Тёмный
 Chùa Quảng Đức-La Gi-Bình Thuận
 Chùa Quảng Đức-La Gi-Bình Thuận
Chùa Quảng Đức-La Gi-Bình Thuận
Подписаться
Kính thưa quý vị,
Kênh này được chúng tôi tạo ra không ngoài mục đích duy nhất là đem những lời Phật dạy đến với mọi người, thông qua những bài pháp thoại được những vị Pháp Sư thuyết giảng tại chùa Quảng Đức-La Gi-Bình Thuận. Để bảo đảm trong lúc nghe lại pháp thoại trên kênh RU-vid này được liền mạch, trôi chảy, chúng tôi không mở kiếm tiền với RU-vid, vì những quảng cáo bất chợt có thể làm quý vị mất đi sự chú ý trong lúc lắng nghe. Nếu đâu đó quý vị nghe những bài thuyết giảng tại chùa Quảng Đức mà bỗng đột nhiên bị quảng cáo xen vào, đó là do người khác đã "copy" đăng trở lại trên kênh của họ có mở kiếm tiền với RU-vid; Quý vị hãy trở về với kênh chính này để được nghe với một không gian tốt nhất mà chúng tôi đã tạo ra.
Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc, xin quý vị gởi thư về email: lagichuaquangduc@gmai.com
Kính báo-Ban quản lý kênh.
Bằng cả trái tim- Ni Sư Hương Nhũ
1:54:30
Месяц назад
Dọn Tâm Học Pháp-Thầy Thiện Xuân
1:12:59
3 месяца назад
Giữ vững niềm tin -Thầy Đức Thành
1:04:43
4 месяца назад
Chữ Tu - Sư Chánh Định
1:20:28
4 месяца назад
Con về chùa
4:45
4 месяца назад
Vầng Trăng Thanh Thoát- 19 01 2024
1:09:39
7 месяцев назад
Sạch bóng quân thù- Sư Giác Đăng
1:32:15
8 месяцев назад
Bến đỗ bình yên- Hòa Thượng Minh Thành.
1:39:01
9 месяцев назад
Những người thầm lặng
14:41
11 месяцев назад
Комментарии
@xemphimxemtv
@xemphimxemtv 7 дней назад
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật !
@hoahuongduong7318
@hoahuongduong7318 9 дней назад
Nam Mô đại hiểu mục kiên liên bô tat
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj 15 дней назад
VU LAN NHỚ CHA! Ầu ơ mưa rắc... Phụ tử tình thâm...! "Cha không mất, chuyển qua hình thức khác, Mẹ cũng vậy, chỉ khác dáng đi về. Mẹ và Cha, hoà vào lòng con trẻ, Tiếng vui cười, dáng vẻ vóc hình con". ___((()))___
@DungVo-b5f
@DungVo-b5f 26 дней назад
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏼🙏🏼🙏🏼
@QuânLê-x1u
@QuânLê-x1u 27 дней назад
Con xin tri ân công đức của sư con nam mô a Di Đà Phật
@thanhledam-ym9fr
@thanhledam-ym9fr 29 дней назад
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
@toananang7810
@toananang7810 29 дней назад
Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật nam mô a Di Đà Phật con kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe hạnh phúc an lạc trên con đường tu tập ạ thầy chia sẻ về Phật pháp về chân lý cuộc sống về sự trưởng thành ý thức rất là hay và vui và có ý nghĩa quá thầy ạ a Di Đà Phật con kính xin chân thành tri ân công đức của thầy ạ
@DungVo-b5f
@DungVo-b5f Месяц назад
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏼 Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 🙏🏼❤️
@camlethi8924
@camlethi8924 Месяц назад
Mo phat
@lenguyen-xd1gr
@lenguyen-xd1gr Месяц назад
A DI ĐÀ PHẬT 🌷
@lenguyen-xd1gr
@lenguyen-xd1gr Месяц назад
A DI ĐÀ PHẬT🔥
@giaitritonghopvlog2205
@giaitritonghopvlog2205 Месяц назад
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
@TuanPhan-qd9fd
@TuanPhan-qd9fd Месяц назад
Hay quá ạ. Mình coi mà nước mắt chảy 😢
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj Месяц назад
Kỉnh ơn Sư, bài giảng đầy tình thương, không chỉ dành cho các bạn nhỏ. Con đã có mặt và lắng nghe những diệu âm này. Âm thanh huyền diệu hòa nhập với dòng suối mát trong tâm, khiến cho người nghe đắm mình trong niềm hỷ lạc. Con kính lễ Sư!
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj 2 месяца назад
Kính ơn bác Ngọc, dẫu 85 tuổi có hề gì, tấm lòng bác sĩ luôn hướng về tuổi trẻ nhất là các bạn trẻ La Gi, quê hương bác sĩ!
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj 2 месяца назад
Kỉnh ơn Thầy đã vượt một đoạn đường xa, đi chuyến xe đò trung chuyển 2 bận, hơn 8 giờ để về đây với chúng con.
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj 2 месяца назад
Khoá tu được chờ đợi nhất trong năm của các bạn học sinh, sinh viên. Kỉnh ơn BTC, chúng con ra về mang cả niềm thương tròn đầy nơi đây. Thầm hẹn nhau mùa hè 2025!
@DungPhan-qi8zj
@DungPhan-qi8zj 2 месяца назад
Một thời pháp tròn niềm hoan hỉ. Chúng con kỉnh ơn Sư!
@장순선-l5s
@장순선-l5s 2 месяца назад
Nam mo a di da PHAT
@장순선-l5s
@장순선-l5s 2 месяца назад
Nam mo a di da PHAT
@QuânLê-x1u
@QuânLê-x1u 2 месяца назад
Con xin tri ân công đức của thầy con nam mô a Di Đà Phật
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 4 ) : 6. Thiền Phái Lâm Tế và Thiền Phái Tào Động : Tông Lâm Tế đầu tiên truyền vào Đại Việt do Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa khoảng thế kỷ XIII. Vua Trần Thái Tông và Quốc sư Đại Đăng là hai vị đệ tử đầu và xuất sắc nhất của phái này. Đến thời Nam Bắc phân tranh ở Đàng ngoài có Thiền sư Thuyết Chuyết ( hay Chuyết Công ) và đệ tử là Minh Hành đến xiển dương lần nữa. Thiền sư Thuyết Chuyết tên Thiên Tộ, họ Lý, pháp danh là Hải Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết Công, sinh năm 1950, quê Tiệm Sơn, Hải Trừng, quận Thanh Chương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ngài thuở nhỏ thông minh, lớn lên thông bác kinh sử, chăm chỉ học hành rồi tĩnh tập trong chùa Tiệm Sơn. Sau đó, Ngài bỏ học Nho, học Phật đến chùa Nam Sơn cầu pháp với trạng nguyên Tăng Đà Đà pháp sư, người được vua Minh Thái Tông phong hiệu là Khuông Quốc đại sư. Năm 1630, ông rời Trung Hoa đến đất Cao Miên, qua Chiêm Thành sang Đại Việt, từ Đàng trong, Ngài cùng các đệ tử ra Đàng ngoài dừng chân tại chùa Thiên Tượng ở Nghệ An và chùa Thạch Lâm ở Thanh Hóa hoằng pháp một thời gian. Đến năm 1633, tới được kinh thành Thăng Long, ông và đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng dậy Phật pháp, thuyết pháp giảng kinh, người người theo học rất đông. Vua Lê Huyền Tông cùng các bậc công thần tôn kính Ngài như bậc thầy. Ông thuộc thế hệ thứ 34, dòng Lâm Tế ở Trung Quốc, truyền bá thiền phái này ở Đại Việt. Đặc biệt, dòng Lâm Tế là hành pháp theo “ tứ liệu giản ”, công thức phân biệt và chọn lựa từng cấp bậc nhận thức nhìn theo chủ thể và khách thể. Thiền phái Tào Động : Đây là phái thiền do một cao tăng người Việt sang Trung Quốc thụ giáo, được nơi thiền sư Nhất Cú Trí Giáo rồi mang về Đại Việt truyền bá, đó là thiền sư Thủy Nguyệt. Tào Động từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam theo Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu là Tông Giác, sinh năm 1936, quê làng Thanh Triều, ở Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Ngài vốn theo Nho học tại một ngôi chùa trên núi Hồng Lĩnh. Thiền phái này do thiền sư Động Sơn Lương Giới ( 807 - 869 ) và đệ tử của ông là Tào Sơn Bản Tịch ( 840 - 901 ) sáng lập. Phái Tào Động lấy nguyên tắc năm địa vị giữa thẳng ( chính ) tượng trưng cho tuyệt đối và nghiêng ( thiên ) tượng trưng cho tương đối làm tư tưởng chủ đạo của mình. Năm địa vị đó là : cái thẳng đi vào cái nghiêng ( cái tượng đối nằm trọn trong cái tương đối ); cái nghiêng đi vào cái thẳng ( trong cái tương đối phải có cái tuyệt đối ); cái thẳng trong tự thân của nó; cái nghiêng trong tự thân của nó; cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính. Sau này phái Tào Động chủ trương : chỉ cần ngồi thiền mà không cần chủ đề thiền toạ; ngồi thiền và đạt đạo là một việc chứ không phải là hai việc; không trông chờ sự chứng đắc; không có đối tượng giác ngộ; tâm và thân nhất như. Thiền phái Tào Động được truyền Việt Nam từ thế kỷ 17 ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong : Ở Đàng Ngoài, Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt ( 1637 - 1704 ), người Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam. Năm 20 tuổi Sư đã từ bỏ nghiệp Nho và cuộc đời bọt bèo dâu bể xuống tóc xuất gia. Sư đã quyết chí sang Trung Quốc tìm học đạo. Sau bao ngày tháng vượt đường trường núi non hiểm trở, có lúc nguy hại đến cả tính mạng, cuối cùng Sư đã được báo mộng và tìm đến núi Phụng Hoàng. Sau thời gian sáu năm tu tập, nghiên cứu kinh luật miệt mài, Sư đã trở về nước truyền giảng tông chỉ Tào Động. Khác với các Thiền sư khác là người Trung Quốc đến Việt Nam truyền tông chỉ thiền, Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt là người Việt Nam đã tìm con đường học đạo bên Trung Quốc, sau khi đã đắc đạo Sư lại trở về giảng dạy đạo thiền Tào Động tại Bắc Việt Nam. Sau đó Thiền sư đã trao mạch thiền Tào Động cho Thiền sư Tông Diễn. Phái Tào Động do Thiền sư Thuỷ Nguyệt và Tông Diễn truyền bá ở Đàng Ngoài rất thịnh hành vào cuối thế kỷ 17, và trong thế kỷ 18. Hiện nay các chùa như Hàm Long, Hoà Giai và Trấn Quốc ở Hà Nội đều thuộc tông phái Tào Động. Quốc sư Hưng Liên là người đầu tiên đem tông phái Tào Động vào Đàng Trong. Ông là đệ tử của thiền sư Thạch Liêm và đã giới thiệu thầy của mình với chúa Nguyễn Phúc Trăn. Do đó, sau này thiền sư Thạch Liêm được mời sang Việt Nam hoằng hoá. Thiền sư Thạch Liêm hiệu là Hán Ông, thường gọi là Thạch Đầu Đà, người Chiết Tây, Trung Quốc. Là người có học vấn rất uyên bác, đã xuất gia theo học đạo Phật. Theo lời thỉnh cầu của thiền sư Nguyên Thiều, Sư đã sang Việt Nam và được làm trụ trì chùa Thiên Mụ. Sư cùng với thiền sư Nguyên Thiều đã có công đem văn hoá và học thuật Trung Quốc khai hoá cho dân Việt Nam. Tư tưởng của thiền sư Thạch Liêm tiêu biểu là lối tu : thiền tịnh song tu, Thiền tông và Tịnh Độ tông được phối hợp làm một, Tịnh độ trở thành một phương pháp hành thiền giản dị mà đại chúng ai cũng có thể tu tập. Ông còn chủ trương Nho Phật nhất trí, và kết hợp cả hai lối tu phái Lâm Tế và Tào Động để bổ sung cho nhau. Kết luận : Các thiền phái của Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam là : phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của thiền Ấn Độ, có xu hướng kết hợp với Mật giáo. Còn thiền phái Vô Ngôn Thông lại mang sắc thái thiền Trung Quốc rất đậm nét, chủ trương tu đốn ngộ, bằng phương pháp sử dụng các thoại đầu. Trong khi đó thiền phái Thảo Đường thì thường thiên về văn học và Mật giáo, chỉ được lưu truyền trong giới trí thức chứ không phổ biến rộng rãi trong dân gian. Chắt lọc và tổng hợp những tinh hoa từ ba dòng thiền sơ khởi trên, tiếp thu thiền Ấn Độ và Trung Quốc, dân tộc Việt Nam ta đã hình thành một thiền phái riêng cho mình, mang nét đặc trưng riêng của thiền Việt Nam, đó là phái thiền Trúc Lâm. Ngoài ra phải kể đến Thiền phái Lâm Tế và Tào Động đã tồn tại và phát triển tại Việt Nam, việt hóa để các dòng Thiền mang màu sắc Việt Nam. Tiếp nối những tinh hoa của cha ông, tư tưởng nhập thế của thiền Phật giáo ngày nay không chỉ gìn giữ nhưng nét riêng của thiền dân tộc mà còn phát huy tối đa vai trò của nó trong cuộc sống, phục vụ con người trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, duy trì và phát triển mạch Thiền Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng để góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 3 ) : 4. Thiền Phái Thảo Đường : Vào thế kỷ XI, có một dòng Thiền thứ ba được truyền bá vào Việt Nam, hình thành nên dòng Thiền Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông và thiền sư Thảo Đường sáng lập. Nếu hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và thiền phái Vô Ngôn Thông du nhập từ sớm thì hai dòng thiền này tiếp tục phát triển trong thời Lý. Thảo Đường vốn là một nhà sư Trung Hoa tu ở Chiêm Thành, trở thành tù binh trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông vào năm 1069. Khi bị bắt về Đại Việt, do duyên kỳ ngộ mà Thảo Đường được vua Lý Thánh Tông trọng dụng, cho trụ trì chùa Khai Quốc, phong là Quốc sư. Lập nên một dòng Thiền mang tên ông. Thảo Đường là đệ tử của Tuyết Đậu, một Thiền phái Trung Hoa, thuộc dòng Vân Môn. Thiền phái Tuyết Đậu có đặc điểm bác học, chuộng thi ca, dung hợp Nho giáo và Phật giáo. Do khuynh hướng đó, tư tưởng Thảo Đường hợp thời khi mà thời Lý đạo Phật khá phát triển và đang có nhu cầu bắt rễ vào những Phật tử thuộc tầng lớp Nho sĩ. Thiền sư Thảo Đường đã giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục nhiều lần tại chùa Khai Quốc, khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. “ Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của nó, thiền phái Thảo Đường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng tới một số tri thức có khuynh hướng văn học ”. Mặc dù hiện nay không còn tác phẩm nào của Thảo Đường được lưu lại, nhưng có lẽ ông vẫn trung thành với khuynh hướng của thầy Tuyết Đậu là kết hợp giữa Phật và Nho. Vua Lý Thánh Tông ( 1054 - 1071 ) có thái độ thân dân, có lòng nhân từ, cởi mở, đi theo khuynh hướng có tính chất tổng hợp, vừa tôn sùng Phật giáo, lại vừa xây dựng một nền Phật giáo có tính chất tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa Thiền ( nghĩa là tĩnh lự, là phép tu thiền dẫn con người tới trạng thái tập trung, lắng đọng thân tâm, thần trí, thục nghiệm, tâm linh, giác ngộ, giải thoát ), Tịnh suddha ( là sự trong sạch, thanh khiết, không nhiễm ô, phiền não, không còn sinh khởi vọng tưởng, là cõi thanh tịnh, cõi Phật ). Lý Thánh Tông đã đi theo khuynh hướng tổng hợp, kết hợp tính chất bác học với tính chất dân gian, giữa văn hóa truyền thống Đại Việt với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Chiêm Thành, “ sáng lập ra thiền phái Thảo Đường, một hệ tư tưởng tổng hợp, thống nhất tương xứng với thực tiễn xã hội Việt Nam thời bấy giờ ” 5. Thiền Phái Trúc Lâm : Xã hội Việt Nam thế kỷ XIII - XIV đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trước hết, sự phân hóa giai cấp ngày một gay gắt và nhiệm vụ lịch sử lớn lao chống lại sự xâm lược của giặc Nguyên - Mông chính là cơ sở xã hội và nhu cầu thực tiễn để hình thành nên Thiền phái này, một Thiền phái vừa thống nhất về mặt tư tưởng tôn giáo triết học, xoa dịu bớt những mâu thuẫn nói trên, vừa mang tính nhập thế tích cực để đoàn kết các lực lượng xã hội chống ngoại xâm. Nếu tư tưởng triết học của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ bước đầu tạo cơ sở cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thì Trần Nhân Tông không chỉ là hậu duệ mà còn là người học trò biết tiếp thu và phát triển tư tưởng của tiền bối để trở thành Trúc Lâm đệ nhất tổ. Trần Nhân Tông và hai vị tổ kế tiếp ông là Pháp Loa và Huyền Quang không chỉ tiếp thu tư tưởng của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ, mà còn tiếp thu và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam, chắt lọc trong đó những yếu tố tư tưởng triết lý chính trị, đạo đức nhân sinh của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nhờ đó mà tinh thần nhập thế tích cực ở họ luôn được phát huy mạnh mẽ khi đất nước cần. Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền Tông Việt Nam và đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc đời mình, dù ngồi trên ngai vàng hay xuất gia tu hành, Trần Nhân Tông đều dốc lòng cho sự nghiệp thực tiễn thế tục và thiện đạo. Trong Tam Tổ hành trạng, Ngô Thì Nhậm đã viết về Phật Hoàng Trần Nhân Tông như sau : “ Lĩnh hội được đạo Thiền, vua bèn quyết chí đi tu, lấy pháp danh là Điều Ngự Đầu Đà. Vua thường đi vân du mọi nơi, bài trừ những đền miếu thờ dâm thần và bố thí pháp dược cho nhân dân ”. Trần Nhân Tông đã thấu hiểu cốt tủy của thiền là “ Phật tại tâm ”, “ Phật tức tâm ” và “ tâm tức Phật ”, do đó muốn tìm phật tính, chân như, người tu hành phải trở về với bản tâm của mình, không nên tìm ở đâu xa. Là Đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, ông chú trọng đến việc cụ thể hóa con đường trở về với tự tính. Trần Nhân Tông nói : “ Này các ngươi ! Thời gian thấm thoát trôi qua, số mệnh không hề dừng lại. Cớ sao ăn cháo, ăn chay lại không hiểu cái việc của cái bát, cái thìa, đôi đũa ”. Đó chính là sự nhập thế và nó được xuất phát từ tôn chỉ của Trúc Lâm Việt Nam. Vận dụng triết lý thiền vào việc trị quốc yên dân, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ( 1285, 1288 ), Trần Nhân Tông đã lãnh đạo đất nước tiến hành thắng lợi, dẹp yên bờ cõi, giữ vững độc lập chủ quyền, trở thành ngọn cờ đoàn kết nhân dân, dân tộc, cùng chia ngọt sẻ bùi. Chính tinh thần ấy là sức mạnh khiến cho vua tôi một dạ, vượt qua gian nan, thử thách, cùng nhau giữ vững nền độc lập của nước nhà. Đó chính là tư tưởng chính trị thân dân, gần dân và biết dựa vào dân của Trần Nhân Tông. Nếu không có tư tưởng nhập thế tích cực thì vua không thể quan tâm đến dân cả trong trường hợp thời bình cũng như thời chiến. Pháp Loa và Huyền Quang đã kế thừa làm phong phú hơn những tư tưởng thiền của Trần Nhân Tông trên cơ sở phổ cập và cụ thể con đường Thiền bằng giới, định, tuệ. Nói đến tư tưởng nhập thế của Pháp Loa, chúng ta không thể không đề cập tới quan điểm của ông về cách học làm người. Trong Yếu minh học thuật, ông viết: “ Đối với người học, trước tiên là xét khảo kinh pháp, sau mới tu hành. Kinh có năm bậc, pháp có bốn phép… Về bạn có bốn loại hơn mình : một là học Đại Thừa; hai là đọc rộng kinh điển; ba là khuyên can điều vô ích và bốn là giúp nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đó là những hạng người có thể gần gũi, cũng gọi là vào bậc gia hạnh vậy…Đi sát bốn bạn tốt, một, bạn tốt ngăn cản điều sai trái, nghĩa là khi gặp điều ác thì cùng khuyên can nhau; hai, bạn tốt từ mẫu, nghĩa là gặp điều khổ ải thường cứu đỡ nhau; ba, bạn tốt làm điều lợi chung, nghĩa là khi có việc vui cùng san sẻ; bốn, bạn tốt cùng làm việc với nhau, nghĩa là khi có việc thiện thì cùng chung tay đóng góp ”. Nối nghiệp Pháp Loa, trở thành tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tinh thần nhập thế tích cực của ông thể hiện qua những đóng góp lớn lao trong việc phổ biến, giảng giải giáo lý Thiền phái Trúc Lâm. Biên soạn sách giáo khoa, phổ cập hóa giáo lý Thiền cho tăng ni. Đó cũng chính là tinh thần nhập thế tích cực của ông. Tư tưởng Thiền học cơ bản của Huyền Quang là con đường chứng ngộ về lẽ sinh tử. Theo ông, giới, định, tuệ là con đường chứng ngộ của các Thiền sư. Giới, định là những bức tường chắc chắn để ngăn chặn dòng lăng xăng, xao động của tâm. Nhờ Giới mà dòng sinh, diệt của ngũ uẩn ngừng nghỉ, “ vạn duyên không quấy nhiễu ”. Nhờ Định mà cái tâm an tịnh, tĩnh lặng. Còn nhờ Tuệ mà tâm mới bừng sáng, nhập vào bản thể tối cao huyền diệu, viên đồng “ thị ”, “ phi ”, “ mê ”, “ ngộ ”, “ ma ”, “ Phật ”. Như vậy, nhập thế trong tư tưởng của các thiền sư - sáng lập gia Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã được thể hiện qua sự kế thừa từ các dòng Thiền đã được du nhập vào nước ta, đặc biệt là Thiền phái Vô Ngôn Thông, tức Thiền Nam tông Trung Hoa do Lục tổ Huệ Năng sáng lập. