Đào Duy Từ” cho chính từ đường Đào Duy Từ và theo đó dân chúng nhầm lẫn, viếng từ đường Đào Duy Từ mà bỏ qua đền thờ Đào Duy Từ sừng sững từ năm 1634 đến nay. Thêm nữa mỗi 5 năm UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày chạp mả (tảo mộ) của dòng họ Đào Duy Từ lại tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông tại từ đường Đào Duy Từ mà họ cho là đền thờ Đào Duy Từ; họ đã tổ chức kỷ niệm năm sinh (sinh nhật) ông vào năm 2012 và 2017. Họ nhầm lẫn giữa từ đường (nhà thờ họ) Đào Duy Từ với đền thờ Đào Duy Từ chăng? Buồn thay!
@daoduyan09
@daoduyan09 4 года назад
@@aotrunghau8503: "Cây có cội, nước có nguồn", hãy tìm gốc họ Đào của mình đi Hậu à...
@aotrunghau8503
@aotrunghau8503 4 года назад
@@daoduyan09 Dạ sẽ có lúc nhưng không phải bây giờ. Hy vọng cũng được tự hào như thế.
@tranthanhluy7774
@tranthanhluy7774 4 года назад
Vị đã được Phong Thần phải 6 bái 6 lạy
@daoduyan09
@daoduyan09 6 лет назад
Lời bài hát "Bạn xưa" Ký ức tuổi thơ Vẫn chưa xóa mờ Cái nhìn bẽn lẽn Người còn nhớ? Ký ức xa xôi Giờ như tái hiện. Nét cười xao xuyến Lay hoài tâm can. Điệp khúc: Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Nghe hồn còn nấn ná. Ký ức đã sang ngang Tiếng ve còn rộn rã. Trường xưa ơi, thầy cô ơi Lời gọi người gọi ta. Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Hẹn nhau nhé ngày về. Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Nét cười còn xao xuyến Ký ức tuổi hoa niên Tháng năm hành trang đó Tuổi thơ ơi, kỷ niệm ơi Còn bên trời bảng lảng Bạn thân ơi, bạn yêu ơi Hẹn nhau nhé ngày về. Ký ức tuổi thơ Vẫn chưa xóa mờ Cái nhìn bẽn lẽn Người còn nhớ tôi? Ký ức xa xôi Giờ như tái hiện. Nét cười xao xuyến Lay hoài tâm can. Điệp khúc: Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Nghe hồn còn nấn ná. Ký ức đã sang ngang Tiếng ve còn rộn rã. Trường xưa ơi, thầy cô ơi Lời gọi người gọi ta. Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Hẹn nhau nhé ngày về. Bạn xưa ơi, bạn xưa ơi Nét cười còn xao xuyến Ký ức tuổi hoa niên Tháng năm hành trang đó. Tuổi thơ ơi, kỷ niệm ơi Còn bên trời bảng lảng Bạn thân ơi, bạn yêu ơi Hẹn nhau nhé ngày về. Hẹn nhau nhé bạn ơi!