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 2 ) : 2. Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi : Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi: Bắt nguồn từ Thiền tông Trung Quốc với ông tổ là Bồ Đề Đạt Ma. Theo “ Thiền uyển tập anh ”, tông phái này gồm 19 thế hệ và 28 vị Thiền sư. “ Thiền ở Việt Nam trở thành tông phái bắt đầu từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi ”. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là học trò của Tăng Xán, Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa, trước Huệ Năng đến ba thế hệ, thời mà Thiền học Trung Hoa mang nặng dấu ấn của Thiền Ấn Độ - một loại Thiền rất chú trọng tu định và qua tiến bộ trong việc tu định mà trí tuệ Bát Nhã bừng sáng. Vào thế kỷ thứ VI, năm 582 một nhà sư Ấn Độ là Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến chùa Pháp Vân ở Việt Nam và xây dựng nên một dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam là dòng Thiền mang tên ông: dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Dòng Thiền này chịu ảnh hưởng của ba cuốn kinh Phật giáo : Lăng già, Tượng đầu tinh xá và Phương Quảng Tổng Trì. Trong đó, kinh Lăng già và Tượng đầu tinh xá mang tư tưởng thiền Bát Nhã, kinh Phương Quảng Tổng Trì mang tư tưởng Mật giáo. Tư tưởng nhập thế của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi : Thiền phái này giữ vững sự định tâm để cho trí tuệ Bát nhã vốn có trong mỗi con người xuất hiện, đưa con người từ sông mê bể khổ đến bờ bến giác ngộ, giúp con người nhìn ra thực tướng của vạn pháp và chân bản tính của mình. Vì vậy, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi không đi theo khuynh hướng cực đoan. Mục đích của các Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi là giác ngộ và để đi đến giác ngộ đầu tiên họ phải thanh lọc thân tâm, nhà Phật gọi là “ giới ”. “ Phật giáo Việt Nam lôi cuốn được đông đảo tín đồ, quần chúng chủ yếu không phải bằng giáo lý cao siêu của nhà Phật mà có lẽ chủ yếu bằng nếp sống, tác phong, đạo đức của các Thiền sư ”. Giới luật đối với các Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi được thể hiện ở việc không tham dục, không tham danh lợi, tin ở nghiệp lực, sống bố thí, không chấp trước. Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đưa ra quan niệm về Tâm Phật : “ tròn đầy như thái hư, không thiếu không thừa, không đi không tới, không được không mất, chẳng một chẳng khác, không thường không đoạn, vốn không chỗ sinh, cũng không chỗ diệt, không lìa xa mà cũng chẳng không lìa xa ”. Với quan niệm về Tâm Phật như vậy nên Thiền tông chủ trương tu tập thiền định, tập trung tư tưởng để phát huy công năng trực giác của con người trong nhận thức và đạt được Tâm Phật. 3. Thiền Phái Vô Ngôn Thông : Dòng thiền này vào Việt Nam từ thế kỷ IX. Theo Thiền uyển tập anh: dòng thiền này trải qua 15 thế hệ và 38 Thiền sư. Một số Thiền sư tiêu biểu : Thiền sư Vô Ngôn Thông, Thiền sư Cảm Thành, Thiền sư Thiện Hội. Thiền phái này mang đậm sắc thái của Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, nó gần gũi với đời sống xã hội, hòa nhập vào đời sống người dân trong khi vấn đề tâm linh vẫn giữ sự độc lập riêng. Vô Ngôn Thông người Quảng Châu, họ Trịnh, xuất gia tu học tại chùa Song Lâm ở Vũ Châu. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ 15 đời Đường ( 820 ). Ông đến Việt Nam, ở lại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, nay thuộc Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tư tưởng Thiền của Vô Ngôn Thông ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa sâu đậm hơn Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, biểu hiện ở việc tổ chức tu viện, sử dụng thoại đầu. Kinh điển của Thiền Vô Ngôn Thông không chỉ là bộ Bát Nhã, mà còn nhiều bộ khác như : Viên Giác, Pháp Hoa, nhấn mạnh giáo pháp “ vô đắc ”, dòng thiền này chủ trương giác ngộ ngay tức khắc, gọi là “ đốn ngộ ”. Nói cách khác, Thiền Vô Ngôn Thông khuyến khích các biện pháp tu chứng, tự cá nhân nhận thức thế giới bằng “ thiền định ” ( vô đắc ), “ đạt ngộ ” thì tâm là Phật, Pháp cũng là Phật ( đốn ngộ ). Do nguyên tắc “ vô đắc ” và giáo pháp “ đốn ngộ ” mà các Thiền sư Vô Ngôn Thông coi trọng thực tế, nhập thế có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Thiền Vô Ngôn Thông tạo nên cơ sở để người đời gọi Phật giáo là Thiền giáo, gọi tu Phật là tu Thiền, gọi sư tăng là Thiền sư. Từ thế kỷ thứ III, Tăng Hội đã nêu lên tính cách thiết yếu của tâm học và của sự giác ngộ tự tâm như đường lối duy nhất để chứng đạo. Và để thực hiện sự chứng ngộ này, thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh đến nguyên tắc thiền định “ vô đắc ” ( không có đối tượng của sự giác ngộ, sự giác ngộ không thể ai truyền cho mình mà phải tự thực hiện lấy ) “ Thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh thuyết chủ trương con người có thể, trong một giây lát, đạt được quả vị giác ngộ, khỏi cần đi qua nhiều giai đoạn tiệm tiến ”. Thuyết “ đốn ngộ ” được căn cứ trên quan niệm “ tâm địa ”. Các Thiền sư của thiền phái Vô Ngôn Thông đều chú tâm vào đạo thiền, làm rõ những nguyên lý, nguyên tắc, con đường, biện pháp của thiền để đưa hành giả tới giác ngộ. Ngoài ra, thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối dùng thiền ngữ thi ca. Mặc dù “ Thiền học của Vô Ngôn Thông không có mầu sắc của Mật giáo ”, nhưng cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của Mật giáo thể hiện qua các Thiền sư : Không Lộ, Giác Hải và Nguyện Học. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 1 ) : Từ thời kỳ du nhập đến nay Phật giáo Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm, gắn liền với công cuộc dựng, xây và bảo vệ đất nước. Bài viết này khái quát tư tưởng nhập thế của các dòng Thiền du nhập và qua một số Thiền sư tiêu biểu từ Thiền sư Khương Tăng Hội; Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Thảo Đường, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến một số dòng phái trong phong trào phục hưng Trúc Lâm thời Lê - Nguyễn như: Thiền phái Lâm Tế và Thiền phái Tào Động, là cơ sở để mạch Thiền Phật giáo duy trì, tồn tại và phát triển đến ngày nay ở Việt Nam. 1. Thiền Sư Khương Tăng Hội : Nguyễn Lang, tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận cho rằng : “ Tăng Hội là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, ông cũng còn phải được xem là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa nữa ”. Vì vậy, Khương Tăng Hội được coi là đặt nền móng cho Thiền học Việt và góp phần phát huy Thiền học ở Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, Khương Tăng Hội đã trước tác và hành đạo tại Luy Lâu, trung tâm Phật giáo của Giao Châu. Cha mẹ Khương Tăng Hội gốc người Khang Cư ( Sogiane ), sang Giao Chỉ buôn bán rồi sinh ra Tăng Hội ở đó. Ông 10 tuổi đã mất cha mẹ nên xuất gia đầu Phật, quyết tâm học đến tinh thông cả Hán ngữ lẫn Phạn ngữ. Ông đã biên tập nhiều sách Phật dịch, chú giải và viết tựa cho một số kinh Phật. Bộ tác phẩm quan trọng nhất được biết đến hiện nay của ông là Lục độ tập kinh. Theo Nguyễn Lang Tập Nê hoàn Phan Bối là một tập thi ca về đề tài Niết bàn ông tuyển dịch từ những bài thi tụng Phạn ngữ. Lục độ tập kinh của ông văn từ điển nhã tỏ rõ Tăng Hội chẳng thua gì người Trung Hoa thời ấy. Tư tưởng Thiền nhập thế của Khương Tăng Hội: Ông nhiều lần nhắc tới “ Thiền ”. Với ông “ Thiền ” không chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn là cả một căn bản triết học về “ tâm học ”. Trong bài Tựa An Ban Thủ ý kinh chú giải, Khương Tăng Hội nói : “ Trong khoảng búng tay, tâm chuyển chín trăm sáu mươi lần, một ngày một đêm, mười ba ức. Ý có một thân, tâm không tự biết, như kẻ gieo kia ”. An Ban tức là An Na Ba Na nghĩa là hơi thở. Thủ ý là nhiếp tâm, định tâm. An Ban thủ ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để phục vụ tâm ý. Khương Tăng Hội nói: “ Người hành giả chứng đắc được phép An Ban thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy ” ( Tựa kinh An ban thủ ý ). Điều này đã được thể hiện qua việc Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền điểm tâm bừng sáng, tìm ra chân lý. Rõ ràng trước Khương Tăng Hội không ít người đã “ thiền ”, có người đã nhắc tới thuật ngữ “ thiền ”. Nhưng chỉ đến Khương Tăng Hội mới mới nâng thiền lên một môn học, có phương pháp. Hẳn là thế nên Nguyễn Lang, tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận có lý khi cho rằng: “ Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội ”. Thiền học Việt Nam nằm trong tâm Bắc truyền Phật giáo thuộc Đại thừa nên Nguyễn Lang có lý khi nói như vậy. Tư tưởng của Khương Tăng Hội là tư tưởng Phật giáo Thiền. Trong ông vừa có ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa, vừa có ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. “ Tư tưởng của Tiểu thừa khiến ông “ chính tâm ” ( làm cho tâm chân chính ), khống chế tâm để đạt tới tĩnh lặng vô dục, ngoài ra còn khiến ông tin tưởng ở giáo lý thần thông, linh nghiệm như làm xuất hiện xá lợi Phật để dâng cho Tôn Quyền nước Ngô. Tư tưởng “ đại thừa ” khiến ông thực hiện “ cứu thế ”, “ cứu khổ ”, “ cứu nạn ” tức nhập thế được thể hiện qua tư tưởng về đạo đức nhân sinh, ông tuyên truyền tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo. Tư tưởng cơ bản về Thiền tông của Khương Tăng Hội rút lại là “ Phật tại tâm ”. Vì thế mà thiền học cũng gọi là “ tâm học ” và Thiền tông cũng được gọi là “ Phật tâm tông ”. Thiền học với tư cách là môn học có phương pháp, được Khương Tăng Hội phân tích đề lên bốn phương cách thiền là : “ chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn mà khử diệt ”. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 21 ) : Phẩm XV - Tập Bốn Mươi Kệ : 72 / Trưởng Lão Ni Isidàsi ( Therì. 162 ) : ( đoạn 1 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Ujjeni, con gái một thương gia có giới đức, được kính trọng, và giàu có và đặt tên là Isidàsi. Khi nàng đến tuổi trưởng thành, cha nàng gả nàng cho con trai một người thương gia, xứng đôi vừa lứa. Trong một tháng, nàng sống với chồng như một người vợ trung thành. Nhưng vì nghiệp đời trước của nàng, chồng nàng trở thành lạnh nhạt đối với nàng và đuổi nàng ra khỏi nhà. Mọi sự việc này được ghi rõ trong nguyên bản Pàli. Vì nàng tự tỏ không xứng đáng đối với người chồng này và chồng khác, nàng trở thành dao động, và được Cha cho phép, nàng xuất gia với sự hướng dẫn của Trưởng Lão Ni Jinadattà. Sau khi tu học thiền quán, không bao lâu nàng chứng quả A La Hán với sự hiểu biết về pháp và về nghĩa. Sống trong sự an lạc Niết-bàn, một hôm sau khi đi khất thực và ăn xong, trong thành Patna, nàng ngồi bên bờ cát sông Hằng và đáp lời hỏi của Trưởng Lão Ni Bodhi, nàng nói lên kinh nghiệm tu tập của nàng ngang qua những bài kệ này. Và để cho có sự liên hệ giữa các câu trả lời trước và sau có bài kệ được các nhà kiết tập về sau thêm vào : 400. Trong thành được đặt tên, Tên chỉ một đóa hoa, “ Pàtaliputta “, “ Con của đóa bông kèn “, Sống hai Tỷ Kheo Ni, Có giới hạnh tốt đẹp, Thuộc gia đình Thích Ca, Gia đình cao quyền quý. 401. Một I Xi Đa Xi, Thứ hai tên Bô Đhi, Cả hai có giới hạnh, Ưa thích tu thiền định, Ðược nghe kinh điển nhiều, Kiết sử được trừ bỏ. 402. Họ đi khất thực xong, Ăn xong, bát rửa sạch, Ngồi hưởng lạc viễn ly, Nói lên những lời này. 403. Hỡi I Xi Đa Xi, Căn nàng thật thoải mái, Tuổi thọ chưa tổn giảm; Nàng thấy khuyết điểm gì, Khiến tâm chú trọng nhiều, Ðến hạnh nguyện xuất ly. 404. Như vậy sống viễn ly, Thiện xảo về thuyết pháp, I Xi Đa Xi thuyết, Lời nói như thế này, Hãy nghe, này Bô Đi, Ta xuất gia thế nào. 405. Tại thành phố thù thắng Ðặt tên Uj Jê Ni, Cha ta là triệu phú Có đức độ giới hạnh, Ta là con gái một, Ðược Cha thương, yêu quý. 406. Từ thành Xê Kê Ta, Một người dạm hỏi đến, Một gia đình quyền quý, Hỏi ta cho con trai Triệu phú bèn gả ta, Làm dâu người giàu ấy. 407. Sáng và chiều, ta đến Ðảnh lễ Cha, Mẹ chồng, Cúi đầu đảnh lễ chân, Như ta được dạy bảo. 408. Với chị, với em anh, Với bà con chồng ta, Thấy một người bước vào, Ta e sợ mời ngồi. 409. Về đồ ăn, uống, nhai, Ðược cất giữ có chỗ, Ta thiết đãi cho ăn, Thích hợp từng người một. 410. Ta thức dậy đúng thời, Ði vòng quanh khắp nhà, Rồi chà rửa chân tay, Ta đến lễ chồng ta. 411. Cầm theo lược trang liệu Thuốc xoa mắt gương nhỏ, Ta trang điểm chồng ta, Như thị tỳ hầu hạ. 412. Ta tự nấu dọn cơm, Ta tự rửa chén bát, Như Mẹ đối với con, Ta hầu chồng như vậy. 413. Như vậy phục vụ chồng, Với phục vụ tối thượng Dậy sớm không biếng nhác, Với tâm tư khiêm tốn, Với giới hạnh tốt đẹp, Nhưng chồng ác cảm ta. 414. Chồng ta nói Mẹ Cha, Xin phép con sẽ đi, Với I Xi Đa Xi, Con không thể sống chung, Cùng dưới một mái nhà, Con không thể cùng ở. 415. Chớ nói vậy, này con ! Vợ con người có trí, Thông minh, biết dậy sớm, Sao con không hoan hỷ. 416. Nàng không hại gì con, Nhưng con không bao giờ Có thể sống chung được Với I Xi Đa Xi Con ghét cay chán ngấy Xin phép, con sẽ đi. 417. Ðược nghe lời chồng nói, Cha Mẹ chồng hỏi con. Làm gì xúc phạm chồng ? Hãy thẳng thắn nói thật. 418. Con không xúc phạm gì ! Không hại, không mưu tính. Với lời nói khó chịu, Có thể làm gì được ? Tuy vậy chồng của con, Lợi ác cảm chống con. 419. Họ đưa ta về nhà, Nhà thân phụ của ta, Với tâm tư khổ não, Sửng sốt và bối rối Không muốn mất con trai, Họ muốn bảo vệ nó. Ôi, chúng ta bại trận, Bởi nữ thần may rủi. 420. Cha ta lại gả ta, Cho gia đình thứ hai, Một gia đình giàu có, Bằng lòng nửa số tiền Là tiền gả bán ta. 421. Ta chỉ sống một tháng, Trong gia đình vị ấy, Vị ấy trả lui ta, Dầu ta tận tụy làm, Chẳng khác người nô lệ, Không lỗi lầm có đức. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 20 ) : Phẩm XIV - Tập Ba Mươi Kệ : 71 / Trưởng Lão Ni Subhà ở Rừng Xoài của Jivaka ( Therì. 150 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), trong gia đình một Bà La Môn nổi tiếng. Nàng được đặt tên là Subhà và thân nàng rất tuyệt đẹp, nhất là về tay chân. Do vậy nàng được gọi là Subhà ( người đẹp ). Khi Bậc Ðạo Sư ở Ràjagaha ( Vương Xá ), nàng khởi được lòng tin và trở thành một nữ cư sĩ. Về sau, nàng lo nghĩ đến kiếp người, thấy sự nguy hiểm các dục lạc, và thấy được sự an tịnh trong nếp sống viễn ly. Nàng xuất gia với sự hướng dẫn của bà Mahàpajàpati, và phát triển thiền quán, nàng chứng được quả Bất lai. Một hôm, một thanh niên ăn chơi ở Ràjagaha, trong khi còn trẻ tuổi, đứng ở nơi vườn xoài ở Jivaka và thấy nàng đi vào rừng để nghỉ trưa. Nó chận đường nàng lại và xin thỏa mãn dục lạc. Nàng dạy cho nó biết, với nhiều bài kệ, sự nguy hiểm của dục lạc và sự lựa chọn của nàng về đời sống viễn ly, thuyết pháp cho chàng thanh niên ấy. Nhưng chàng thanh niên không có nghe nàng và vẫn đòi thỏa mãn các dục lạc. Vị Trưởng Lão Ni, không có dùng những lời khuyên nhủ của mình, thấy chàng ấy mê say con mắt của nàng, liền móc một con mắt của nàng và đưa con mắt ấy cho chàng và nói : “ Ðây là con mắt có tội của nàng “. Chàng thanh niên hoảng sợ, khủng khiếp và xin lỗi nàng. Nàng đi đến trước mặt Vị Ðạo Sư, và khi thấy Ngài, con mắt của nàng được chữa lành như cũ. Do vậy, trước mặt Thế Tôn, nàng cảm xúc rung động, hoan hỷ sung sướng. Bậc Ðạo Sư biết được tâm trạng của nàng, dạy nàng và giúp nàng đạt được quả vị cao nhất. Dằn lòng sự vui sướng của nàng, nàng phát triển thiền quán, chứng được quả A La Hán, với hiểu biết ý nghĩa và hiểu về pháp. Sau đó, an trú trong an lạc Niết bàn, nàng nghĩ đến những gì nàng chứng được và nói lên câu chuyện của nàng với chàng thanh niên ăn chơi bằng những câu kệ như sau : 366. Trong rừng xoài tươi đẹp, Của Ông Jivaka, Tỷ Kheo Ni Subhà, Ðang bộ hành đi tới, Có chàng trẻ ăn chơi Ngăn chặn Subhà lại Nàng nói lên người ấy Những lời nói như sau. 367. Ta đã xúc phạm gì, Ðể chàng đứng chận tôi ? Thật là không xứng đáng Ðể một người đàn ông Xúc phạm nữ xuất gia, Hỡi Hiền Giả, hiểu cho. 368. Bậc Tôn Sư ta dạy, Chính học pháp như vậy, Ðược Bậc Thiện Thệ thuyết, Là con đường thanh tịnh, Không có cấu uế nào. Sao chàng đứng chận ta. 369. Tâm ta thật thanh tịnh, Tâm người không thanh tịnh, Tâm người đầy tham ái, Ta không tham, không uế, Mọi nơi, ý giải thoát Sao chàng đứng chận ta ? 370. Nàng trẻ, không ác pháp, Nàng xuất gia làm gì ? Hãy bỏ áo Cà Sa ! Ðến, lạc hưởng rừng hoa. 371. Toàn hoa tỏa hương ngạt, Cây rưới bụi muôn hoa, Xem tuổi xuân tuổi trẻ, Là thời tiết hạnh phúc, Hãy đến thọ hưởng lạc Trong rừng nở trăm hoa. 372. Con đường dưới vòm hoa, Xào xạc gió lay động, Nàng được lạc thú gì, Khi một mình vào rừng. 373. Trú xứ chúng thú dữ, Vang tiếng voi rống dục, Rừng lớn trống không người, Nhiều hiện tượng hãi hùng, Nàng lại muốn đi vào, Không một ai bạn đường ? 374. Như búp bê vàng chói, Giống tiên nữ vườn trời, Nàng đắp vải Kàsi, Ðẹp mịn, sáng chói nàng. 375. Ta sống nô lệ nàng, Nếu nàng sống ở rừng, Không một sanh loại nào, Mà ta yêu hơn nàng, Hỡi nàng mắt dịu hiền, Như mắt Kin Na Rì. 376. Nếu nàng theo lời ta, Nàng sẽ được hạnh phúc, Hạnh phúc sống gia đình, Sống lâu đài che gió, Sống có các nữ nhân, Hầu hạ phục vụ nàng. 377. Mang lụa mịn Kàsi, Dùng vòng hoa, sáp đỏ, Ta làm nhiều trang sức, Vàng châu báu ngọc ngà. 378. Nàng leo lên giường quý, Gỗ chiên đàn, lỏi thơm, Che màn đẹp tinh sạch, Trải nệm mới lông dài. 379. Như sen vươn từ nước, Phục vụ cho phi nhân, Như vậy nàng Phạm hạnh, Sống toàn hảo đến già. 380. Ở đây là cái gì, Chàng xem là tuyệt diệu, Trong nghĩa địa ứ đầy, Tràn đầy những thân xác, Chàng được thấy cái gì, Trong thân xác hủy hoại, Khi chàng thốt ra lời, Si mê, vô ý thức ? 381. Chính mắt như sơn dương, Như Kinri giữa rừng, Ta thấy con mắt nàng, Dục lạc liền tăng trưởng. 382. Trong gương mặt không uế, Sáng chói như vàng ròng, Chẳng khác gì hoa sen, Ðặt chính giữa đài sen, Thấy con mắt của nàng, Lòng dục liền tăng trưởng. 383. Tuy xa ta vẫn nhớ, Lông mi dài tuyệt đẹp, Không gì ta yêu hơn, Mắt Kinri của nàng. 384. Chàng muốn dùng phi đạo, Tìm mặt trăng mà chơi, Muốn nhảy qua Mê Ru, Muốn tìm đến con Phật. 385. Trên đời này, cõi trời, Ta nay không tham ái. Ta không biết người ấy, Người ấy như thế nào, Ðường đạo đã giết sạch, Giết hại tận gốc rễ. 386. Quăng đi như hố than, Than hừng đang cháy đỏ, Ðánh giá như thuốc độc, Ðang xâm nhập đến thân, Ta không biết người ấy, Người ấy như thế nào, Ðường đạo đã giết sạch, Giết hại đến gốc rễ. 387. Hãy cám dỗ nữ nhân, Không có biết quán sát, Hay Ðạo Sư người ấy, Ðang còn phải học tập, Chàng mê hoặc người ấy, Làm hại được người ấy. 388. Còn ta đã chánh niệm, Ðối khen chê lạc khổ, Biết hữu vi bất tịnh, Bám chặt tư tưởng ấy. 389. Ta là đệ tử Ni, Của Bậc Đại Thiện Thệ, Ta đã dấn thân bước Trên đường đạo tám ngành, Mũi tên đã nhổ lên Không còn các lậu hoặc, Ta đi đến nhà trống, Tâm tư ta hoan hỷ. 390. Ta đã được thấy nó, Một búp bê khéo vẽ, Với trục quay gỗ mới, Khéo cột với dây que, Búp bê ấy nhảy múa, Nhiều điệu múa khác nhau. 391. Dây que ấy được rút, Mở lòng rời phân tán, Thành trống không, miếng nhỏ, Chỗ nào ý say đắm. 392. Thân ta ví dụ vậy, Không bộ phận không động. Không bộ phận, không động. Chỗ này ý say đắm. 393. Như thấy một bức vẽ, Tô màu đỏ trên tường, Cái thấy chàng đảo lộn, Vì trí người thiếu sót. 394. Ảo thuật xem tối thượng, Như cây vàng trong mộng, Mù lòa ngươi chạy theo, Cái trống không, không thực, Như cái trò múa rối, Ðược xem giữa quần chúng. 395. Mắt nàng như hòn bi, Ðặt lỗ trống của cây, Như những bong bóng nước, Ðầy dẫy những nước mát, Những con người đa dạng, Sanh ra những mủ ghèn. 396. Thiếu nữ đẹp tuyệt ấy, Với tâm không chấp trước, Bóc một con mắt nàng. Trao liền cho người ấy, Và nói hãy cầm lấy, Con mắt này của người. 397. Khi ấy tham liền diệt, Chàng khẩn cầu xin lỗi, Mong rằng Phạm hạnh ni, Ðược an ổn trở lại, Tôi sẽ không còn dám, Xâm phạm thế này nữa. 398. Hai hạng người thế này, Chẳng khác ôm lửa hừng, Tôi như nắm rắn độc, Mong an ổn tha thứ. 399. Thoát khỏi bị xúc phạm, Vị Tỷ Kheo Ni ấy, Từ đấy đi đến gần Bậc Giác Ngộ thù thắng, Thấy được tướng công đức, Tốt đẹp và thù thắng, Mắt của nàng hồi phục, Ðược trở lại như xưa. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 19 ) : Phẩm XIII - Tập Hai Mươi Kệ : 70 / Trưởng Lão Ni Subhà, Con Người Thợ Vàng ( Therì. 156 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), con gái một người thợ vàng. Vì nàng rất đẹp, nên được gọi là Subhà. Khi nàng đến tuổi trưởng thành, khi Đức Phật còn ở tại Ràjagaha, nàng đến yết kiến Ngài, khởi lòng tin tưởng, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Bậc Ðạo Sư biết được căn cơ tâm tư thuần thục của nàng, tùy theo ý nguyện của nàng, Ngài thuyết pháp cho nàng về ly Bốn sự thật và nàng chứng được quả Dự lưu. Về sau, nàng nhận thấy sự khó khăn sống trong gia đình, xin xuất gia dưới sự hướng dẫn của bà Mahàpajàpati Gotamì, hướng tâm đến con đường siêu thoát. Thỉnh thoảng, các bà con của nàng mời nàng trở lại với đời, nói lên sự hấp dẫn của đời. Một hôm nàng thuyết pháp cho bà con của nàng, nói lên những nguy hiểm của đời sống cư sĩ, và ở đời thuyết pháp cho họ với hai mươi bốn bài kệ như sau và chữa cho họ thoát khỏi bệnh tham vọng. Rồi nàng phát triển thiền quán, gột sạch các căn cuối cùng nàng chứng được quả A La Hán. Khi đã chứng quả A La Hán, nàng nói như sau : 338. Ta trước mặc áo trắng, Ðược nghe giảng Chánh pháp, Do ta không phóng dật, Chứng tri được chân lý. 339. Nhờ vậy đối mọi dục, Không còn tham muốn lớn, Thấy sợ hãi thân kiến, Ta mong muốn viễn ly. 340. Ta bỏ chúng bà con, Bỏ lao công, nô tỳ, Làng ruộng đất phì nhiêu, Khiến người thích hân hoan, Từ bỏ, ta xuất gia, Gia sản đâu có ít. 341. Nhờ diệu pháp khéo thuyết, Ra đi, với lòng tin, Ta không thể hy cầu Vật gì thuận gia sản Vàng bạc ta đã bỏ, Sao lại đi đến chúng ? 342. Vàng bạc không giác ngộ, Không làm người an tịnh, Không hợp hạnh Sa Môn, Không phải tài sản thánh. 343. Chính vàng hay bạc này Làm tham ái, đắm say, Làm con người ngu si, Làm tăng trưởng bụi trần, Nguy hiểm nhiều ưu não, Ðây, không gì trường cửu. 344. Ðây, loài Người tham đắm, Phóng dật, tâm uế nhiễm, Chống đối thù địch nhau Rộng đường đấu tranh nhau. 345. Giết hại, trói, tra tấn, Hao tài sầu, ưu tư Những ai chìm trong dục, Gặp phải nhiều tai họa. 346. Vì sao bà con ta Giống như kẻ thù ta, Lại trói buộc ta vào, Trong vòng các dục lạc, Hãy biết ta xuất gia, Vì thấy dục đáng sợ. 347. Bạc, vàng không có thể Ðoạn được các lậu hoặc, Các dục là thù địch, Sát nhân, chuyên giết hại, Chúng là kẻ oán thù, Là mũi tên, dây trói. 348. Vì sao bà con ta Giống như kẻ thù ta, Lại trói buộc ta vào Trong vòng các dục lạc, Hãy biết ta xuất gia, Cạo tóc đắp đại y. 349. Nuôi sống bằng đồ ăn, Tích lũy nhờ khất thực, Y áo được tác thành Với miếng vải lượm lặt Sống vậy, thích hợp ta, Cơ bản, sống không nhà. 350. Dục đại sĩ từ bỏ Dục loài Trời, loài Người, Trú an ổn, giải thoát Không dao động an lạc. 351. Chớ để ta đến dục, Trong dục, không an toàn, Dục, thù địch sát nhân Gây khổ, dụ đống lửa. 352. Ðường hiểm, đầy sợ hãi, Ðầy khổ hoạn, gai góc, Tham ái đường gập ghềnh, Hoang si mê rộng lớn. 353. Tai họa đầy hãi hùng, Các dục dụ đầu rắn, Kẻ ngu thích thú dục, Kẻ mù lòa phàm phu. 354. Chúng sanh chìm bùn đục, Những kẻ không thấy đời, Họ không có rõ biết, Sự chấm dứt sanh tử. 355. Loài Người vì nhân dục, Con đường đến ác thú, Phần nhiều đi đường ấy, Khiến tự ngã bệnh hoạn. 356. Như vậy dục sanh thù, Nung nấu, làm uế nhiễm, Dục thuộc về thể vật, Trói người vào tử vong. 357. Dục làm cho diên cuồng, Loạn ngôn tâm thác loạn, Làm uế nhiễm chúng sanh, Sắp rơi bẫy Ác ma. 358. Dục nguy hiểm không cùng, Nhiều khổ, thuốc độc lớn, Ngọt ít, tạo đấu tranh, Héo tàn ngày tươi sáng. 359. Ta quyết định như vậy, Không trở lui dục nhân, Tác thành điều bất hạnh, Luôn vui hưởng Niết bàn. 360. Quyết đấu tranh với dục, Chờ đợi, mát, lắng dịu, Sẽ sống không phóng dật, Ðoạn diệt kiết sử dục. 361. Ta đi theo đường ấy Ðường đại sĩ đi qua, Không sầu, không cấu uế, An ổn, thẳng, Tám ngành. 362. Hãy xem Subhà này, An trú trên Chánh pháp, Con gái một thợ vàng, Ðạt được không tham dục, Ngồi hành trì thiền định, Ở dưới một gốc cây. 363. Hôm nay, ngày mồng tám Từ khi nàng xuất gia, Với lòng đầy tin tưởng, Sáng chói chân Diệu pháp, Up Pa La Van Na, Huấn luyện giảng dạy nàng, Nàng chứng được Ba minh, Vượt qua được thần chết. 364. Nàng tự mình giải thoát, Không còn có nợ nần. Là Vị Tỷ Kheo Ni, Các căn được tu tập, Ly hệ mọi khổ ách, Việc cần làm làm xong, Ðối với các lậu hoặc, Nàng đoạn diệt hoàn toàn. 365. Sakka đến với nàng, Cùng với chúng Chư Thiên, Với thần thông diệu dụng, Chúng đảnh lễ Subhà, Nàng chỉ là con gái, Con một người thợ vàng, Nhưng nay là hội chủ, Của mọi loài chúng sanh. Vào ngày thứ tám, khi nàng đã thọ giới, nàng chứng quả A La Hán. Thế Tôn ngồi dưới một cành cây, nói lên bài kệ ( 362 - 364 ) để tán dương nàng và chỉ nàng cho Các Tỷ Kheo biết. Câu kệ cuối cùng do Các Tỷ Kheo thêm vào để tán dương Sakka đã đến đảnh lễ nàng. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 18 ) : Phẩm XIII - Tập Hai Mươi Kệ : 69 / Trưởng Lão Ni Sundàrì ( Therì. 153 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Benares ( Ba La Nại ), con cái của Sujata, một Bà La Môn. Vì thân nàng đẹp đẽ, nàng được gọi là Sundarì, khi nàng lớn, em trai nàng chết. Cha nàng quá đau khổ đi lang thang và gặp Trưởng Lão Ni Vasitthi. Khi Trưởng Lão Ni hỏi Cha nàng bị đau khổ gì, Cha nàng trả lời bằng hai câu kệ đầu. Ðể làm nhẹ bớt đau khổ, Trưởng Lão Ni nói hai câu kệ tiếp, và nói lên tâm trạng giải thoát khỏi đau khổ của nàng. Vị Bà La Môn hỏi làm sao Trưởng Lão Ni lại được giải thoát khỏi đau khổ như vậy. Vị Trưởng Lão Ni trả lời về Ba ngôi báu và quy y. Khi được biết Bậc Ðạo Sư nay ở Mithilà, Vị Bà La Môn đánh xe đến Mithilà, yết kiến Đức Phật. Ðức Phật thuyết pháp, Vị Bà La Môn khởi lòng tin, xin xuất gia, vào ngày thứ ba chứng quả A La Hán, sau khi tinh tấn, tinh cần phát triển thiền quán. Người đánh xe, đánh xe về nhà Bà La Môn và nói cho nữ Bà La Môn sự việc đã xảy ra. Sundarì nghe vậy, nàng xin Mẹ xuất gia. Bà Mẹ nói nay toàn thể tài sản đều thuộc của nàng, hãy thọ hưởng tài sản ấy. Sundarì nói tài sản không có nghĩa gì đối với nàng, nàng chỉ muốn xuất gia. Sau khi được Bà Mẹ bằng lòng, nàng bỏ cả tài sản như những vật vô giá trị. Nhờ tinh cần tinh tấn, nhờ chủng tử tốt lành, nhờ trí tuệ chín muồi, không bao lâu nàng chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp. Sống trong sự an lạc giải thoát, nàng nghĩ : “ Ta sẽ rống lên tiếng rống con sư tử trước mặt Bậc Ðạo Sư ! “. Sau khi xin phép Bậc Thầy của mình nàng rời khỏi Benares, với một số đông Tỷ Kheo Ni, và cuối cùng đến Sàvatthi, yết kiến Đức Phật, đảnh lễ Ngài rồi đứng một bên. Nàng nói lên chánh trí của nàng, xem nàng như là con gái sanh ra từ miệng Đức Bổn Sư. Và tất cả bà con nàng, bắt đầu từ Mẹ nàng và các người hầu cận đều xuất gia. Suy nghĩ đến quả chứng của mình và dùng lời tuyên bố của người Cha, nàng nói lên sự phấn khởi của nàng như sau : Sujàta : 312. Hỡi nữ Bà La Môn, Những con nàng đã chết, Trong thời gian quá khứ, Thần chết ăn nghiến chúng, Cả ngày và cả đêm Khổ đau nung nấu nàng. 313. Nay có đến bảy con Bị thần chết vồ lấy, Nhưng này Vàsitthi Chính vì lý do gì ? Nàng không bị đau khổ, Não hại và nung nấu ? Vàsitthi : 314. Nhiều trăm con trai ta Hàng trăm chúng bà con, Ðã bị thần chết ăn, Của ta và của ngươi ! 315. Ta biết đường giải thoát, Khỏi sanh và khỏi chết, Ta không sầu, không khóc, Ta không bị nung nấu. Sujàta : 316. Hỡi nàng Vàsitthi Vi diệu thay, lời người ! Nàng biết pháp của ai, Nàng nói được như vậy ? Vàsitthi : 317. Hỡi này, Bà La Môn, Bậc Chánh Ðẳng Giác này, Ở thành Mithìla, Ngài thuyết cho hữu tình, Chánh pháp thật vi diệu, Ðoạn tận mọi khổ đau ! 318. Hỡi này Bà La Môn, Ta nghe La Hán ấy, Thuyết pháp không sanh y, Ở đây nhờ hiểu rõ Ta biết pháp vi diệu Sầu vì con quét sạch. Sujàta : 319. Con sẽ đi ngay đến Thành phố Mithìla ! Mong Bậc Thế Tôn ấy, Giúp con thoát mọi khổ, Bà La Môn thấy Phật, Bậc Giải Thoát mọi khổ. 320. Bà La Môn thấy Phật, Bậc giải thoát vô sanh Bậc Mâu Ni, vượt khổ Thuyết pháp cho Vị ấy. 321. Thuyết khổ, khổ tập khởi, Vượt qua sự đau khổ, Thuyết Thánh đạo tám ngành, Con đường lắng dịu khổ. 322. Ở đây, hiểu Diệu pháp, Hoan hỷ chọn xuất gia, Sujàta ba đêm, Chứng đạt được Ba minh. 323. Hãy đi, người đánh xe, Ðánh xe này về nhà, Chức nữ Bà La Môn, Ðược sức khỏe, không bệnh, Và nói Vị Phạm Chí Nay đã xuất gia rồi, Sujàta ba đêm, Chứng đạt được Ba minh. 324. Người đánh xe lấy xe, Cùng với ngàn đồng tiền, Chức nữ Bà La Môn, Ðược sức khỏe, không bệnh Và nói Vị Phạm Chí, Nay đã xuất gia rồi, Sujàta ba đêm Chứng đạt được Ba minh. Mẹ của Sundarì : 325. Hỡi này người đánh xe, Xe ngựa, ngàn tiền này, Khi nghe Vị Phạm Chí Ðã đạt được Ba minh, Ta cho người đầy bát Cả xe và ngàn tiền. 326. Hỡi nữ Bà La Môn ! Hãy giữ lại cho người, Xe ngựa và ngàn tiền, Tôi sẽ đi xuất gia, Sống thân cận gần gũi Bậc Trí Tuệ tối thắng. 327. Voi, trâu bò và ngựa, Châu báu và vòng vàng, Những gì làm gia tài, Trở nên giàu có này, Cha con đã xuất gia, Ðã bỏ lại tất cả…. Này con Sundarì, Con thừa tự gia đình, Hãy thọ hưởng tài sản, Của đại gia đình này, 328. Voi, trâu bò và ngựa, Châu báu và vòng vàng, Những gì làm gia tài, Trở nên cám dỗ nàng; Sầu khổ vì đứa con, Cha con đã xuất gia, Ðã từ bỏ tất cả Gia sản sự nghiệp này, Con nay sẽ xuất gia, Sầu khổ vì anh con 329. Hỡi này Sundarì Nếu đấy ước nguyện con, Mong rằng tâm tư ấy, Ðược thành tựu viên mãn; Nuôi sống bằng đồ ăn, Tích lũy nhờ khất thực, Y áo được tác thành, Với miếng vải lượm lặt, Những nếp sống như vậy, Ðược thành tựu viên mãn, Khiến lậu hoặc đoạn tận, Trong thế giới đời sau. Sundarì : 330. Kính thưa Trưởng Lão Ni, Con đã học, tu tập, Thiên nhãn được thanh tịnh, Con biết các đời trước, Tại chỗ con được sống, Trước kia như thế nào. 331. Nhờ Ni Sư, con được Ôi, bạn lành của con ! Bậc sáng chói tốt đẹp, Trong Chúng Trưởng Lão Ni ! Ba minh đã chứng đạt, Lời Phật dạy, làm xong. 332. Ni Sư hãy cho phép Con đi đến Xá Vệ ! Con sẽ rống vang lên, Tiếng rống con sư tử ! Trước mặt Bậc Giác ngộ, Phật Đà, bậc tối thượng. 333. Hỡi này Sundarì, Nàng thấy Bậc Ðạo Sư, Màu da, sắc màu vàng, Như vàng ròng sáng chói ! Bậc Chánh Ðẳng, Chánh giác, Không điều gì sợ hãi, Bậc đã điều phục được, Kẻ chưa được điều phục. 334. Ðang đi đến trước Ngài, Ngài thấy Sundarì ! Ly tham không hệ lụy, Giải thoát, không sanh y, Ðã làm việc phải làm, Không còn các lậu hoặc. 335.Từ thành Ba La Nại ! Con đã bước ra đi ! Con đến Bậc Ðại Hùng. Con là Sundarì, Con chính đệ tử Ngài ! Con đảnh lễ chân Ngài. 336. Ngài là Bậc Giác Ngộ ! Ngài là Bậc Ðạo Sư ! Con là con gái Ngài Ôi Bậc Bà La Môn ! Con sanh từ miệng Ngài ! Ðã làm việc phải làm, Không còn có lậu hoặc, Con là Sundarì 337. Hiền Nữ, Ta mừng con Ðường còn lại, không xa ! Như vậy, Bậc Tự điều, Ðảnh lễ chân Ðạo Sư ! Bậc ly tham, ly hệ, Không hệ lụy trói buộc, Ðã làm việc phải làm, Không còn các lậu hoặc. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 17 ) : Phẩm XIII - Tập Hai Mươi Kệ : 68 / Trưởng Lão Ni Càpà ( Therì. 151 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở xứ Vankahàra, trong làng những người thợ săn đặt bẫy mồi, con người chủ thợ săn và được đặt tên là Càpà. Trong lúc ấy, Upaka một ẩn sĩ khổ hạnh, gặp Đức Bổn Sư khi Ngài đi từ Bồ đề đạo tràng đến Ba La Nại để chuyển pháp luân và hỏi Ngài : “ Này Ngài, hình như Ngài được dồi dào sức khỏe. Da của Ngài thật trong sáng. Này Ngài, Ngài từ ai xuất gia ? Vị Ðạo Sư của Ngài là ai ? Hay Ngài tin tưởng giáo lý gì ? “. Và Bậc Ðạo Sư trả lời như sau : Ta chinh phục tất cả, Mọi sự việc, Ta biết, Sống giữa vật không nhiễm, Ta từ bỏ tất cả, Mệnh chung, ác đoạn tận Kiến thâm sâu, Ta chứng, Ta chỉ ai cho ông, Ta không có Bổn Sư, Trên đời đứng một mình, Không ai sánh bằng Ta. Nay Ta đang đi đến, Thành phố Ba La Nại, Ðể vận chuyển Pháp luân, Quay bánh xe Chánh pháp Thức tỉnh và hướng dẫn, Quần chúng đang mê muội, Ðánh tiếng trống bất tử, Rưới cam lồ giải thoát. Vị ẩn sĩ, biết được sự giác ngộ và sứ mệnh của Ngài nên nói : “ Này Ngài, mong rằng sự việc sẽ như Ngài nói, Ngài xứng đáng là Bậc chiến thắng bất diệt ”. Rồi Upaka đi con đường tắt đến Vankahara, và sống gần chỗ các người thợ săn. Người chủ thợ săn lo cung phụng cho Upaka. Một hôm, người chủ đoàn thợ săn đi bắn xa với các con trai và anh em, bảo Càpà lo cúng dường cho Upaka. Nhưng Càpà rất đẹp và khi Upaka đến tại nhà để khất thực, Upaka mê say sắc đẹp của nàng, đến nỗi ăn không được, phải đem thức ăn về nhà và nguyện thà chịu chết nếu không lấy được Càpà. Sau bảy ngày, người chủ thợ săn trở về hỏi Vị A La Hán của mình ở đâu, và được biết Upaka chỉ đến nhà mình một lần đầu rồi thôi không đến nữa. Người thợ săn tìm kiếm đến Upaka và Upaka than khóc thú nhận sự đắm say của mình. Người thợ săn hỏi Upaka có biết nghề gì không, Upaka trả lời là không và chịu đi lượm các loài chim thú bị bắt được và đem bán. Người thợ săn bằng lòng cho Upaka một cái áo khoác ngoài đưa về nhà và gả Càpà cho. Sau một thời gian Càpà sanh được một người con trai và đặt tên là Subhadda. Khi đứa con khóc, Càpà liền hát lên như sau để chế nhạo chồng mình : “ Con của Upaka ! Con của vị ẩn sĩ ! Con kẻ bán đồ săn ! Chớ khóc, chớ khóc này con “. Cuối cùng Upaka tức quá trả lời : “ Này Càpà, đừng nghĩ rằng không có ai che chở cho ta ! Ta có một người bạn, một Vị chiến thắng bất diệt, ta sẽ đến với người bạn ấy “. Càpà biết chồng mình tức giận, nhưng vẫn trêu chọc chồng mình, cho đến một hôm Upaka cương quyết ra đi. Nàng cố cản ngăn nhưng không được và cuối cùng Upaka ra đi để gặp Thế Tôn ở Sàvatthi. Thế Tôn dặn Các Tỷ Kheo khi nào có ai đến hỏi : “ Vị chiến thắng bất diệt ở đâu ? “ thời đưa người ấy vào gặp Đức Phật. Khi Upaka đến tịnh xá và hỏi : “ Vị chiến thắng bất diệt ấy ở đâu ? “. Các Tỷ Kheo đưa Upaka đến gặp Đức Phật. Ðức Phật cho Upaka xuất gia và cuối cùng Upaka chứng được quả Bất lai. Sau khi mạng chung Upaka được sanh lên cõi Trời Aviha, và khi tái sanh, Upaka chứng được quả A La Hán. Còn Càpà, đau buồn vì chồng bỏ đi, giao con lại cho ông ngoại đi theo Upaka, xin được xuất gia và chứng được quả A La Hán và lấy bài kệ của Upaka, hợp chung với bài kệ của mình, nàng nói lên sự phấn khởi của mình : Upaka nói : 291. Ta trước tay cầm gậy, Nay ta thành thợ săn, Sa lầy đầm khốn cùng, Ta không đến bờ kia. 292. Càpà chọc đứa con, Mỉa mai ta say đắm, Chặt trói buộc Càpà, Ta nay đã xuất gia. Càpà nói : 293. Chớ có tức giận em, Hỡi Bậc đại chiến thắng, Chớ có tức giận em, Hỡi bậc đại ẩn sĩ, Kẻ bị giận chi phối, Khổ hạnh khó thanh tịnh. 294. Ta sẽ rời Nàlà ! Ai ở lại Nàlà, Khi nếp sống đúng pháp, Tại đấy Vị Sa Môn, Bị sắc đẹp nữ nhân, Trói buộc vào quyến rũ. 295. Hãy trở lui thưa chàng, Chàng mắt đen của thiếp, Hãy hưởng thọ dục lạc, Như trước chàng đã hưởng, Thiếp xin phục tùng chàng, Lại còn bà con thiếp. 296. Này Càpà phần tư, Ðiều nàng đã nói lên, Ðôi kẻ say mê nàng, Có thể thành lớn mạnh. 297. Chàng mắt đen của thiếp, Thiếp chẳng đẹp hay sao, Như cây lựu nẩy mầm, Nở hoa trên đầu núi, Như giây leo giăng hoa, Hay như bông thổi kèn, Trong nội địa hoang đảo, Hãy nhìn sắc đẹp thiếp. 298. Ướp thơm với mùi hương, Hương chiên đàn đỏ thắm, Thiếp mang lụa Kàsi, Lụa Kàsi tối thượng, Thiếp đẹp như thế này, Sao chàng bỏ rơi thiếp. 299. Như thợ săn bắt chim, Muốn dùng mồi bắt chim, Dầu bủa giăng sắc đẹp, Nàng không trí ta được ! 300. Còn quả con trai này, Do chàng sanh ra thiếp, Chàng mắt đen của thiếp, Sao chàng lại từ bỏ, Ðứa con trai của thiếp, Ðứa con trai của chàng. 301. Bậc trí bỏ con trai, Bỏ bà con, tài sản, Bậc Đại Hùng xuất gia, Như voi biết trói buộc. 302. Con trai này của chàng, Nay thiếp dùng gậy dao, Ðánh ngã nó trên đất, Hãy tự cứu cho chàng, Vì sầu muộn đứa con, Chàng không thể bỏ đi. 303. Nếu nàng quăng con trai Cho chó sói, loài chó, Kẻ sanh con trai ta, Không động lòng trắc ẩn, Nàng sẽ không làm được, Khiến ta trở lui lại. 304. Nay mong chàng tốt lành, Chàng mắt đen của thiếp ! Chàng sẽ đi đến đâu ? Làng nào, thị trấn nào, Chàng đi thành phố nào ? Chàng đi kinh đô nào ? 305. Xưa đời sống chúng tôi, Tổ chức thành đồ chúng ! Không phải là Sa Môn, Chúng tôi tưởng Sa Môn ! Chúng tôi sống bộ hành, Làng này qua làng khác, Sống trong những thành phố, Cũng như tại thủ đô. 306. Nay thật Thế Tôn này, Dọc bờ sông Ni Liên, Ngài thuyết giảng Chánh pháp, Cho các loài hữu tình, Ðoạn tận mọi khổ đau, Ta nay đi đến Ngài, Ngài sẽ là Ðạo Sư, Ðạo Sư của chúng ta. 307. Nay chàng đi đảnh lễ, Bậc Thế Tôn vô thượng ! Ði hữu nhiễu quanh Ngài ! Dâng Ngài lòng cung kính. 308. Càpà, như nàng nói ! Lợi ích cả hai ta ! Nay ta thay mặt nàng, Lễ Thế Tôn vô thượng, Ði hữu nhiễu quanh Ngài, Ta dâng lòng cung kính. 309. Rời Kàla ra đi, Dọc sông Ni Liên Thiền, Thấy Bậc Chánh Ðẳng Giác, Thuyết pháp đạo bất tử. 310. Thuyết khổ, khổ tập khởi ! Vượt qua sự dau khổ, Thuyết đường Thánh tám ngành, Ðưa đến khổ tịnh chỉ. 311. Ðảnh lễ chân Ngài xong, Hữu nhiễu quanh Ngài xong, Trình lên lời ước nguyện, Của Càpà vợ chàng ! Rồi chàng xin xuất gia, Sống đời không gia đình, Chứng đạt được Ba minh, Làm xong lời Phật dạy. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Ni Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 16 ) : Phẩm XIII - Tập Hai Mươi Kệ : 66 / Trưởng Lão Ni Ambapàlì ( Therì. 147 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh dưới một gốc cây xoài trong vườn Vua Vesàli và được gọi là Ambapàli. Nàng rất đẹp nên đến khi lớn lên nhiều vương tôn công tử cạnh tranh để chiếm đoạt nàng. Về sau để tránh những cạnh tranh ấy và cũng do nghiệp lực của nàng, nàng trở thành một kỹ nữ. Vì lòng tin đối với Bậc Bổn Sư, nàng xây dựng một tinh xá trong ngôi vườn của nàng và cúng cho Đức Phật và Chúng Tăng. Khi nàng nghe con nàng, tức là Trưởng Lão Vimalakondanna thuyết pháp, nàng triển khai thiền quán về lý vô thường, như thân nàng, chứng Tam minh và nàng nói lên những bài kệ sau đây : 252. Ðen như sắc con ong, Tóc dài ta khéo uốn, Nay biến đổi vì già, Như vải gai, vỏ cây, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 253. Thơm như hộp ướp hương, Ðầu ta đầy những hoa, Nay biến đổi vì già, Hôi như lông con thỏ, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 254. Như rừng khéo vun trồng, Lược kim tu chói sáng, Nay biến đổi vì già, Tóc lơ thơ rơi rụng, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật 255. Trang điểm với bện tóc, Sáng chói nữ trang vàng, Tóc mềm mại êm dịu, Thơm ngát với mùi hương, Nay biến đổi vì già, Rơi rụng đầu sói trọc, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 256. Trước lông mày của ta, Chói sáng khéo tô vẽ, Nay biến đổi vì già, Nhăn nheo, rơi suy sụp, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 257. Mắt ta xanh và dài, Sáng đẹp như châu báu, Nay biến đổi vì già, Hư hại không chói sáng, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 258. Lỗ mũi mềm và thon, Sáng chói và trẻ măng, Nay biến đổi vì già, Héo khô và tàn tạ, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 259. Trước tai ta sáng chói, Như vàng vòng khéo làm, Nay biến đổi vì già, Nhăn nhiu chảy xệ xuống, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 260. Trước răng ta sáng chói, Như búp nụ chuối hoa, Nay biến đổi vì già, Bể gãy vàng như lúa, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 261. Ngọt là giọng nói ta, Như chim cu hót rừng, Nay biến đổi vì già, Tiếng bể bị đứt đoạn, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 262. Trước cổ ta chói sáng, Mềm đầy đặn nhu nhuyến, Nay biến đổi vì già, Nhiều ngấn và khô cằn, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 263. Trước cánh tay của ta, Sáng như hai cột tròn, Nay biến đổi vì già, Như hoa kèn yết ớt, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 264. Trước bàn tay của ta, Mềm mại như cành hoa, Sáng như nữ trang vàng, Nay biến đổi vì già, Như rễ cây khô cằn, Nhăn nhiu và thô nhám, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 265. Trước vú ta sáng chói, Căng thẳng và tròn đầy, Nay biến đổi vì già, Trống rỗng treo lủng lẳng, Như da không có nước, Trống không, không căng tròn, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 266. Trước thân ta chói sáng, Như giáp vàng đánh bóng, Nay biến đổi vì già, Ðầy vết nhăn nhỏ xíu, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 267. Trước bắp vế của ta, Sáng chói như vòi voi, Nay biến đổi vì già, Giống như những ống tre, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 268. Trước ống chân của ta, Mềm mại như vòng vàng, Nay biến đổi vì già, Chẳng khác gậy cây mè, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 269. Trước chân ta chói sáng, Với lông mềm như bông, Nay biến đổi vì già, Nứt nẻ đầy đường nhăn, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. 270. Thân này là như vậy, Nay già chứa nhiều khổ, Ngôi nhà đã cũ kỹ, Vôi trét tường rơi xuống, Ðúng như lời giảng dạy, Của Bậc nói sự thật. Và Vị Trưởng Lão Ni, thấy được những hình tướng vô thường trên thân của mình, nhận thức được tánh vô thường của ba giới : Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tâm tư quán triệt tánh Vô thường, Khổ, Vô ngã, và phát triển tuệ quán trên con đường tu tập chứng được quả A La Hán. 67 / Trưởng Lão Ni Rohinì ( Therì. 150 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Vesali trong nhà một phú gia Bà La Môn và được đặt tên là Rohinì ( con bò đỏ, nâu ). Ðến tuổi trưởng thành, khi Đức Phật còn ở Vesali, nàng đến nghe pháp, chứng được quả Dự lưu. Rồi nàng giảng pháp cho Cha Mẹ, Cha Mẹ chấp nhận pháp và cho phép nàng xuất gia. Nàng khai triển thiền quán và không bao lâu chứng quả A La Hán với hiểu biết về nghĩa và về pháp. Suy tư đến một cuộc đàm thoại về pháp với Phụ Thân, khi nàng mới chứng quả Dự lưu, nàng nói lên sự phấn khởi của nàng với những bài kệ sau đây về nội dung cuộc đàm thoại : 271. Nàng chỉ cho ta thấy, Ðây là một Sa Môn, Nàng thức ta tỉnh dậy, Ðây là một Sa Môn, Nàng khen tặng Sa Môn, Muốn thành nữ Sa Môn. 272. Nàng tìm cho Sa Môn Rất nhiều đồ ăn uống, Này hỡi, Rô Hi Ni, Sao nàng quý Sa Môn ? 273. Họ nhác không thích làm, Sống với đồ người cho, Họ ham lợi thích ngọt, Sao nàng quý Sa Môn ? 274. Cha thân đã lâu rồi, Cha hỏi về Sa Môn, Con sẽ tán thán họ Tuệ giới hạnh tinh cần. 275. Họ thích làm không nhác, Họ làm việc tối thắng, Họ trừ bỏ tham sân, Vì vậy con quý họ. 276. Ba cội gốc điều ác, Họ quét sạch thanh tịnh, Mọi điều ác đoạn tận, Vì vậy con quý họ. 277. Thân nghiệp họ trong sạch, Khẩu nghiệp họ cũng vậy, Ý nghiệp họ trong sạch, Do vậy con quý họ. 278. Không cấu uế giải thoát, Như vỏ ốc trong sạch, Trong sạch cả bên trong, Trong sạch cả bên ngoài, Công đức họ trắng tinh, Do vậy con quý họ. 279. Nghe nhiều thọ trì pháp, Mạng sống đúng Chánh pháp, Họ thuyết nghĩa thuyết pháp, Do vậy con quý họ. 280 - 281. Nghe nhiều thọ trì pháp, Mạng sống đúng Chánh pháp, Nhứt tâm giữ chánh niệm, Lời sáng suốt khiêm nhường Họ chấm dứt đau khổ, Do vậy con quý họ. 282. Từ làng họ ra đi, Không nhìn ngó vật gì, Họ đi không mong chờ, Do vậy con quý họ. 283. Không tìm cầu kho tàng, Không kho chứa, kho cất, Họ tầm cầu cứu cánh, Do vậy con quý họ. 284. Họ không nắm giữ tiền, Không nắm vàng, nắm bạc, Họ sống với hiện tại, Do vậy con quý họ. 285. Từ gia đình quốc độ, Họ xuất gia khác nhau, Nhưng họ thương kính nhau, Do vậy con quý họ. 286. Hỡi này Rô Hi Ni, Nàng sanh trong gia đình, Nàng đem lại hạnh phúc, Cho gia đình chúng tôi, Nàng tin Phật, Pháp, Tăng, Lòng tín kính sắc bén. 287. Nàng biết rõ cái này, Là ruộng phước vô thượng, Chúng tôi cùng tín kính, Các Vị Sa Môn này, Tế đàn thiết lập đây, Ðối với tôi rất lớn. 288. Nếu Cha sợ đau khổ, Nếu Cha không thích khổ, Hãy quy y Phật Đà, Quy y Pháp và Tăng, Hãy chấp nhận giới đức, Cha sẽ được hạnh phúc. 289. Tôi quy y Phật Đà, Quy y Pháp và Tăng, Tôi chấp nhận Giới Luật, Tôi sẽ được hạnh phúc. 290. Lúc trước ta chỉ là, Bà con của Phạm Thiên, Nay ta thật chính là, Một Vị Bà La Môn, Ta chứng đạt Ba minh, Ðược an toàn yên ổn, Ba Vệ đà chứng ngộ, Ta tắm rửa thật sạch. Và Vị Bà La Môn sau khi thọ quy y và các giới, xin xuất gia và chứng quả A La Hán. Nghĩ đến sự chứng quả của mình, Vị này nói lên những câu kệ cuối cùng để tỏ lộ sung sướng của mình. ............
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 30 ) : Chương IV - Phẩm Bốn Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 192 / Tôn Giả Dhammika ( Thera. 35 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Kosala, tên là Dhammika. Khi Jetavana ( Kỳ Viên ) được dâng cúng, Ngài khởi lòng tin, và xuất gia. Sống tại một tinh xá ở làng, Ngài cảm thấy bất mãn và khó chịu đối với các công việc các Tỷ Kheo đến tinh xá. Do vậy các Tỷ Kheo đều bỏ đi và Ngài làm chủ một mình một ngôi tinh xá. Một cư sĩ báo cáo sự việc lên Bậc Ðạo Su, Bậc Ðạo Sư cho gọi Ngài lên để giải thích. Theo lời các Tỷ Kheo yêu cầu, Ngài nói lên những bài kệ như sau : Pháp che chở hộ trì, Người hành trì Chánh pháp, Pháp đem lại an lạc, Cho người khéo hành pháp, Ðây là những lợi ích, Khi pháp khéo hành trì, Người hành trì Chánh pháp, Không đi xuống ác thú. Cả hai pháp, phi pháp, Kết quả không giống nhau; Phi pháp, dẫn địa ngục, Pháp đưa đến cõi lành. Do vậy, đối Chánh pháp, Khởi ý muốn hành trì, Tâm tư sanh hoan hỷ, Khéo thiện lai như vậy. Vững trú trên Chánh pháp, Ðệ tử Bậc Thiện Thệ, Sáng suốt tiến bước lên, Quy y Bậc tối thượng. Phá vỡ cội ung nhọt, Nhổ lên lưới ái triền, Luân hồi được đoạn tận, Không còn có sanh y, Như trăng vào ngày rằm, Trong đêm thanh trong sáng. Khi Thế Tôn dạy ba bài kệ trên, Dhammika trên chỗ ngồi phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Ðể nói lên quả chứng của mình cho bậc Ðạo Sư rõ, Ngài nói lên bài kệ cuối cùng để nói lên chánh trí của Ngài. 193 / Tôn Giả Sabbaka ( Thera. 35 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi trong một gia đình Bà La Môn, Ngài nghe Thế Tôn thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lựa chọn một đề tài để thiền quán, Ngài đi đến tinh xá Lonagiri, trên bờ sông Ajakaranì và tại đấy, sau một thời gian chứng quả A La Hán. Ði đến Sàvatthi để yết kiến bậc Ðạo Sư, Ngài ở lại một thời gian và được bà con đón tiếp. Sau khi khuyên các bà con quy y và giữ giới, Ngài muốn trở về chỗ cũ. Các bà con yêu cầu Ngài ở lại để được bà con cúng dường, nhưng Ngài nói cho họ rõ vì sao Ngài đến đây, và sự ưa thích đời sống độc cư. Ngài nói lên bài kệ tán thán trú xứ của Ngài : Khi ta thấy con cò, Trương đôi cánh trắng tinh, Sợ hãi đám mây đen, Tìm chỗ kín ẩn nấp; Khi ấy chính con sông, Ajakaranì, Ðem hoan hỷ cho ta. Khi ta thấy con cò, Trương đôi cánh trắng sạch, Sợ hãi đám mây đen, Tìm hang để ẩn nấp, Nhưng tìm không có thấy. Khi ấy chính con sông, Ajakaranì, Ðem hoan hỷ cho ta. Ai lại không thích thú, Khi thấy ở tại đây, Trên cả hai dãy bờ, Có hàng cây Jambu, Làm chói sáng bờ sông, Sau lưng cái hang lớn. Hãy nghe những con nhái, Khéo thoát những đàn rắn, Kêu lên niềm hoan hỷ, Với tiếng kêu nhẹ nhàng: Nay không phải là thời, Buông thả với suối rừng, Thật an ổn con sông Ajakaranì, Thoải mái và yên lành, Thật an vui thích thú ! Rồi các bà con thuận để Ngài đi. Vì Ngài thích sống nhàn tịnh, đây trở thành lời tuyên bố chánh trí của Ngài. 194 / Tôn Giả Mudita ( Thera 36 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình thường dân và được đặt tên là Mudita. Khi Ngài đến tuổi trưởng thành, dòng họ Ngài vì một vài nguyên nhân, bị Vua chống đối Mudita, quá sợ Vua nên bỏ chạy, đi vào rừng và sống gần trú xứ của một Trưởng Lão đã chứng quả A La Hán. Vị này thấy Ngài quá sợ hãi, bảo Ngài chớ có sợ. Ngài hỏi cần phải bao nhiêu thời gian mới khỏi tai nạn, Vị A La Hán nói cần phải bảy hay tám tháng, Ngài nói Ngài không thể đợi lâu như thế nên xin xuất gia. Vị Trưởng Lão cho phép Ngài được xuất gia. Ngài xuất gia, học đạo, khởi lòng tin, không còn sợ hãi nữa, và tu tập thiền quán. Chưa chứng được quả A La Hán, Ngài nguyện không rời khỏi tinh xá cho đến khi chứng quả và cuối cùng Ngài đã thành công. Sau đó, Ngài sống trong an lạc giải thoát, các Tỷ Kheo đồng Phạm hạnh hỏi Ngài làm sao Ngài thành đạt được chí nguyện, Ngài nói lên kinh nghiệm của Ngài trong những bài kệ như sau : Ðể cứu mạng sống ta, Ta xuất gia tu hành, Ta được thọ đại giới, Nhờ vậy được lòng tin, Ta kiên trì tinh tấn, Hăng hái ta tiến bước. Dầu thân này hủy hoại, Từng miếng thịt tiêu mòn, Ðầu khớp xương hai gối, Ống chân làm ta ngã. Ta sẽ không ăn uống, Không ra ngoài tinh xá, Ta sẽ không nằm xuống, Không nằm một bên hông, Nếu mũi tên tham ái, Chưa được rút nhổ lên. Hạnh ta sống như vậy : Hãy nhìn ta tinh cần, Ba minh ta đạt được, Lời Phật dạy làm xong. Chương V - Phẩm Năm Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 195 / Tôn Giả Ràjadatta ( Thera. 37 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình của những người lữ hành, Cha Mẹ gọi Ngài là Ràjadatta ( Vua ban cho ), vì rằng sinh được Ngài là nhờ Cha Mẹ cầu nguyện Vesavana, một Vị Thiên thần hư không. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài một lần dẫn năm trăm cỗ xe hàng hóa đến Ràjagaha ( Vương Xá ); tại đấy Ngài tiêu tất cả tiền, tiêu một ngàn đồng cho một kỹ nữ đẹp, đến nỗi Ngài hết cả tiền, không có đủ ăn, phải đi lang thang trong đói khổ. Rồi Ngài đến tinh xá Trúc Lâm ( Veluvana ) với các cư sĩ khác, tại đấy Bậc Ðạo Sư đang thuyết pháp với một thính chúng rất lớn. Rồi Rajadatta, ngồi ở phía ngoài thính chúng nghe, khởi lòng tin và xuất gia. Thực hành hạnh đầu đà, Ngài sống trong một nghĩa địa. Rồi một nhà lữ hành khác cũng tiêu hết một ngàn đồng cho người kỳ nữ, nhưng trên tay người này có một chiếc nhẫn rất có giá trị và người kỹ nữ thèm muốn lấy chiếc nhẫn. Nàng cho người đánh cắp. Nhưng người hầu hạ của người lữ hành tin cho cảnh sát biết, đến lục soát nhà nàng giết nàng và quăng thân nàng trong nghĩa địa. Trưỏng Lão Rajadatta, đang đi tìm một đối tượng để quán tưởng, thấy được thi hài của người kỹ nữ. Ngài tập trung tư tưởng, nhưng các phần thi hài nàng chưa bị chó hay chó rừng ăn, làm Ngài dao động và chi phối Ngài. Ngài lấy làm ảo não buồn phiền, lánh xa đi một lúc rồi lại bắt đầu tự mình khích lệ, tu thiền, phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Rồi suy tư trên thành công của mình, cảm thấy hoan hỷ phấn khởi, Ngài nói : Một Tỷ Kheo đi đến Tại một bãi tha ma, Thấy thân một đàn bà, Bị quăng tại chỗ ấy, Vất bỏ trong nghĩa địa, Làm mồi cho sâu ăn. Có kẻ sinh nhàm chán, Thấy thân chết khốn nạn, Trong ta, dục tham hiện, Như mù, ta bị trói. Mau hơn cơm sôi trào, Chỗ ấy, ta đi thoát, Chánh niệm, ta tỉnh giác, Ta đến, ngồi một bên. Rồi ta tự ý tác, Như lý khởi tư duy, Các hiểm nguy hiển lộ, Nhàm chán ta an trú. Và tâm ta giải thoát, Thấy Pháp nhĩ là vậy, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy làm xong. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 29 ) : Chương IV - Phẩm Bốn Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 186 / Tôn Giả Nandaka ( Thera. 33 ) : Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình có gia tộc, và được gọi là Nandaka. Ngài xuất gia, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, và phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó khi đang sống trong an lạc giải thoát, Ngài được Bậc Ðạo Sư dạy thuyết pháp cho các Tỷ Kheo Ni và khiến cho năm trăm Vị chứng quả A La Hán. Ðức Phật ấn chứng cho Ngài là “ Vị khuyến giáo Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni đệ nhất “. Rồi một ngày kia, khi đi khất thực ở Sàvatthi, một nữ nhân trước kia lập gia đình với Ngài, thấy Ngài và cười lớn tiếng với một tâm bất chánh. Vị Trưởng Lão thấy hành động của nàng liền dạy cho nàng về thân thể bất tịnh, với những bài kệ sau : Gớm thay, vật hôi thối ! Ðầy sắc mùi hôi tanh, Vật sở hữu của ma, Chảy nhiều dòng nước, Thân này có chín dòng, Luôn luôn được tuôn chảy. Chớ khinh miệt cổ nhân ! Chớ xúc phạm Như Lai, Họ không tham Thiên giới, Còn nói gì cõi người. Kẻ ngu, thiếu trí tuệ, Tà ý, si bao phủ, Kẻ ấy đầy tham đắm, Bị ma quăng dây trói. Những ai đã thoát ly, Tham, sân và vô minh, Ðây họ không tham đắm, Dây cắt, không trói buộc. 187 / Tôn Giả Jambuka ( Thera. 34 ) : Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình rất nghèo. Như trong đời trước, Ngài dùng phân làm đồ ăn, và rời bỏ gia đình, làm Vị tu khổ hạnh. Thực hành nhiều khổ hạnh, ăn từng hạt đậu một, được chấm trên đầu ngọn rơm. Ngài đã năm lăm tuổi khi Đức Phật thấy Ngài căn cơ thuần thục, như ngọn đèn đặt trong cài ghè, đi đến Ngài, thuyết pháp và hóa độ cho Ngài. Rồi Thế Tôn gọi : “ Hãy đến, này Tỷ Kheo “ và cho Ngài xuất gia. Rồi Jambuka phát triển thiền quán và Thế Tôn ấn chứng Ngài chứng quả A La Hán. Ðây chỉ là sơ lược, trong đoạn sớ giải các câu kệ của Dhammapàda, câu chuyện được giải thích rộng rãi từ nơi câu : “ Ăn từng hạt đậu một, với ngọn rơm chấm đậu. Khi đến giờ mệnh chung, ngài nói lên rằng : dầu một lần sống theo tà hạnh, nhưng nếu dựa vào Đức Phật tối thượng, Ngài cũng có thể chứng quả như các đệ tử khác. Ngài nói lên những bài kệ : Trải năm mươi lăm năm, Thân đầy những bụi bặm, Ăn cơm tháng một lần, Tóc râu ta nhổ sạch. Ta đứng chỉ một chân, Ta không dùng giường nằm, Ta ăn phân phơi khô, Ta không nhận lời mời. Sở hành ta nhiều vậy, Dẫn ta đến ác thú, Bị nước lớn cuốn trôi, Cho đến khi quy Phật. Hãy nhìn Phật ta quy Hãy nhìn Pháp, pháp nhĩ Ba minh ta đạt được Lời Phật dạy làm xong 188 / Tôn Giả Senaka ( Thera. 34 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình, con trai người chị của Trưởng Lão Kassapa ở Uruvela, và được đặt tên là Senaka. Khi học về văn hóa Vệ đà Bà La Môn, Ngài ở với gia đình. Trong thời ấy dân chúng tổ chức hàng năm vào tháng Thaggumà ( tháng ba ) một lễ quán đảnh một bến nước, lễ ấy được gọi là Gayà melà ( hay ngày trai giới Gayà ). Thế Tôn vì lòng thương tưởng đến những người có thể giáo hóa, ở lại gần bờ sông. Và khi quần chúng tụ họp lại, Senaka cũng đến, nghe Bậc Ðạo Sư thuyết giảng được cảm hóa xuất gia và không bao lâu chứng quả A La Hán. Sau đó, suy tuởng đến sự thắng trận của mình, Ngài cảm thấy hân hoan, và ứng khẩu nói lên những bài kệ này : Thật tốt lành cho ta, Khi ở thành Gayà, Trong tháng lễ mùa xuân, Tháng tên Phagguna, Ta thấy Bậc Chánh Giác, Thuyết Chánh pháp tối thượng. Bậc có hào quang lớn, Là Ðạo Sư hội chúng, Ðạt được Vị tối thắng, Bậc lãnh đạo nhiếp chúng, Chiến thắng giới Trời, Người, Bậc thấy khó cân lường. Ðại long tượng, đại hùng, Ðại quang minh, vô lậu, Mọi lậu hoặc đoạn tận, Ðạo Sư, không sợ hãi. Lâu nay ta uế nhiễm, Bị tà kiến trói buộc, Nay chính Thế Tôn ấy, Giải thoát Senaka, Thoát khỏi mọi buộc ràng, Ðược tự tại, giải thoát. 189 / Tôn Giả Sambhùta ( Thera. 34 ) : Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình có giai cấp, và sau khi Bậc Ðạo Sư tịch diệt, Ngài được Ananda giáo hóa, xuất gia và chứng quả A La Hán. Ngài sống trong an lạc giải thoát, cho đến khi một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, các Tỷ Kheo Vajjì đề xướng mười tà pháp bị Trưởng Lão Niyasa và các Tỷ Kheo Kàlanndaka chống lại và một kỳ kiết tập được tổ chức với bảy trăm Vị A La Hán. Ngài Sambhùta, bị xúc động bởi hành động xuyên tạc Pháp và Luật, nói lên những bài kệ này và tuyên bố chánh trí của Ngài : Ai khi phải từ từ Lại lội qua gấp gấp, Ai khi phải lội gấp, Lại từ từ lội qua, Kẻ ngu thiếu chánh lý, Ði đến cảnh khổ đau. Lợi ích bị tổn giảm, Như trăng vào thời đen, Gặp phải sự ô nhục, Chống đối các bạn bè. Ai khi phải từ từ, Lội qua rất từ từ, Ai khi phải lội gấp, Lội qua thật gấp gáp, Kẻ trí có chánh lý, Ði đến cảnh an lạc. Lợi ích được viên mãn, Như trăng vào thời sáng, Ðược danh tiếng vinh dự, Không chống đối bạn bè. 190 / Tôn Giả Ràhula ( Thera. 35 ) : Ngài là con của Đức Phật và công chúa Yasodhàra, và được nuôi dưỡng với các hoàng tử khác. Trường hợp Ngài xuất gia đã được ghi trong tập Khandhaka. Nhờ những lời dạy trong nhiều bài kinh, trí tuệ Ngài thuần thục và phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Suy tư đến sự thắng trận của mình, Ngài nói lên chánh trí : Nhờ ta được đầy đủ, Hai đức tánh tốt đẹp, Ðược bạn có trí gọi, “ Ra Hu La may mắn “ Ta là con đức Phật, Ta lại được Pháp nhãn. Các lậu hoặc ta đoạn, Không còn có tái sanh, Ta là bậc La Hán, Ðáng được sự cúng dường. Ba minh ta đạt được, Thấy đuợc giới bất tử. Bị dục làm mù quáng, Bị lưới tà bao trùm, Khát ái làm màn che, Bao trùm che phủ kín. Do phóng dật trói buộc, Như cá mắc mắt lưới. Ta vượt qua dục ấy, Cắt đứt ma trói buộc, Nhổ lên gốc khát ái, Ta mát lạnh tịch tịnh. 191 / Tôn Giả Candana ( Thera. 35 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài tái sanh trong một gia đình giàu có và đặt tên là Candana, Ngài sống một đời sống gia đình cho đến khi Ngài được nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp. Và chứng quả Dự Lưu. Khi Ngài sanh được một người con, Ngài xuất gia, chọn lựa một đề tài thiền quán và sống ở trong rừng. Ði đến Sàvatthi để yết kiến Bậc Ðạo Sư, Ngài ở trong một bãi tha ma, vợ Ngài nghe tin Ngài đến, liền trang điểm, đem con theo, nghĩ rằng : “ Với nhan sắc nàng có thể khiến Ngài từ bỏ xuất gia “. Ngài thấy nàng từ xa đi đến nghĩ cách để thoát khỏi bị nàng cám dỗ, phát triển thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Ngài thuyết giảng cho nàng, khiến nàng qui y và thọ các giới. Rồi Ngài trở lui ở chỗ cũ của Ngài. Khi các Tỷ Kheo bạn hỏi Ngài : “ Các căn của bạn chói sáng, bạn đã chứng sự thực gì ? “. Ngài nói lên quả chứng của mình, và với những bài kệ này, chứng minh chánh trí của mình. Với vàng che phủ kín, Chúng nữ tỳ vây quanh, Mang theo đứa con thơ, Người vợ đến với ta. Thấy Mẹ của con ta, Từ xa đang đi đến, Khéo trang điểm đẹp đẽ, Như ma gieo bẫy mồi. Rồi ta tự tác ý, Như lý khởi tư duy, Các hiểm nguy hiển lộ, Nhàm chán, ta an trú. Và tâm ta giải thoát, Thấy pháp nhĩ là vậy, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy làm xong. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 28 ) : Chương III - Phẩm Ba Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 179 / Tôn Giả Abhibhùta ( Thera. 31 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Vetthapura, đặt tên là Abhibhùta, và khi Phụ thân mất, Ngài thừa hưởng tài sản đất đai. Khi Đức Phật đến tại thành phố, trong dịp Thế Tôn du hành, Abhibhùta đến nghe Thế Tôn thuyết pháp, và mai sáng mời Thế Tôn đến nhà. Thế Tôn cảm ơn và dạy cho Ngài Chánh pháp với nhiều chi tiết. Ngài khởi lòng tin, từ bỏ gia sản, xuất gia và chứng quả A La Hán. Trong khi thọ hưởng vị ngọt giải thoát, các bà con, thân tín, quen biết đến than van với Ngài và Ngài đã từ bỏ họ, không để lại một Vị lãnh đạo. Và Ngài thuyết pháp cho họ nói lên lý do xuất gia của Ngài : Hãy nghe mọi bà con, Những ai đã đến đây, Ta thuyết pháp cho ông, Tái sanh là đau khổ. Hãy tinh cần, ra đi, Chú tâm lời Phật dạy, Ðánh bại quân lực ma, Như voi, nhà cỏ lau. Ai trong Pháp Luật này, Sẽ sống không phóng dật, Từ bỏ dòng tái sanh, Sẽ chấm dứt khổ đau. 180 / Tôn Giả Gotama ( Thera. 32 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong dòng họ Thích Ca và chỉ được biết tên là Gotama, Ngài khởi lòng tin khi Đức Phật thăm viếng bà con, xuất gia, tu học thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Khi Ngài đang hưởng lạc giải thoát, bà con Ngài hỏi Ngài vì sao lại từ bỏ bà con đi xuất gia, Ngài liền giải thích những khổ đau, Ngài gặp khi phải sanh tử liên tục và hạnh phúc Niết Bàn Ngài đã chứng được. Ngài nói : Ta tái sanh địa ngục, Liên tục đến ngạ quỷ, Ta sống trải nhiều ngày, Trong đau khổ bàng sanh. Và sống vui làm Người, Thỉnh thoảng sanh cõi Trời, Trú Giới sắc, Vô sắc, Phi tưởng, Phi phi tưởng. Ta khéo biết sanh hữu, Không cốt tủy, duyên thành, Dao động thường biến chuyển, Tác thành tự ngã ta, Ta đạt được tịnh tịch, Chánh niệm tâm an trú. 181 / Tôn Giả Harita ( Thera. 32 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn. Vì tự kiêu sanh trong giai cấp cao, Ngài quen gọi các người khác là hạ sanh. Khi khởi lòng tin xuất gia, vì thói quen, Ngài vẫn giữ tật xấu ấy. Nhưng một ngày kia, sau khi nghe Bậc Ðạo Sư thuyết giảng, Ngài ôn lại tâm tư của mình và Ngài thấy lo ngại vì lòng tự kiêu của mình. Ðoạn tận kiêu mạn ấy, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Sau đó sống trong an lạc giải thoát, Ngài chứng minh chánh trí của mình trong những bài kệ giảng dạy các Tỷ Kheo : Với ai, những công việc, Cần phải làm từ trước, Về sau, Vị ấy mới Có ý định muốn làm. Vị ấy, tự phá hoại, Căn cứ địa an lạc, Về sau chịu khổ đau Trong nung nấu hối tiếc. Hãy nói điều có làm, Không nói điều không làm, Bậc Hiền trí rõ biết, Người chỉ nói, không làm. Niết Bàn khéo an lạc, Bậc Chánh Giác thuyết giảng, Không sầu muộn, ly tham, Thật sự, là an ổn, Tại đấy, nỗi đau khổ, Ðược đoạn diệt hoàn toàn. 182 / Tôn Giả Vimala ( Thera. 32 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Ba La Nại trong một gia đình Bà La Môn. Ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Trưởng Lão Amitta, và nhờ sự hướng dẫn này, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Rồi Ngài giảng dạy cho một Tỷ Kheo là bạn của Ngài như sau : Hãy tránh xa bạn ác, Giao thiệp bậc thượng nhân, Vâng theo lời khuyến giáo, Hướng đến lạc bất động. Như leo trên ván nhỏ, Giữa biển lớn bị chìm, ( Xem kệ 147 - 148 ) Cũng vậy đến kẻ nhác, Người hạnh tốt cũng chìm, Do vậy, hãy bỏ nó, Kẻ làm biếng, làm nhác. Hãy sống gần Bậc Thánh, Bậc viễn ly tinh cần, Thiền định, thường tinh tấn, Bậc Hiền trí sáng suốt. Chương IV - Phẩm Bốn Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 183 / Tôn Giả Nàgasamàla ( Thera. 33 ) : Sanh trong thời Đức Phật hiện tại, trong gia đình hoàng tộc Thích Ca, Ngài quán sát tánh vô thường của sự vật và triển khai thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Ngài chứng minh chánh trí của Ngài dựa trên kinh nghiệm riêng của Ngài trong những bài kệ này : Trang điểm, mặc áo đẹp, Ðeo vòng hoa, thơm nức, Mùi thơm gỗ chiên đàn, Giữa đám đông, đường lớn, Một vũ nữ đang múa, Múa lượn theo nhạc khí. Ta vào thành, khất thực, Ði ngang, ta thấy nàng Trang điểm, mặc áo đẹp, Gieo bẫy mồi thần chết. Rồi ta tự tác ý, Như lý khởi tư duy, Các hiểm nguy hiển lộ, Nhàm chán, ta an trú. Và tâm ta giải thoát, Thấy pháp nhĩ là vậy, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 184 / Tôn Giả Bhagu ( Thera. 33 ) : Sanh trong thời Đức Phật hiện tại, trong một gia đình dòng họ Sakya ( Thích Ca ), Ngài xuất gia với Anuruddha và Kimbila, và sống gần làng Bàlakalona. Một ngày kia, khi Ngài từ tinh xá ra ngoài để đối trị bịnh buồn ngủ, Ngài té khi Ngài bước lên đường kinh hành. Xem đấy để tự khích lệ, Ngài tự chế ngự và phát triển thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Từ đấy, sống thọ hưởng an lạc giải thoát Niết Bàn. Thế Tôn đến, tán thán cô độc của Ngài và hỏi : “ Này Tỷ Kheo, sao cho đến nay, Thầy vẫn còn tinh tấn ? “. Ngài trả lời, với những bài kệ như sau : Bị buồn ngủ chi phối, Ta ra khỏi tinh xá, Lại lên đường kinh hành, Tại đấy té xuống đất. Xoa bóp cả chân tay, Lại lên đường kinh hành, Qua lại đường kinh hành, Nội tâm ta định tỉnh. Rồi ta tự tác ý, Như lý khởi tư duy, Các hiểm nguy hiển lộ, Nhàm chán ta an trú. Và tâm ta giải thoát Thấy pháp nhĩ là vậy, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 185 / Tôn Giả Sabhiya ( Thera. 33 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong gia đình con gái một hoàng tộc, người con gái này được Cha Mẹ giao cho một Vị Du sĩ hướng dẫn để nàng có thể học giáo lý và nếp sống tu hành. Sabhiya khi lớn lên cũng trở thành một du sĩ, học hỏi nhiều kinh kệ tụng, trở thành một nhà lý luận sắc bén, không ai sánh nổi. Dựng am bên cửa thành, Ngài dạy học cho con cháu các hoàng tộc, Ngài nghĩ ra hai mươi câu hỏi để Ngài hỏi các Vị Tu sĩ và Bà La Môn. Trong khi Sabhiyasutta, có ghi là một Bà La Môn, từ cõi Tịnh Cư Thiên, đã nghĩ ra các câu hỏi ấy. Thế Tôn khi đi đến Vương Xá, tinh xá Trúc Lâm, đã trả lời các câu hỏi và Sabhiya khởi lòng tin, xuất gia và chứng quả A La Hán. Khi Ngài khuyên dạy các Tỷ Kheo đã theo phe Devadatta, Ngài nói lên những bài kệ như sau : Người khác không rõ biết, Ta ở đây một thời, Tại đây, bậc có trí, Biết vậy sống tịnh chỉ. Khi họ không rõ biết, Họ làm như bất tử; Khi họ rõ biết pháp, Giữa bệnh, họ không bệnh. Ai sở hành phóng đãng, Cấm giới bị uế nhiễm, Phạm hạnh đáng nghi ngờ, Vị ấy chứng quả lớn, Sống giữa đồng Phạm hạnh, Không được trọng, tôn kính, Vị ấy xa Diệu pháp, Như trời xa đất liền. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 27 ) : Chương III - Phẩm Ba Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 173 / Tôn Giả Vàrana ( Thera. 30 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kosala, trong gia đình Bà La Môn, được đặt tên là Vàrana. Khi đến tuổi trưởng thành, Vị ấy nghe một Vị Trưởng Lão thuyết pháp trong một ngôi rừng, và với lòng tin, xuất gia. Một ngày kia đi đến hầu hạ Đức Phật, Ngài chứng kiến một cuộc ấu đả trong gia đình và có nhiều người bị giết. Hốt hoảng, bị dao động, Ngài đi gấp đến Thế Tôn và tường thuật sự việc. Thế Tôn thấy sự tiến bộ trong tâm tư của Ngài, nên nói lên bài kệ khích lệ Ngài : Ai ở đời, giữa người, Làm hại chúng sanh khác, Vị ấy tự hại mình Ðời này và đời sau. Ai với tâm từ bi, Thương tưởng mọi hữu tình, Một người làm như vậy, Gặt phước đức thật nhiều. Hãy học tập khéo nói, Hãy hầu hạ Sa Môn, Sống một mình kín đáo, Với tâm tư tịnh chỉ. 174 / Tôn Giả Passsika ( Thera. 30 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Kosala, thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia. Ngài bị bệnh trong khi học tập đời sống một ẩn sĩ, bà con săn sóc cho Ngài và chữa Ngài lành bệnh, khi được lành bệnh, Ngài phấn khởi nên tu học siêng năng hơn và chứng được sáu thắng trí. Ngài bay trên hư không, đến thăm bà con và quy y, thọ giới cho họ. Một số bà con nhờ Ngài quy y và thọ giới, khi mạng chung và được sanh lên các cõi trời. Khi Passika hầu hạ Bậc Ðạo Sư, Bậc Ðạo Sư hỏi về sức khỏe bà con của Ngài, Passika trả lời như sau : Ðầu chỉ một mình ta, Có lòng tin, sáng suốt, Giữa các bà con ta, Những người không lòng tin, Thông hiểu được Chánh pháp, Ðầy đủ những giới đức, Vì lợi ích hạnh phúc, Cho các bà con ta. Những bà con bị ta, Vì thương họ trách móc, Do bà con ái mộ, Làm tốt đối Tỷ Kheo. Khi họ bị mệnh chung, Họ được lạc chư Thiên, Các anh và mẹ ta, Hoan hỷ điều họ muốn. 175 / Tôn Giả Yasoja ( Thera. 30 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh tại cửa thành ở Sàvatthi, trong một làng người đánh cá, con vị chủ hộ năm trăm gia đình đánh cá và được gọi là Yasoja. Ðến tuổi trưởng thành, một hôm Ngài đánh cá với những người con các người đánh cá trên sông Aciravati, quăng lưới, Ngài bắt được con cá lớn có màu sắc vàng. Họ dâng con cá lên Vua Pasenadi và Vua nói chỉ có Đức Phật mới biết nguyên nhân, màu sắc của con cá. Ðức Phật dạy, tiền thân con cá là một ác Tỷ Kheo trong thời Đức Phật Ca Diếp, nay vẫn đang sống trong cõi địa ngục. Các chị của nó vẫn sống trong địa ngục, Chỉ có anh nó là Vị Trưởng Lão, sống đời sống tốt đẹp, và Thế Tôn thuyết pháp về Kinh Kapila. Nghe xong, Yasoja cảm thấy xúc động và xin xuất gia, và các bạn cũng xin xuất gia theo; họ đi đến tinh xá Jetavana ( Kỳ Viên ) để yết kiến Đức Phật, nhưng khi đến họ làm quá ồn ào nên bị Thế Tôn đuổi đi. Bị đuổi, và sống trên sông Vaggumudà, Yasoja như con người thuần thục, quyết tâm quyết chí tu trì, không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Rồi Thế Tôn cho gọi Yasoja, và Ngài vì tu khổ hạnh đặc biệt, nên ốm yếu, xấu xí. Thế Tôn tán thán hạnh tu khắc khổ của Ngài với những bài kệ như sau : Một người đen, gầy mòn, Yếu ốm đầy đường gân, Tiết độ trong ăn uống, Tâm tư không ưu não. Yasoja được tán thán như vậy, đề cao hạnh cô độc và dạy như sau : Trong rừng núi rộng lớn, Bị muỗi ruồi đốt cắn, Như con voi lâm trận, Ta chánh niệm chịu đựng. Sống một, như Phạm Thiên, Sống hai, như Chư Thiên, Sống ba, như làng mạc, Nhiều hơn, như ở chợ. 176 / Tôn Giả Satimattya ( Thera. 31 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ) làm con một Bà La Môn, Ngài hội đủ những điều kiện nhân duyên, xuất gia, sống với các Tỷ Kheo ở rừng, và trải qua học hỏi tu hành, chứng được sáu thắng trí. Rồi Ngài giảng dạy các Tỷ Kheo, thuyết pháp cho nhiều tín đồ về quy y và các giới điều. Có một gia đình, đặc biệt Ngài giáo hóa và nuôi dưỡng lòng tin. Trong gia đình này, Ngài đặc biệt được chào đón, người con gái nhà này đẹp, và thường cung kính cúng dường Ngài ăn uống. Một hôm, Màra muốn phá Ngài và làm Ngài mất uy tín, giả dạng Ngài và đi đến nắm tay cô con gái, nhưng cô con gái biết là không phải nắm tay của loài Người, liền bỏ tay ra. Nhưng người nhà thấy được và không còn tin tưởng ở Ngài. Ngài không biết gì, cảm thấy có sự đổi khác trong thái độ của gia đình ấy. Biết rằng Màra đã ám hại, Ngài nguyện sẽ làm tỏ rõ sự tình, người gia chủ nghe ngài giải thích liền xin lỗi Ngài và tự mình xin phục vụ cho Ngài. Ngài nói lên sự việc, trong những bài kệ sau đây : Lòng tin trước ông có, Nay không còn nơi ông, Của ông vẫn của ông, Ta không có ác hạnh. Vô thường và dao động, Là lòng tin của ông, Sự thấy là như vậy, Là sự thấy của ta, Có khi ông thương mến, Rồi ông lại không ưa, Vì sao bậc ẩn sĩ, Chịu héo mòn ở đây ? Cơm nấu cho ẩn sĩ, Ít ít từng gia đình, Ta sẽ đi khất thực, Ống chân ta còn mạnh. 177 / Tôn Giả Upàli ( Thera. 31 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh trong gia đình một người cạo tóc tên là Upàli. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài xuất gia, theo gương của Anuruddha và năm vị con cháu hoàng tộc, khi Đức Phật ở tại rừng Anupiyà. Khi Ngài nhận một đề tài để thiền quán, Ngài yêu cầu Đức Phật đừng đưa Ngài đi sống ra ngoài khu rừng. Ðức Phật dạy : “ Nếu Thầy sống trong rừng, Thầy chỉ phát triển được một vấn đề, nhưng nếu Thầy sống với Ta, Thầy sẽ trở thành thuần thục cả về kinh học và thiền quán “. Ngài vâng theo lời Bậc Ðạo Sư khuyên tu thiền quán và sau một thời gian chứng quả A La Hán. Tuy vậy, Bậc Ðạo Sư dạy cho Ngài cả Luật tạng. Về sau, khi Upàli được Thế Tôn khen vì Upàli đã phán quyết trong ba trường hợp về Ajjuka, về Tỷ Kheo Kurukacchaka và Kumàra - Kacapa, Ngài được xem là vị hiểu biết Luật tạng. Trong một ngày trai giới, khi Ngài đang đọc giới bổn Pàtimokkha, Ngài giáo giới các Tỷ Kheo như sau : Vì lòng tin ra đi, Mới xuất gia, tân học, Hãy sống với bạn lành, Mạng thanh tịnh, không nhác. Vì lòng tin, ra đi, Mới xuất gia, tân học, Tỷ Kheo trú giữa chúng, Sáng suốt, học Luật tạng. Vì lòng tin, ra đi, Mới xuất gia, tân học, Khéo biết việc nên làm, Và việc không nên làm, Hãy để Vị ấy sống, Không để cao tôn xưng. 178 / Tôn Giả Uttarapàla ( Thera. 31 ) : Sanh trong thời Đức Phật hiện tại, ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn, Ngài được đặt tên là Uttarapàla. Ngài thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chăm lo tu học. Một hôm, do nhớ nghĩ chuyện này chuyện khác, dục vọng tấn công Ngài, và sau một thời chiến đấu tư tưởng mãnh liệt, Ngài chận đứng các phiền não, và triển khai thiền quán, Ngài chứng được quả A La Hán. Suy tư đến chiến thắng, Ngài rống lên tiếng rống con sư tử : Ta thật là hiền thiện, Suy tư mục đích tốt, Bỏ năm dục trưởng dưỡng, Là thế giới si mê. Sanh trong giới vức ma, Bị tên mạnh xung kích, Nhưng ta giải thoát được, Cạm bẫy của Ma vương. Mọi dục, ta đoạn tận, Mọi sanh hữu, hủy hoại, Ðường sanh tử chấm dứt, Nay không còn tái sanh. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 26 ) : Chương III - Phẩm Ba Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 168 / Tôn Giả Paccaya ( Thera. 29 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở thành Rohi trong một gia đình hoàng tộc, và được đặt tên là Paccaya. Thọ hưởng gia tài khi phụ thân mệnh chung, Ngài tuyên bố tổ chức một đàn bố thí rất lớn và một số đông người tụ họp. Trong cuộc tụ họp này, Bậc Ðạo Sư ngồi trên một ngai vàng trong một ngôi nhà trang hoàng châu báu. Ðức Phật thuyết pháp, trong khi mọi người ngắm, chiêm ngưỡng Ngài. Phần lớn dân chúng hiểu lời Đức Bổn Sư dạy, nhưng Ngài Paccaya đi xa hơn. Thúc đẩy bởi nghiệp duyên đời trước, Ngài từ bỏ tài sản và xuất gia như trước kia Ngài đã phát nguyện dưới thời Đức Phật Kassapa, nay Ngài đã phát nguyện, khi đã vào am tranh tu hành, nếu chưa giải thoát thời không ra khỏi am này và cuối cùng thiền quán được phát triển, trí tuệ được thuần thục, Ngài chứng quả A La Hán. Ðể kỷ niệm thành quả này, Ngài nói lên quả chứng của Ngài, ngang qua những bài kệ như sau : Năm ngày ta xuất gia, Hữu học, ý chưa đạt, Ta trú hạnh viễn ly, Tâm phát nguyện như sau : Ta sẽ không ăn uống, Không ra ngoài tinh xá, Ta sẽ không nằm xuống, Không nằm một bên hông, Nếu mũi tên tham ái, Chưa rút nhổ lên được. Hạnh ta sống như vậy, Hãy nhìn ta tinh cần, Ba minh ta đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 169 / Tôn Giả Bàkula ( Thera. 29 ) - Vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất : Ngài sanh ở Kosambi, trong một gia đình có chức vụ, trước khi Bậc Ðạo Sư sanh ra, và Ngài được đem đi tắm ở sông Yamunà để được sức khỏe, và một con cá nuốt Ngài trong tay người vú. Con cá bị người câu cá bắt được và đem bán cho vợ một vị chức sắc khác ở Ba La Nại. Khi con cá bị mổ ra, đứa con nít nhờ phước nghiệp đời trước, nên còn sống không bị thương tích. Vợ vị chức sắc thương Ngài như con đẻ, và khi bà nghe được câu chuyện của Ngài, và hỏi về Cha Mẹ. Vua trong nước quyết định cho Ngài thuộc quyền sở hữu của hai gia đình, và do vậy Ngài được tên là Bàkula ( hai gia đình ). Sau một đời sống giàu sang, Ngài nghe Đức Bổn Sư thuyết pháp, xuất gia khi tám mươi tuổi. Trong bảy ngày, Ngài chưa được giác ngộ, nhưng ngày thứ tám, Ngài chứng được quả A La Hán, thông hiểu nghĩa, thông hiểu pháp. Một hôm, khi ấn chứng vị trí tu hành cho các vị đệ tử, Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho Ngài là “ vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất “. Về sau, khi sắp sửa mệnh chung Ngài nói lên chánh trí của Ngài giữa hội chúng Tỷ Kheo như sau : Với ai những công việc Cần phải làm từ trước, Về sau, vị ấy mới Có ý định muốn làm. Vị ấy tự phá hoại Căn cứ địa an lạc, Về sau, chịu khổ đau Trong nung nấu hối tiếc. Hãy nói điều có làm, Không nói điều không làm, Bậc Hiền trí rõ biết, Người chỉ nói, không làm. Niết Bàn nhiệm màu lạc, Bậc Chánh Giác thuyết giảng, Không sầu muộn là tham, Thật sự là an ổn, Tại đấy, sự đau khổ, Ðược đoạn diệt hoàn toàn. 170 / Tôn Giả Dhaniya ( Thera. 29 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ) trong một gia đình thợ làm đồ gốm, được đặt tên là Dhaniya, và tiếp tục làm nghề của ông cha. Chính trong nhà của Ngài, Bậc Ðạo Sư giảng cho Pakkusati Kinh Dhàtuvibhangasutta. Dhaniya nghe tin Pukkasati ( đã thành bậc A La Hán ) mệnh chung đêm ấy. Ngài nghĩ : “ Lời Phật dạy thật là sức mạnh lãnh đạo, chỉ có một đêm đã đủ giải thoát một người khỏi sự đau khổ tái sanh “. Rồi Ngài xuất gia. Tuy vậy Ngài vẫn tiếp tục nghề làm ngói lợp nhà. Bị Đức Phật quở vì đã là am tranh bằng gạch, Ngài quyết định sống giữa các Tỷ Kheo, và tại đấy chứng quả A La Hán. Về sau, nhân dịp giáo giới các Tỷ Kheo tu tập khổ hạnh và xem hạnh mình cao hơn các người khác, Ngài tuyên bố chánh trí Ngài như sau : Nếu muốn mong đợi lạc Trong đời sống Sa Môn, Chớ khinh y Chúng Tăng, Chớ khinh Tăng ẩm thực. Nếu muốn mong đợi lạc Trong đời sống Sa Môn, Hãy sử dụng trú xứ, Như rắn và như chuột. Nếu muốn mong đợi lạc Trong đời sống Sa Môn, Hãy biết tự bằng lòng Với bất cứ việc gì, Và hãy cương quyết tu, Tu tập hạnh nhất pháp. 171 / Con Của Màtanga ( Thera. 30 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kosala, con một điền chủ tên Màtanga, và được gọi là con của Màtanga. Ngài lớn lên trong biếng nhác, và khi Ngài bị quần chúng la rầy, Ngài làm quen với các Tỷ Kheo, nhận thấy các Tỷ Kheo sống thật hạnh phúc. Nhưng khi nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp, Ngài khởi lòng tin và xin xuất gia. Thấy các Tỷ Kheo sử dụng thần thông, Ngài muốn chứng đạt thần thông. Và thực hành các thiền quán, Ngài chứng được sáu thắng trí. Từ đấy, Ngài chỉ trích biếng nhác, tán thành sự tinh cần của Ngài với những bài kệ như sau : Ôi quá lạnh, quá nóng ! Ôi, đã quá trễ rồi ! Ðây là lời kêu than, Như vậy bỏ việc làm, Thời sát na quý báu Lặng lẽ vượt trôi qua. Ai nghĩ đến lạnh nóng, Không hơn loài cỏ rác, Làm bổn phận con người, Không hại đến an lạc. Cỏ dabba, ku sa, Loại cỏ gai đâm ngực, Ta dùng ngực đẩy chúng, Sống tăng trưởng viễn ly. 172 / Tôn Giả Khujja Sobhita ( Thera. 30 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Pàtaliputta trong một gia đình Bà La Môn và được gọi là Sobhita. Vì Ngài hơi còm, Ngài được gọi là Khujja Sobhita ( còm lưng ). Khi đến tuổi trưởng thành, Đức Bổn Sư vừa diệt độ, Ngài được Tôn Giả Ananda độ cho xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Trong kỳ kiết tập thứ nhất, Ngài được bảo mời Tôn Giả Ananda đến dự đại hội. Lúc ấy, các thiên nhân cử một thiên nhân đứng ở cửa hang để chận đứng các hành vi thù nghịch của Ác ma, và khuyên Sobhita tuyên bố sự có mặt của mình cho thiên nhân ấy, với những bài kệ như sau : Giữa các Vị Sa Môn, Sống Pàtaliputta, Những vị luận thuyết giỏi, Những vị có nghe nhiều, Có một vị tuổi lớn Ðứng ở tại cửa vào, Tên là Sobhita, Có tật, bị còm lưng. Rồi Vị Thiên Nhân tuyên bố cho Chúng Tỷ Kheo biết sự có mặt của Khujja Sobhita : Giữa các Vị Sa Môn, Sống Pataliputta, Những vị luận thuyết giỏi, Những vị có nghe nhiều, Có một vị tuổi lớn, Ðứng ở tại cửa vào, Vị ấy đã đến đây, Theo ngọn gió đưa đến. Rồi Chúng Tăng cho phép, Vị Trưởng Lão đến trước Chúng Tăng và nói lên chánh trí của mình. Vị ấy khéo chiến đấu, Vị ấy khéo tế tự, Trên chiến trường chiến đấu, Vị ấy đã chiến thắng, Với Phạm hạnh tích lũy, Vị ấy đạt an lạc. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 25 ) : Chương II - Hai Kệ - Phẩm Năm : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 162 / Tôn Giả Visàkha, Con Của Pancàlì ( Thera. 27 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở xứ Magadha ( Ma Kiệt Đà ), con một Vị Vua địa phương, được đặt tên là Visàkha. Vì Ngài là con trai một công chúa con Vua, về sau Ngài được biết là con trai của Pancàlì. Sau khi Phụ vương mất, Ngài nối ngôi Vua, nhưng khi Bậc Ðạo Sư đến gần chỗ Ngài ở, Ngài đến nghe Đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin rồi xuất gia. Theo Bậc Ðạo Sư đến Sàvatthi ( Xá Vệ ), Ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. Với lòng từ mẫn nghĩ đến bà con, Ngài viếng thăm quê hương cũ, dân chúng đến nghe Ngài thuyết giảng rất đông. Một hôm có người hỏi : “ Có bao nhiêu đức tánh cần thiết để một người trở thành nhà thuyết pháp ? “. Ngài trả lời đại cương những đức tánh trong những bài kệ sau đây : Chớ có tự kiêu mạn, Chớ có khinh khi người, Không khinh, không hại người, Ðã đến bờ bên kia, Và chớ có khen mình, Trước mặt các hội chúng, Không dao động, khiêm tốn, Khéo nói, khéo chế ngự. Với người, thấy ý nghĩa, Tế nhị và kín đáo, Thiện xảo về trí tuệ Nếp sống khéo hộ trì, Thực hiện giới Chư Phật, Niết Bàn đối Vị ấy, Không gì khó chứng đạt. 163 / Tôn Giả Cùlaka ( Thera. 27 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha, con một Vị Bà La Môn, được đặt tên là Culàka. Khi Ngài thấy Bậc Ðạo Sư nhiếp phục con voi Dhanapàla, Ngài phát khởi lòng tin xuất gia. Trong khi tu tập, Ngài trú ở hang cây Indra - Sàla. Một hôm ngồi trước cửa hang, nhìn xuống các thửa ruộng ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), một cơn giông tố khởi lên với những lớp mây trùng điệp ùn ùn khởi lên, sấm sét vang dậy, trời mưa ào ào đổ xuống, các đàn chim công nghe tiếng sấm sét, sung sướng kêu lên tiếng kêu la của chúng, và múa hát chung quanh. Làn gió giông tố đem lại cho Ngài cảm giác dễ chịu và thỏa thích khi Ngài đang ngồi trong hang, với nhiệt độ vừa phải, tâm Ngài được thiền định. Ngài bước vào con đường hành trì, và nhận thức được thời gian thích hợp đã đến, Ngài nói lên lời tán thán, sự tu hành của Ngài với những bài kệ sau : Những chim công kêu hót, Mào đẹp, lông đuôi xinh, Với cổ, màu xanh tươi, Mỏ đẹp, tiếng hót hay, Ðất này, khéo lát cỏ, Nước mắt khéo thấm nhuần, Với khoảng trời khéo che, Mây mưa khéo bao phủ. Thân người khéo khỏe mạnh, Tâm ý tốt, thiền tu, Lành thay, khéo khởi tâm, Trong lời khéo Phật dạy. Hãy cảm xúc con đường Ðưa đến cõi bất tử, Ðường ấy đường vô thượng, Ðường trong trắng lành mạnh, Ðường tế nhị nhỏ nhiệm, Con đường thật khéo thấy. Ngài tự giáo giới lấy mình, chứng được thiền định, và phát triển thiền quán, chứng quả A La Hán. Ôn lại những việc đã làm, với tâm hoan hỷ, Ngài nói lên những bài kệ này như là lời tuyên bố chánh kiến của Ngài. 164 / Tôn Giả Anupama ( Thera. 27 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, vì Ngài đẹp trai nên được đặt tên là Anùpama ( không thể so sánh được ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài cảm thấy sức mạnh của các nguyên nhân, xuất gia và sống trong một ngôi rừng để tu tập thiền quán, nhưng tâm Ngài chạy theo ngoại cảnh, xoay quanh những vấn đề đối tượng thiền định, Ngài tự trách mình như sau : Tâm đi đến hỷ mạn Như bị đâm giáo nhọn, Nếu người sống tâm ấy, Như sống với giáo, gậy. Này tâm, ta gọi ngươi, Kẻ bẻ gãy hạnh phúc, Này tâm, ta gọi ngươi, Kẻ phá hoại đời ta! Bậc Ðạo Sư của ngươi, Khó được nay đã được, Chớ có dắt dẫn ta, Ðến chỗ có hại ta ! Như vậy Ngài giáo giới tâm Ngài, phát triển thiền quán, chứng quả A La Hán. 165 / Tôn Giả Vajjita ( Thera. 27 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Kosala giàu có, sau khi từ Phạm Thiên giới hạ sanh, Ngài luôn luôn khóc trong bàn tay bà Mẹ, vì Ngài không chịu nổi xúc chạm của nữ nhân, Ngài được gọi là Vajjita ( vị từ bỏ ). Ðển tuổi trưởng thành, Ngài chứng kiến Thế Tôn hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống quá khứ, Ngài cảm thấy xúc động nói : Trong thời luân hồi dài, Ta trôi lăn nhiều cõi, Ta không thấy Thánh Đế, Ta phàm phu mù lòa. Với hạnh không phóng dật, Ta phá vỡ luân hồi, Mọi sanh thú chặt đứt, Nay không còn tái sanh. Và bài kệ trở thành lời tuyên bố chánh trí của Ngài. 166 / Tôn Giả Sandhita ( Thera. 28 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh trong một gia đình giàu có ở Kosala, tên là Sandhita. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài nghe bài giảng về vô thường, hoảng hốt lo sợ, và xin xuất gia với trí tuệ chín muồi, Ngài an trú thiền quán và chứng đạt sáu thắng trí. Nhớ đến đời sống trước của mình, sau khi Đức Phật Sikhì ( Thi Khí ) mệnh chung. Ngài đảnh lễ tại cây Bồ đề và nhận thức được ý nghĩa vô thường, Ngài tuyên bố Ngài thành đạt ý tưởng, nhờ nguyên nhân ấy với những bài kệ như sau : Dưới gốc cây Bồ đề, Với ánh sáng lá xanh, Khi cây đang vươn lên, Trong sức sống lớn mạnh, Một tưởng về Phật hành, Chánh niệm ta đạt được. Ðã qua ba mốt kiếp, Tưởng ấy ta không chứng, Nay chính nhờ tưởng ấy, Ta đạt lậu hoặc diệt. Chương III - Phẩm Ba Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 167 / Tôn Giả Anganika Bhàradvàja ( Thera. 29 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh gần núi Hy Mã Lạp Sơn, trong thành phố Ukkattha, trong gia đình một Bà La Môn phú cường và được đặt tên là Anganika Bhàradvàja. Khi Ngài được học xong giáo điển và nghệ thuật Vệ đà, Ngài hướng về giải thoát. Trong khi bộ hành chỗ này chỗ khác, Ngài gặp Bậc Ðạo Sư khi Bậc Ðạo Sư đang du hành ở vùng quê, và với tâm tư tín thành, Ngài nghe Bậc Ðạo Sư thuyết giảng. Từ bỏ tà khổ hạnh, Ngài xuất gia, tu tập thiền quán, và sau một thời gian chứng được sáu thắng trí. Sau khi sống tận hưởng vị ngọt giải thoát, Ngài với lòng thương đối với bà con, đến thăm và dạy họ về quy y và Giới, Luật. Rồi từ giã các bà con, Ngài sống trong một ngôi rừng gần làng Kundiya của dân tộc Kuru. Khi có việc đi đến Uggàyàman, một số Bà La Môn quen biết đến hỏi : “ Thưa Tôn Giả Bhàradvàja, do Ngài thấy gì mà ngài từ bỏ giáo hội Bà La Môn, và chấp nhận giáo hội này ? “. Ngài nêu rõ, ngoài Giáo Hội Đức Phật, không có giới thanh tịnh, Ngài nói : Trong rừng ta thờ lửa, Truyền thống không chơn chánh, Không biết đường thanh tịnh, Theo khổ hạnh bất tử. Với lạc, ta được lạc, Hãy xem pháp, tùy pháp, Ba minh chứng đạt được, Lời Phật dạy, làm xong. Trước bà con Phạm Chí, Nay ta chính Phạm Chí, Ba minh, ta quán đảnh, An ổn ta đạt được, Thông hiểu đúng Chánh pháp, Thuần thục lời Phật dạy. Khi các Bà La Môn ấy nghe Ngài nói, các Vị ấy chấp nhận và từ bỏ rất là phấn khởi. ......
@QuânLê-x1u
@QuânLê-x1u 3 месяца назад
Con xin tri ân công đức của thầy con nam mô a Di Đà Phật
@QuânLê-x1u
@QuânLê-x1u 3 месяца назад
Tình thương đến từ con con nam mô a Di Đà Phật
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 24 ) : Chương II - Hai Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 157 / Tôn Giả Kappata - Kura ( Thera. 25 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh tại Sàvatthi, trong tình cảnh nghèo nàn, Ngài chỉ biết tự nuôi sống, bằng cách mặc đồ rách rưới, bát ăn xin cầm tay, đi xin gạo cơm. Vì vậy Ngài được tên là Kappatakura ( rách và gạo ). Khi lớn lên, Ngài nuôi sống bằng cách bán cỏ. Một hôm, đang cắt cỏ trong rừng, Ngài gặp một Vị Trưởng Lão, Ngài đảnh lễ, ngồi xuống nghe pháp. Ngài khởi lòng tin, từ bỏ nếp sống cũ, xuất gia, cất đồ rách rưới vào một chỗ. Khi Ngài cảm thấy nhàm chán với đời sống mới, Ngài đi đến nhìn đồ rách rưới ấy, tâm Ngài trở thành bất an. Làm như vậy, bảy lần Ngài rời khỏi chúng Tăng. Các Tỷ Kheo báo cáo lên sự việc này. Một hôm, khi Ngài là một Tỷ Kheo đang ngồi giữa chúng Tăng tại giảng đường, Bậc Ðạo Sư giáo giới Ngài với những bài kệ như sau : Ðây là đồ rách rưới, Của Kappata - Kura, Y áo đang phủ đắp, Thật là quá nặng nề, Trong bình bát bất tử, Ðược đựng đầy Chánh pháp, Nhưng nó không thực hành, Con đường hành thiền định. Hỡi này Kappata, Chớ lắc qua lắc lại, Chớ khiến ta phải đánh, Các tiếng vào tai ông, Hỡi này Kappata, Chớ làm kẻ si mê, Ngồi lắc qua lắc lại, Giữa Tăng chúng hội họp. Bị Đức Phật quở trách mạnh mẽ, Ngài dao động mạnh, phát triển thiền quá, không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi Ngài lập lại các bài kệ đã khích lệ Ngài tu hành và những bài kệ này trở thành những lời tuyên bố chánh trí của Ngài. Chương II - Hai Kệ - Phẩm Năm : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 158 / Tôn Giả Kumàra - Kassapa ( Thera. 26 ) - Đệ Nhất Thuyết Pháp Lanh Lợi : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), Mẹ Ngài là con một vị chức sắc, Mẹ Ngài không được Cha Mẹ bằng lòng cho xuất gia khi còn là thiếu nữ, lập gia đình, được chồng bằng lòng cho xuất gia, nhưng bà không biết là đang có thai. Khi các Tỷ Kheo Ni thấy hiện trạng này, liền đến hỏi ý kiến Devadatta ( Ðề Bà Đạt Đa ), Vị này cho Mẹ Ngài là Tỷ Kheo Ni bất chánh. Các Tỷ Kheo Ni tới hỏi ý kiến Bậc Ðạo Sư, Bậc Ðạo Sư giao việc này cho Tôn Giả Upàli giải quyết. Upàli cho mời một số Vị cư sĩ ở Sàvatthi, gồm có nữ cư sĩ Visàkhà, và giữa hội nghị, có sự có mặt của Vua, Tôn Giả Upàli tuyên bố Vị Tỷ Kheo Ni đã có thai trước khi xuất gia, và Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận sự kiện này. Mẹ Ngài nuôi dưỡng đứa con tại ngôi tịnh xá, đứa con như bức tượng bằng vàng, và Vua nuôi dưỡng đứa trẻ và Ngài được đưa đến cho Bậc Ðạo Sư xuất gia. Vì Ngài xuất gia khi còn thiếu niên, Ngài được gọi là Kumàra - Kassapa, dầu cho khi Ngài đã lớn. Trong khi Ngài tu tập thiền quán, học lời Phật dạy, Ngài ở tại rừng Andha. Rồi một Thiên Nhân, đã chứng quả Bất Lai, đã được làm Ðại Phạm Thiên ở Tịnh Cư Thiên, muốn chỉ cho Kumàra - Kassapa phương pháp chứng được đạo quả. Vị Thiên Nhân đến tại rừng Andha và hỏi Ngài mười lăm câu hỏi mà chỉ có Bậc Ðạo Sư mới có thể trả lời. Ngài hỏi Đức Phật các câu hỏi ấy và học thuộc lòng các câu Đức Phật trả lời, phát triển quán, chứng quả A La Hán. Ðược Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho là “ Vị thuyết pháp lanh lợi đệ nhất “, Ngài nhớ lại quá trình tu hành của mình và dưới hình thức tán thán Ba ngôi báu, Ngài nói lên chánh trí của mình : Ôi Phật Đà, ôi Pháp ! Ôi Ðạo Sư thành tựu ! Ở đây, vị đệ tử, Chứng đạt Chánh pháp này. Trải qua vô lượng kiếp, Ta tác thành có thân, Thân này thân cuối cùng, Thân này hành trì xong, Trên con đường sống chết, Nay không còn tái sanh. 159 / Tôn Giả Dhammapàla ( Thera. 26 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, khi Bậc Ðạo Sư qua đời, Ngài sanh ở Avanti con một Bà La Môn, được đặt tên là Dhammapàla. Khi Ngài đi từ Takkasilà về, học hành đã xong, Ngài thấy một Vị Trưởng Lão ngồi một mình trong thảo am, được Vị ấy thuyết pháp, Ngài khởi lòng tin, xuất gia và chứng được sáu thắng trí. Trong khi Ngài suy tư hoan hỷ trong vị ngọt giải thoát, hai Sa Di leo cây hái trái, bị cây gẫy ngã xuống. Thấy vậy Ngài lấy tay ôm đỡ hai người Sa Di, với thần thông đặt hai Vị ấy xuống đất, không có bị thương. Và Ngài dạy hai Vị ấy với những bài kệ : Ai Tỷ Kheo trẻ tuổi Chú tâm hành lời Phật, Tỉnh thức giữa người ngủ, Vị ấy, đời không uổng. Do vậy, bậc Hiền trí, Nhớ đến lời Phật dạy, Chuyên tu tín và giới, Hoan hỷ thấy Chánh pháp. 160 / Tôn Giả Brahmàlì ( Thera. 26 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở nước Kosala, con một Bà La Môn, được đặt tên là Brahmàlì. Khi đến tuổi trưởng thành, thúc đẩy bởi những điều kiện chín muồi, do giao hảo với bạn lành, Ngài xuất gia, tu tập thiền định trong một ngôi rừng, nhờ trí tuệ chín muồi, Ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. Sống trong vị an lạc giải thoát, Vị Trưởng Lão rất thuần thục pháp tinh tấn, một hôm sống ở trong rừng Ngài nói lên những bài kệ này, thay mặt cho các Tỷ Kheo ở trong rừng, những bài kệ tán thán hạnh tinh tấn : Với những ai, các căn, Ðã đi đến tịnh chỉ, Như được khéo điều phục, Bởi đánh xe điều ngự, Kiêu mạn được đoạn tận, Không còn có lậu hoặc, Chư Thiên rất ái mộ Những vị có hạnh ấy. Với chính ta, các căn, Ðã đi đến tịnh chỉ, Như được khéo điều phục, Bởi đánh xe điều ngự, Kiêu mạn được đoạn tận, Không còn có lậu hoặc, Chư Thiên ái mộ ta, Ta thành tựu hạnh ấy. 161 / Tôn Giả Mogharàjam ( Thera. 27 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, tên là Mogharàjam. Vị ấy tu học dưới sự lãnh đạo của Bà La Môn Bàvariya. Cảm thấy lo âu sợ hãi, Ngài trở thành một Vị tu khổ hạnh. Ngài là một trong mười sáu vị, trong ấy có Ajita và những vị khác, đã được Bàvariya đưa đến yết kiến Bậc Ðạo Sư. Sau khi Mogharàjam hỏi và được trả lời, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, Ngài được biết đến vì Ngài mặc áo thô sơ do các nhà lữ hành, các thợ may, các thợ nhuộm quăng bỏ hai bên đường. Do vậy, Bậc Ðạo Sư ấn chứng cho Ngài là “ người đệ tử đệ nhất mặc áo thô sơ “. Như vậy Ngài thực hiện chí nguyện từ trước của Ngài. Một thời khác, do thiếu sự săn sóc chu đáo và do nghiệp đời trước, các mụt ghẻ lở xuất hiện và sanh ra nhiều trên thân của Ngài, nghĩ rằng chỗ trú ẩn của Ngài đã bị ô nhiễm, Ngài trải chỗ nằm của Ngài trên một thửa ruộng ở Magadha, và dầu lúc ấy thuộc mùa đông, Ngài vẫn ở tại đấy. Một hôm, hầu hạ Bậc Ðạo Sư và đảnh lễ Ngài, Bậc Ðạo Sư hỏi Ngài với những bài kệ như sau : Hỡi Mogharàja ! Sống với da thô độc, Sống với tâm hiền thiện, Luôn luôn hành thiền định, Trong những đêm đông giá Thầy là một Tỷ Kheo, Vậy Thầy sống thế nào Thầy sẽ làm những gì ? Ðược hỏi vậy, Ngài trả lời và giải thích cho Bậc Ðạo Sư : Con có được nghe rằng : Ở nước Magadha, Ðất nước giàu thịnh vượng, Toàn dân sống đầy đủ, Những am lợp bằng rơm, Còn tốt đẹp hơn nhiều, Hơn đời sống an lạc, Của mọi người dân khác. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật : Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 23 ) : Chương II - Hai Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 150 / Tôn Giả Upavàna ( Thera. 24 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Sàvatthi, được đặt tên là Upavàna. Thấy được uy nghi Đức Phật khi Kỳ Viên được dâng cúng. Ngài xuất gia, phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. Rồi Upavàna trở thành Vị Thị Giả Đức Phật. Bấy giờ, Thế Tôn bị đau nhức mỏi, một đệ tử Cư Sĩ của Ngài tên là Devahita sống ở Sàvatthi cúng dường bốn vật dụng cần thiết cho Ngài. Khi Upavàna đến với y và bát, Devahita biết Ngài cần dùng một vật đặc biệt nên hỏi. Ngài trả lời với bài kệ như sau : Bậc ứng Cúng, Thiện Thệ, Ẩn sĩ bị phong thấp, Nếu ông có nước nóng, Hãy cúng dường ẩn sĩ. Cúng dường người đáng cúng, Cung kính người đáng kính, Tôn trọng người đáng trọng, Ta mong muốn vị ấy, Ðược vật cúng mang đến. Rồi Vị Bà La Môn dâng cúng nước nóng và thuốc trị bệnh. Nhờ vậy, bệnh của Thế Tôn thuyên giảm và Thế Tôn tỏ lời cảm ơn. 151 / Tôn Giả Isidinna ( Thera. 24 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở xứ Sunàparanta, trong gia đình một vị chức sắc, được đặt tên là Isidinna. Khi lớn lên, Ngài chứng kiến Thế Tôn hiện thần thông song hành khi ngôi nhà bằng trầm hương được dâng cúng, với tấm hân hoan đối với Bậc Ðạo Sư, Ngài nghe pháp, trở thành bậc Dự Lưu. Dầu còn sống đời sống thế gian, một Thiên Nhân khích lệ Ngài như sau : Ta thấy người cư sĩ, Trì pháp với lời nói, Các dục là vô thường, Họ ưa thích ái luyến, Châu báu và vòng nhẫn, Họ đón chờ vợ con. Thật sự họ không biết, Pháp như thật là gì ? Dầu họ có tuyên bố : “ Các dục là vô thường ! “ Họ không có sức mạnh, Ðể cắt đứt tham ái, Do vậy, họ luyến tiếc, Vợ con và tài sản. Khi người Cư Sĩ nghe vậy, Ngài cảm thấy xúc động, xuất gia, không bao lâu chứng quả A La Hán. Nói lên chánh trí của Ngài, Ngài lập lại những bài kệ trên. 152 / Tôn Giả Sambula - Kaccàna ( Thera. 24 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ), con một thị dân thuộc dòng họ Kaccàna, tên là Sambula, Ngài được biết với tên Sambula - Kaccàna. Sau khi nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp, Ngài xuất gia rồi đi đến miền phụ cận núi Hy Mã Lạp Sơn, tu học thiền quán trong một cái hang tên là Bheravàyanà ( đường đi dễ sợ ). Một hôm, một cơn giông tố trái mùa nổi lên, mây ùn ùn nổi lên trên hư không, sấm sét vang động, chớp sáng chói lòa, trời bắt đầu mưa đổ ào ào xuống. Các loài vật như gấu, dã can, trâu, voi đều la hét run sợ. Nhưng Vị Trưởng Lão phát triển thiền quán, không kể gì đến mạng sống của mình, không để ý đến tiếng động vang, nhưng cơn động làm cho dịu khí trời, tâm Ngài được tịnh chỉ, Ngài triển khai thiền quán, chứng được quả A La Hán với sáu thắng trí. Nghĩ đến thành quả đạt được, Ngài cảm thấy phấn khởi, Ngài nói lên chánh trí của Ngài, với những bài kệ : Mưa ào ào đổ xuống, Mưa ầm ầm vang động, Ta sống chỉ một mình, Trong hang động kinh hoàng, Dầu ta sống một mình, Trong hang động kinh hoàng, Ta không hoảng, sợ hãi, Không lông tóc dựng ngược Pháp nhĩ ta là vậy, Nên dầu sống một mình, Trong hang động kinh hoàng, Ta không hoảng, sợ hãi, Không lông tóc dựng ngược. 153 / Tôn Giả Khitaka ( Thera. 25 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong nước Kosala, con một Vị Bà La Môn, được đặt tên là Khitaka. Ngài nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp, xuất gia, sống trong rừng, không bao lâu chứng quả A La Hán. Hưởng được lạc giải thoát Niết Bàn, cảm thấy phấn khởi tinh cần, Ngài đi đến các Tỷ Kheo sống trong rừng để khích lệ, làm các vị ấy phấn khởi. Ngài nói những bài kệ này, trước hết vì hạnh phúc cho các Vị ấy, sau nói lên chánh trí của Ngài : Tâm ái như tảng đá Ðứng vững, không dao động, Hỡi những vật khả ái, Tâm không có tham ái, Ðối vật làm dao động, Tâm không có dao động, Tâm ai tu tập vậy, Từ đâu, khổ sẽ đến. Tâm ta như tảng đá Ðứng vững, không dao động, Ðối những vật khả ái, Tâm không có tham ái, Ðối vật làm dao động, Tâm không có dao động, Tâm ta tu tập vậy, Từ đâu, khổ đến ta. 154 / Tôn Giả Sona - Potiriyaputta ( Thera. 25 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu ( Ca Tỳ La Vệ ), con của điền chủ Potiriya, được đặt tên là Sona. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài trở thành tướng chỉ huy quân lực của Bhaddiya, một Vị Vua Sakka. Nay Bhaddiya đã xuất gia, và Ngài theo gương Bhaddiya cũng xuất gia, nhưng Ngài biếng nhác, không có tu thiền định. Thế Tôn ở tại vườn xoài Anupiya, chiếu hào quang đến Ngài, khích lệ Ngài tu tập chánh niệm, với những bài kệ như sau : Thầy chớ có ngủ nữa, Với đêm, sao vòng hoa, Ðêm này, người có trí, Thức dậy, không có ngủ. Nghe lời này, Ngài cảm thấy dao động mạnh, thấy rõ những khuyết điểm của Ngài, Ngài ngồi thiền ngoài trời, tu tập thiền quán, Ngài nói lên bài kệ : Khi con voi tấn công, Rơi từ lưng voi xuống, Trên chiến trường ta chết, Tốt hơn sống bại trận. Nói vậy, Ngài triển khai thiền quán, không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi Ngài lập lại bài kệ của Bậc Ðạo Sư, và với bài kệ của Ngài, Ngài nói lên chánh trí của mình. 155 / Tôn Giả Nisabha ( Thera. 25 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong xứ các dân tộc Koliya, trong một gia đình dân tộc, được đặt tên là Nisabha. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài chứng kiến sức mạnh uy nghi đức độ của Đức Phật trong trận chiến giữa dân tộc Sakka và dân tộc Koliya, khởi lòng tin, ngài xuất gia, chứng quả A La Hán. Thấy một Tỷ Kheo đồng Phạm hạnh dùng thời gian của mình rất là uổng phí, nên Ngài dùng những bài kệ này để khuyên răn Vị ấy, và nói lên Ngài thực hành những điều Ngài nói : Sau khi đã từ bỏ Năm loại dục trưởng dưỡng, Những vật thật khả ái, Khiến tâm ý thích thú, Với lòng tin, xuất gia, Chấm dứt sự khổ đau. Ta không hoan hỷ chết, Ta không hoan hỷ sống, Ta chờ đợi thời đến, Tỉnh giác và chánh niệm. 156 / Tôn Giả Usabha ( Thera. 25 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu ( Ca Tỳ La Vệ ), trong gia đình một Vị Vua Sakka, được đặt tên là Usabha. Khi Đức Phật về thăm bà con, Ngài thấy sức mạnh và sự sáng suốt của Đức Phật, khởi lòng tin và xuất gia, nhưng Ngài không làm các bổn phận của người tu hành, cả ngày giao du nhiều người, ban đêm thời lo ngủ. Một hôm, với tâm tư hôn trầm phóng dật, Ngài nằm ngủ, Ngài mộng thấy Ngài cạo đầu, đắp áo cà sa, ngồi trên lưng voi đi vào thành để khất thực; tại đấy, thấy quần chúng tụ tập đông đảo, Ngài cảm thấy xấu hổ và xuống voi không ngồi nữa. Ngài thức dậy, suy nghĩ : “ Vì sao, đây là cơn mộng hôn trầm và phóng dật, ta thấy ta nằm ngủ với tâm ưu não “. Ngài an trú thiền quán, không bao lâu chứng quả A La Hán. Như vậy lấy cơn mộng làm đề tài khích lệ, Ngài dùng những bài kệ để nói lên chánh trí của Ngài : Vai đắp phủ tấm y, Giống như màu bông xoài, Ngồi trên lưng con voi, Ta vào làng khất thực. Từ lưng voi leo xuống, Ta cảm nhận xúc động, Trước ta rất ngạo mạn, Nay ta thật lắng dịu, Ta đã chứng đạt được, Các lậu hoặc đoạn diệt. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 21 ) : Chương II - Hai Kệ - Phẩm Ba : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 138 / Tôn Giả Uttara ( Thera. 22 ) : Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở Sàketa, trong một gia đình Bà La Môn, được đặt tên là Uttara. Bị cảm hóa bởi thần thông song hành tại cây Gandamba ở Sàvatthi, Ngài được khích lệ xuất gia, khi Bậc Ðạo Sư ở Sàketa thuyết pháp tại vườn Kàlaka. Ði với Bậc Ðạo Sư đến Ràjagaha ( Vương Xá ), Ngài phát triển thiền quán, chứng được sáu thắng trí. Trở về Sàvatthi để hầu hạ Đức Phật, các Tỷ Kheo hỏi Ngài : “ Thưa Hiền Giả, Hiền Giả đã thành tựu những gì trong sự nghiệp giải thoát ? “. Ngài nói lên chánh trí của Ngài với bài kệ như sau : Ta liễu tri các uẩn, Ta khéo nhổ tham ái, Ta tu tập giác chi, Ta đạt lậu hoặc diệt. Do liễu tri các uẩn, Thoát ly kẻ gài lưới, Tu tập giác chi xong, Ta sẽ nhập Niết Bàn, Các lậu hoặc tận diệt. 139 / Tôn Giả Bhaddaji ( Thera. 22 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Bhaddiya ( tại Avantì phía Ðông Magadha ), con một nghị sĩ giàu có đến tám trăm triệu, Ngài được đặt tên là Bhàddiya và được nuôi lớn trong sự nuông chiều sang trọng, giống như Vị Bố tát trong đời sống cuối cùng của Ngài. Tập sớ kể câu chuyện của Ngài chứng quả A La Hán khi nghe Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên, chính Đức Phật đích thân đến tìm Ngài. Ngài đi theo Bậc Ðạo Sư với hàng tùy tùng, sau một tuần đến tại Kotigàma, và đi lánh đến bờ sông Hằng, Ngài nhập thiền định. Ngài chỉ xuất định, khi Đức Phật đến gần và không vâng lời các Vị Trưởng Lão đi trước. Ðể xác minh quả chứng vô thượng của Ngài, Đức Phật mời Ngài lên chiếc phà của Ngài và yêu cầu Ngài hiện thần thông. Bhaddiya làm nổi lên cung điện bị chìm, khi Ngài trú tại đấy, trong thời Ngài là Vua Panàda. Câu chuyện này được kể trong chuyện Jàtaka Mahàpanàda. Ngài diễn tả lâu đài bằng vàng, trong ấy Ngài đã sống trong một thời gian. Rồi Ngài nói về Ngài khi tự ngã được đoạn diệt, như là thuộc một người khác : Pa Nà Đa là tên, Của vị hoàng đế ấy, Với trụ lễ bằng vàng, Ngang có mười sáu nhà, Tính về lượng bề cao, Cao hơn một ngàn lần. Có đến ngàn tam cấp, Với trăm nóc hình tròn, Trang hoàng với cờ xí, Với ngọc báu chói sáng, Ở đấy, Càn that bà, Các tiên nữ hát múa, Con số lên sáu ngàn, Với tổng số bảy đoàn. 140 / Tôn Giả Sobhita ( Thera. 22 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn, được đặt tên là Sobhita. Sau khi được nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp, Ngài xuất gia, chứng được sáu thắng trí, Ngài thực hành nhớ đến các đời sống quá khứ, thành tựu túc mạng thông, được Đức Phật xác nhận là vị nhớ đến đời sống quá khứ đệ nhất. Cảm thấy phấn khởi trong quả chứng của mình, Ngài nói lên những bài kệ : Tỷ Kheo giữ chánh niệm, Với trí tuệ tinh cần, Một đêm, ta nhớ đến, Có đến năm trăm kiếp. Ta tu Bốn niệm xứ, Bảy giác chi, Tám thánh ( đạo ), Một đêm, ta nhớ đến, Có đến năm trăm kiếp. 141 / Tôn Giả Valliya ( Thera. 22 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Vesàli, trong một gia đình Bà La Môn, được đặt tên là Kanhamitta. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài thấy uy nghi đức độ của Đức Phật khi Đức Phật đến Vesàli. Khởi lòng tin, Ngài xuất gia với sự hướng dẫn của Tôn Giả Mahà Kassapa ( Ðại Ca Diếp ). Với trí tuệ chậm chạp và mới bắt đầu tinh tấn, Ngài phải dựa vào trí tuệ của các đồng Phạm hạnh đến nỗi Ngài được gọi là Valliya ( loài cây leo ), vì loài cây này không thể tự lớn được, nếu không dựa vào một vật gì. Một hôm, Ngài đi nghe Trưởng Lão Venudatta giảng, Ngài trở thành sáng suốt, trí tuệ chín muồi, Ngài hỏi Vị Thầy của Ngài với những bài kệ : Những bổn phận cần làm, Với tinh cần tinh tấn, Những bổn phận cần làm Với người muốn giác ngộ. Con sẽ làm tất cả, Con không có thối thất, Hãy xem sự tinh tấn, Sự nỗ lực của con. Ngài hãy nói cho con, Con đường nhập bất tử, Với yên lặng thiền tư, Con đạt Thánh yên lặng, Như dòng sông Hằng Hà, Nhập sâu vào biển cả. 142 / Tôn Giả Vitàsoka ( Thera. 22 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, vào năm thứ 218, là em trai Vua Dhammàsoka ( A Dục ), được đặt tên là Vitàsoka. Ðến tuổi trưởng thành, Ngài thành tựu những đức tánh thích hợp với tuổi trẻ hoàng tộc. Rồi Ngài trở thành đệ tử của Trưởng Lão Giridatta và thông hiểu về Kinh tạng và Luận tạng A Tỳ Đàm. Một hôm, khi Ngài đang cắt tóc, Ngài lấy gương soi, thấy một vài sợi tóc bạc. Bị dao động mạnh, Ngài phát triển thiền quán, với sự nỗ lực cố gắng thiền định, khi Ngài đang ngồi, Ngài chứng quả Dự lưu, Ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Giridatta, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài với bài kệ : Hãy cạo tóc cho ta Người cạo tóc đã đến, Ta cầm lấy cái gương, Quan sát thân thể ta. Thân được thấy trống rỗng, Chìm tối trong đêm đen, Mọi vải quấn chặt đứt, Nay không còn tái sanh. 143 / Tôn Giả Punnamàsa ( Thera. 23 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình vị điền chủ. Khi sanh đứa con đầu tiên, Ngài xuất gia, sống gần một làng, Ngài tinh tấn tu hành cho đến khi Ngài chứng được sáu thắng trí. Ngài đi đến Sàvatthi đảnh lễ Bậc Ðạo Sư và ở tại một nghĩa địa. Rồi đứa con Ngài chết và vợ Ngài không muốn tài sản bị Vua tịch thu, vì không có thừa tự nên đi đến Ngài với một số đông tùy tùng và yêu cầu Ngài từ bỏ đời sống xuất gia. Muốn nói lên sự giải thoát thế tục và quả chứng của Ngài, Ngài đứng trên hư không, nói lên những bài kệ : Từ bỏ năm triền cái, Ðạt an ổn khỏi ách, Nắm giữ gương Chánh pháp, Biết và thấy tự ngã. Ta quán sát thân này, Từ trong cho đến ngoài, Thân được thấy trống không, Trong thân cả ngoài thân. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 20 ) : Chương II - Hai Kệ - Phẩm Hai : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 134 / Tôn Giả Tissa ( Thera. 21 ) : Trong thời kỳ Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), trong một gia đình Bà La Môn, tên là Tissa và trở thành một chuyên viên về ba tập Vệ đà. Giảng bùa chú cho hơn năm trăm Bà La Môn trẻ, và danh tiếng đồn vang. Khi Thế Tôn đến Ràjagaha ( Vương Xá ), Tissa thấy uy nghi đức độ của Đức Phật, khởi lòng tin, xuất gia, về sau chứng quả A La Hán, do phát triển thiền quán. Nhờ vậy, Ngài trở thành có danh tiếng nữa. Có một số Tỷ Kheo thiên về thế lợi, thấy Ngài có được trọng vọng, nên không thể chịu nổi. Ngài biết như vậy, nói lên sự nguy hiểm của danh vọng và sự thoát ly của Ngài đối với danh vọng, ngang qua những bài kệ này : Vị trọc đầu, đắp y, Ðược nhiều kẻ thù oán Khi nhận đồ ăn uống, Vải mặc và chỗ nằm. Biết nguy hiểm như vậy, Biết có sợ hãi lớn, Trong cung kính cúng dường; Vị Tỷ Kheo xuất gia, Nhận ít, không tham đắm, Luôn luôn giữ chánh niệm. 135 / Tôn Giả Kimbila ( Thera. 21 ) : Ngài gặp Đức Phật, xúc động, xuất gia đã được nói trong chương một, với câu kệ : “ Như bị cảm hóa bởi sức mạnh “. Ở đây, Vị Trưởng Lão sống thân thiết với các bạn, các Tôn Giả Anuruddha, Bhaddiya. Trong vườn trúc phía Ðông, Các Thích Tử thân hữu, Từ bỏ những tài sản, Không phải là ít oi, Vui thích với những gì, Nhận được từ bình bát. Siêng, tinh cần, tinh tấn, Thường kiên trì hăng hái, Ưa thích lạc pháp vị, Từ bỏ lạc thế gian. 136 / Tôn Giả Nanda ( Thera. 21 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu, con Vua Suddhodana ( Tịnh Phạn ) và bà Mahàpajàpati, vì đem lại hoan hỷ cho bà con nên được gọi là Nanda. Khi đến tuổi trưởng thành, Bậc Ðạo Sư chuyển bánh xe pháp đi đến Kapilavatthu, với lòng từ mẫn độ chúng sanh. Nhân có dịp trời mưa, Thế Tôn kể chuyện tiền thân Vessantara. Trong ngày thứ hai, với câu kệ : “ Hãy đứng dậy ! “. Thế Tôn giúp cho Phụ thân chứng quả Dự lưu. Với câu kệ : “ Hãy sống theo Phạm hạnh “. Thế Tôn giúp Bà Mahàpajàpati cũng chứng quả Dự lưu, rồi Thế Tôn giúp Phụ thân chứng thêm quả Nhất lai. Ngày thứ ba khi đi khất thực tại phòng đăng quang, lúc mọi người đang chúc mừng Hoàng Tử Nanda trong ngày lễ đám cưới, Bậc Ðạo Sư đưa bình bát, đi theo Bậc Ðạo Sư đến tinh xá và Đức Phật độ cho Nanda xuất gia, dầu Ngài không bằng lòng. Từ lúc ấy, biết được Nanda không ưa thích đời sống xuất gia, Bậc Ðạo Sư tiếp tục giáo hóa cho đến khi Nanda, nhờ thiền định, phát triển thiền quán và đạt được quả A La Hán. Về sau, hưởng thọ lạc giải thoát, Ngài nói : “ Ôi tuyệt diệu thay pháp môn Phật dạy. Nhờ vậy ta thoát khỏi sa lầy vào đầm tái sanh, đứng được trên bãi cát Niết Bàn “. Phấn khởi với suy nghĩ này, Ngài nói lên những bài kệ : Không như lý tác ý, Ta chuyên trang sức ngoài, Ta thô tháo dao động, Say đắm trong tham dục. Với phương tiện thiện xảo, Ta, bà con mặt trời, Ðược hướng về chánh lý, Làm ta thoát sanh hữu. Thế Tôn, biết được quả chứng tự tu, tự luyện của Ngài, tuyên bố Ngài là “ bậc tự chế ngự đệ nhất “ trong các đệ tử của Thế Tôn. 137 / Tôn Giả Sirimat ( Thera. 21 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi ( Xá Vệ ), trong nhà một thị dân, được đặt tên là Sirimat, vì gia đình Ngài được luôn luôn may mắn, và thành công. Em trai của Ngài, tăng trưởng tài sản được đặt tên là Sirivaddha ( tăng trưởng sự may mắn ). Cả hai thấy được uy nghi đức độ của Đức Phật khi Kỳ Viên được dâng cúng Đức Phật, khởi lòng tin xuất gia, Sirivaddha dầu chưa chứng được pháp thượng nhân, nhưng được hàng cư sĩ, hàng xuất gia tôn kính hoan nghênh. Nhưng Sirimat, vì nghiệp không được tốt đẹp nên ít được cung kính, tuy vậy, luôn luôn tu tập về chỉ và quán, ngài chứng được sáu thắng trí. Các Tỷ Kheo tầm thường và các Sa Di không biết Ngài chứng được Thánh quả, tiếp tục khinh thường Ngài và cung kính em của Ngài. Rồi Ngài đọc lên bài kệ, nói lên sự sai lầm của họ : Người khác tán thán nó, Kẻ tự ngã chưa định, Người khác khen sai lầm, Kẻ tự ngã chưa định. Người khác chỉ trích nó, Kẻ tự ngã đã định, Người khác chê sai lầm, Kẻ tự ngã khéo định. Rồi Sirivaddha nghe bài kệ, tâm sanh dao động, phát triển thiền quán, không bao lâu đạt được chơn giải thoát; và những ai chỉ trích Bậc Trưởng Lão, chúng tôi xin lỗi Ngài. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 6 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 35 / Tôn Giả Sàmannakàni ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một du sĩ và xuất gia theo Đức Phật. Khi thấy Đức Phật hóa hiện thần thông song hành; và nhờ thiền, Ngài chứng quả A La Hán. Lúc bấy giờ, một du sĩ tên Kàtiyàna, Ngài quen khi còn là cư sĩ, du sĩ này mất hết sự ủng hộ của Giới Cư Sĩ từ khi Đức Phật được mọi người qui ngưỡng, và trở thành khốn cùng. Kàtiyàna đến Ngài và yêu cầu Ngài ủng hộ để được hạnh phúc đời này đời sau, Ngài đáp : “ Hạnh phúc không liên hệ đến đời và chỉ những người hiểu biết quá trình tu chứng mới hưởng sự an lạc thuần nhất này “. Và Ngài nói lên bài kệ để chứng minh sự thành đạt của Ngài : Kẻ tìm lạc, được lạc, Nếu sở hành đúng đắn, Lại thêm được kính trọng, Danh vọng được tăng trưởng. Ai tu tập chánh trực, Con đường Thánh tám ngành, Ðây là đường lộ trình, Ðạt đến cảnh bất tử. 36 / Con Của Kunmà ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở xứ Anvanti thành Velukanda, và được đặt tên là Nanda. Nhưng vì Mẹ tên Kumà nên Ngài được gọi là con của Kumà. Khi nghe Tôn Giả Sàriputta thuyết pháp, Ngài xuất gia và tu tập trên sườn đồi. Nhưng chỉ sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và sửa lại phương pháp tu tập, Ngài mới chứng quả A La Hán. Khi đã trở thành A La Hán, Ngài thấy các Tỷ Kheo khác quá lo cho thân thể, nên Ngài dùng bài kệ để hướng dẫn họ theo Chánh pháp : Lành thay, điều được nghe ! Lành thay, hạnh phúc sống ! Lành thay, thường an trú ! Ðời sống kẻ không nhà. Tìm hỏi nghĩa Chánh pháp, Làm các hạnh cung kính, Ðấy là hạnh Sa Môn, Của bậc Vô sở hữu. 37 / Bạn Của Con Kumà ( Thera. 6 ) : Ngài được sanh trong thời Đức Phật hiện tại, tại thành Velukanda, trong một gia đình giàu có tên Sudanta. Có người nói Ngài tên là Vasulokì. Ngài trở thành bạn thân với con của Kumà. Khi con của Kumà xuất gia, Ngài nghĩ đạo của con Kumà không thể là đạo tầm thường nên đến nghe Bậc Ðạo Sư thuyết pháp. Nghe xong, Ngài cảm thấy nhiều xúc động và xuất gia. Ngài cùng an trú với con của Kumà trên sườn đồi để tu hành. Trong lúc ấy, nhiều Tỷ Kheo bộ hành nhiều địa phương, đều an trú tại chỗ hai Vị này và tạo nên cảnh ồn ào. Sudanta, tâm thiền định bị chi phối, lấy sự kiện này làm đề tài để tinh tấn tu hành và nói lên bài kệ này : Bộ hành nhiều xứ sở, Với hạnh không suy tưởng, Thiêu đốt phần thiền định, Ði khắp xứ làm gì ? Do vậy, ngăn vọng động, Không vọng hướng, hãy thiền. 38 / Tôn Giả Gavampati ( Thera. 6 ) : Ngài được sanh trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài là một trong bốn người bạn của Yasa ( Da Xá ). Khi họ nghe Yasa xuất gia, tất cả đều xuất gia và chứng quả A La Hán. Rồi Ngài sống ở rừng Anjana tại Sàkela, và hưởng lạc giải thoát. Khi bấy giờ, Thế Tôn đến với một số đông Tỷ Kheo tại Anjana. Chỗ ngủ không đầy đủ và một số Tỷ Kheo ngủ xung quanh tinh xá, trên bãi cát sông Sarabhà. Nửa đêm, nước sông dâng lên và các Tỷ Kheo trẻ la lớn. Thế Tôn nghe vậy, bảo Gavampati can thiệp, ngăn sông không cho dâng cao, khiến các Tỷ Kheo yên tâm. Vị Trưởng Lão với thần túc thông của mình, làm theo lời Phật dạy, dừng dòng sông lại từ xa, khiến dòng sông dựng đứng lại như ngọn núi, do vậy Ngài được mọi người biết là có thần thông. Một ngày kia, Thế Tôn đang thuyết pháp giữa một số đông người, thấy Gavampati vì lòng từ bi nghĩ đến đời, đức Phật tán thán các hạnh của Gavampati với bài kệ : Ai với thần túc thông, Dựng đứng Sarabhu, Chính Gavampati, Không ỷ lại, không động, Vượt qua mọi trói buộc, Chư Thiên đều đảnh lễ, Bậc Ðại Sĩ Mâu Ni Ðã vượt qua sanh hữu. 39 / Tôn Giả Tissa ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Kapilavatthu, con người Dì của Đức Phật và được đặt tên là Tissa. Ngài xuất gia theo Đức Phật, sống tại một lâm trại và tự phụ với địa vị của mình, tánh hay nóng nảy bất thường, vì vậy Ngài không làm bổn phận của mình được hăng hái. Rồi Bậc Ðạo Sư, với thiên nhãn thấy Ngài đang ngủ há miệng liền hiện đến trước Ngài, thức Ngài dậy với bài kệ : Như bị kiếm chém xuống, Như bị lửa cháy đầu, Vị Tỷ Kheo xuất gia, Chánh niệm, đoạn tham dục. 40 / Tôn Giả Vaddhamàna ( Thera. 7 ) : Ngài sanh ở Vesàli, trong gia đình một Vị Vua Licchavì, Ngài trở thành một thiếu niên có tín tâm và phục vụ Tăng Chúng. Về sau, khi đã xuất gia, Ngài trở thành biếng nhác và được Như Lai khích lệ với bài kệ : Như bị kiếm chém xuống, Như bị lửa cháy đầu, Vị Tỷ Kheo xuất gia, Chánh niệm, đoạn tham hữu. Chương I - Một Kệ - Phẩm Năm : 41 / Tôn Giả Sirivaddka ( Thera. 7 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), trong nhà một Bà La Môn giàu có. Khi Vua Bimbisàra gặp Bậc Ðạo Sư, do nghiệp duyên đời trước, Ngài xuất gia, đi đến một ngọn núi gần Vebhàra và Pandava, và trú tại chỗ ấy, chuyên hành tu tập. Một hôm, một cơn giông tố lớn nổi lên và sét đánh vào hang, nhưng nhờ gió lớn của các đám mây, làm nhẹ bớt sức nóng đang đè nặng trên Ngài, nhờ vậy với một nhiệt độ thích hợp, Ngài có thể thiền định, thiền quán và cuối cùng chứng quả A La Hán. Với bài kệ nói lên chánh trí của mình, Ngài thốt lên những lời như sau : Giữa đồi Vebhara, Giữa đồi Pandava, Sét đánh vào cửa hang, Ðứa con Bậc Vô Tỷ, Như vậy, vẫn ngồi thiền. 42 / Tôn Giả Khadira - Vaniya ( Thera. 7 ) - Ở Rừng Đệ Nhất: Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ) tại làng Nàlaka, con của nữ Bà La Môn Rùpasàrì. Khi Ngài lớn lên, Mẹ Ngài muốn Ngài lập gia đình, nhưng khi nghe Sàriputta xuất gia, Ngài bắt chước Sàriputta, đến các Tỷ Kheo xin được thọ giới, tự xưng là em trai của Sàriputta. Khi Ngài chứng quả A La Hán tại rừng cây xương rồng, Ngài đi đến Sàvatthi ( Xá Vệ ) để đảnh lễ Thế Tôn, và ở lại một vài ngày tại tịnh xá Jetavana ( Kỳ Viên ). Rồi Thế Tôn, ngồi giữa đại chúng Tỷ Kheo, xác nhận Ngài là Tỷ Kheo “ ở rừng đệ nhất “. Một thời khác, Ngài đi đến làng sanh quán, đem ba người cháu trai là con trai của ba người Chị Càlà, Upacàlà, Sisùpacàlà, cũng tên là Càlà, Upacàlà và Sisùpacàlà cho chúng xuất gia. Một hôm Ngài bị ốm và Sàriputta đi đến thăm, Revata muốn dạy cho ba người cháu chớ có phóng dật, nên khi thấy Sàriputta từ xa đến, bèn nói lên bài kệ : Hỡi này cháu Càlà, Này Upacàlà, Sisùpacàlà, Hãy sống, trú chánh niệm, Vị đang đến các con, Như vị bắn chẻ tóc. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 5 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Ba : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 28 / Con Trai Của Jambugàmika ( Thera. 5 ) : Ngài sanh ở Campà, con một cư sĩ tên Jambugàmika, và được gọi với tên Cha. Khi học tập hạnh Sa Di, Ngài ở Sàketa, tại rừng Anjana, Cha Ngài sợ Ngài không bền chí xuất gia, nên gửi Ngài bài kệ để tìm hiểu Ngài : Con có được thỏa mãn, Với y phục mang mặc ? Con có được hoan hỷ, Với trang sức điểm tô ? Và mùi hương thơm này, Do giới con tỏa ra, Chớ không do người khác Tạo mùi thơm như vậy ! Khi Ngài đọc bài kệ này, Ngài nghĩ rằng Phụ Thân Ngài nghi ngờ Ngài còn đang bị thế tục chi phối, và Ngài cũng chưa thoát khỏi địa vị phàm phu. Do vậy, Ngài cảm thấy xúc động, liền phát tâm tinh tấn tu hành và không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Với bài kệ của người Cha làm đề tài thiền quán, cuối cùng Ngài chứng quả A La Hán. Và vừa để nói lên chánh trí, vừa tán thán người Cha, Ngài nói lên bài kệ. 29 / Tôn Giả Hàrita ( Thera. 5 ) : Sanh ra trong thời Đức Phật hiện tại ở Sàvatthi, con một Bà La Môn giàu có. Cha Mẹ cưới cho Ngài một người vợ trẻ đẹp hoàn toàn xứng đôi vừa lứa, và Ngài sống sung sướng bên người vợ của Ngài. Một hôm, Ngài đang ngắm nhìn sắc đẹp của vợ mình, do nghiệp nhân đời trước, Ngài được nhắc lại là sắc đẹp ấy cũng vô thường. Vài ngày sau, vợ Ngài bị con rắn đen cắn và bị chết. Bị đau khổ bởi cái chết này, Ngài đi yết kiến Đức Phật, được nghe pháp và xuất gia. Nhưng khi Ngài tu về Giới, Ngài không giữ được tâm cho chánh trực. Khi đi khất thực, Ngài thấy một người làm tên, dùng dụng cụ làm cho cây tên được ngay thẳng, Ngài suy nghĩ : “ Những người này còn làm cho một cây tên ngay thẳng “. Ngài quay về, ngồi nghỉ trưa, phát triển thiền quán. Và Ngài thấy Đức Phật hiện ra trước mặt Ngài, ngồi trên hư không, và dạy Ngài với bài kệ này : Thầy hay làm tự ngã, Ðược thấm nhuần hướng thượng, Như người thợ cung tên Làm cây tên ngay thẳng, Hãy làm tâm ngay thẳng, Hỡi này Ha Ri Ta ! Hãy chặt đứt vô minh. Nghe Thế Tôn dạy, Ngài phát triển thiền quán, và không bao lâu trở thành Vị A La Hán. Ngài liền nói lên bài kệ này như lời tuyên bố chánh trí của Ngài. 30 / Tôn Giả Ittiya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi con trai một Bà La Môn, và xuất gia để tìm đời sống bất tử, trở thành một du sĩ ngoại đạo. Một ngày kia, trong khi bộ hành Ngài gặp Thế Tôn đang thuyết pháp và Ngài xin xuất gia. Vì giới hạnh Ngài không thanh tịnh, nên Ngài không đạt được Thánh quả. Thấy các Tỷ Kheo khác nói lên chánh trí của mình, Ngài xin Thế Tôn một bài học tóm tắt. Ðức Phật trả lời Ngài phải làm cho thanh tịnh nếp sống căn bản và Đức Phật dạy Ngài về nếp sống căn bản một cách tóm tắt, Ittiya học tập bài học này, phát triển thiền quán, nhưng rồi bị bệnh. Trong sự cố gắng tối hậu, Ngài chứng được quả A La Hán. Vì Ngài chứng được Thánh quả trước những trở ngại lớn như vậy, Ngài nói lên chánh trí của Ngài liên hệ đến cơn bệnh của Ngài : Trong khi ta lâm bệnh, Niệm khởi lên nơi ta, Trong khi ta lâm bệnh, Không phải thời phóng dật. Chương I - Một Kệ - Phẩm Bốn : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 31 / Tôn Giả Gahvaratìrya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi trong một gia đình Bà La Môn và được gọi là Aggidatta. Khi lớn lên Ngài thấy Đức Phật hiện hóa thần thông song hành, khởi lòng tin và xuất gia. Lấy một đề tài để hành trì, Ngài đi vào rừng Ratìra và được biết với tên là Gahvaratìriya, phát triển thiền quán, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật ở Sàvatthi, các bà con Ngài nghe tin Ngài đến, liền cúng dường Ngài rất nhiều. Khi Ngài muốn trở lui lại khu rừng, các bà con ngăn lại, nói rằng núi nhiều muỗi và ruồi lằng rất khó sống. Ngài trả lời đời sống rừng núi thích hợp với Ngài và Ngài nói lên chánh trí của Ngài với bài kệ : Trong núi rừng rộng lớn, Bị muỗi lằng đốt cắn, Như voi đầu chiến trận, Tại đấy sống chánh niệm. 32 / Tôn Giả Suppiya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật tại thế, do nghiệp quá khứ, Ngài được sanh trong gia đình người giữ nghĩa địa ở Sàvatthi. Ðược bạn Sopàka thuyết pháp cảm hóa, Ngài xuất gia và chứng được quả vị cao nhất, và trong bài kệ, Ngài nói lên chánh trí của Ngài khi đang phấn đấu để chứng quả A La Hán. Bị già, được không già, Bị nung nấu, được tịnh, Mong rằng ta sẽ được Tịch tịnh thật tối thượng, An ổn thật vô thượng, Thoát khỏi các khổ ách. 33 / Tôn Giả Soopaka, Một Tỷ Kheo Trẻ Con ( Thera. 6 ) : Ngài sanh trong thời Đức Phật hiện tại ở Sàvatthi, từ một người đàn bà rất nghèo khổ. Khi bà mẹ đau đẻ, bà bất tỉnh và người ta tưởng bà đã chết nên đem thân bà đi thiêu. Một phi nhân không cho lửa đốt cháy, làm mưa làm gió và những người thiêu thân bỏ đi. Ðứa con trẻ được sanh mạnh khỏe, còn người Mẹ bị chết. Vị phi nhân hóa làm người, bế đứa con và bỏ trong nhà người giữ nghĩa địa, nuôi đứa con trong một thời gian với đồ ăn thích hợp. Sau đó, người giữ nghĩa địa nhận làm con nuôi, và Sopàka lớn lên với Suppiya, con trai nhỏ của người giữ cửa. Vì Ngài sanh ở nghĩa địa, nên đặt tên là Sopàka. Khi Ngài bảy tuổi, Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh, vào buổi sáng, nhìn xem những ai có thiện căn tốt lành, thấy Sopàka và đi đến nghĩa địa. Sopàka được nghiệp duyên đời trước, đi đến Thế Tôn với tâm tư hoan hỷ và đảnh lễ Thế Tôn, Thế Tôn thuyết pháp và Sopàka xin xuất gia. Sau khi được phép người Cha nuôi, Sopàka xuất gia và được dạy tình thương huynh đệ làm đề tài tu hành. Sopàka lấy đề tài này và sống ở nghĩa địa và chứng được cảnh giới thiền tương đương. Lấy cảnh giới thiền làm đề tài căn bản, Ngài triển khai thiền quán và chứng được quả A La Hán. Sau khi chứng quả, Ngài làm bài kệ, trong ấy Ngài nêu cho các Tỷ Kheo rõ đề tài tình thương anh em, không có phân biệt người thân kẻ sơ. Với tất cả, tình thương phải là một, bao trùm mọi cảnh giới, mọi chúng sanh mọi thời gian : Như người mẹ tốt lành Thương người con độc nhất, Cũng vậy đối chúng sanh, Ðủ mọi loài, mọi chỗ, Hãy có lòng tốt đẹp, Thương mến và từ ái. 34 / Tôn Giả Posiya ( Thera. 6 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một triệu phú ở Sàvatthi, là em trai của Trưởng Lão Sangàmaji. Khi lớn lên, Ngài lập gia đình. Khi sanh được đứa con trai, do nghiệp duyên đời trước, Ngài cảm thấy lo lắng trước vấn đề sống chết, nên Ngài xuất gia, sống một mình trong rừng và tu tập đề tài bốn sự thật. Sau một thời gian, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến Sàvatthi để đảnh lễ Thế Tôn và về thăm lại nhà cũ, người vợ cũ cúng dường Ngài và muốn cám dỗ Ngài sống lại đời sống cũ, Ngài biết được dụng ý của vợ Ngài nên cáo lui và về lại trong rừng, các bạn đồng tu hỏi vì sao Ngài về sớm như vậy, Ngài kể lại câu chuyện đã xảy ra và nói lên bài kệ : Không gần là tốt đẹp, Kẻ trí thường biết vậy, Từ làng đi đến rừng, Từ rừng, ta vào nhà, Từ đấy, đứng dậy đi, Không đoái hoài Bô Syà. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 4 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Hai : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 19 / Tôn Giả Kula ( Thera. 4 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, xuất gia và vì tâm tư chưa được thăng bằng, Ngài không chú tâm được trên một đề tài nhất định. Một ngày kia đi khất thực, Ngài thấy người dẫn nước bằng cách đào cách kinh dẫn nước. Trong thành phố, Ngài thấy người làm cung tên uốn nắn cung tên bằng nheo một con mắt như thế nào, và khi trở về với bình bát đầy đồ ăn, Ngài thấy những người làm xe sửa soạn trục xe, bánh xe và vành xe như thế nào. Bước vào tịnh xá, dùng cơm xong, khi đang nghỉ trưa, Ngài nghĩ đến ba phương pháp nhiếp phục này, và lấy chúng làm khích lệ và dùng chúng để tự mình tu tập, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Liên hệ những bài học này với sự tu tập tâm của mình, Ngài nói lên lời chánh trí với bài kệ như sau : Người trị thủy dẫn nước, Kẻ làm nên nắn tên, Người thợ mộc uốn gỗ, Bậc tự điều, điều thân. 20 / Tôn Giả Ajita ( Thera. 4 ) : Khi Bậc Ðạo Sư còn sống, Ngài được sanh ở Sàvatthi con của một Bà La Môn làm nghề đánh giá hàng hóa cho Vua Kosala. Ngài trở thành một ẩn sĩ tu theo Bàvari, một Vị Bà La Môn có học thức ở vườn Kapittha trên bờ sông Godhàvarì. Bàvarì bảo Ngài cùng với Tissa và Metteya đi đến Bậc Ðạo Sư. Ajita được Đức Phật cảm hóa, và xuất gia. Lựa một đề tài để thiền quán, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Ngài nói lên sự thắng trận của Ngài với bài kệ này : Ta không có sợ chết, Không ưa thích sanh mạng, Ta sẽ bỏ thân này, Tỉnh giác và chánh niệm. Chương I - Một Kệ - Phẩm Ba : 21 / Tôn Giả Nigrodha ( Thera. 4 ) : Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn có danh tiếng ở Sàvatthi. Khi tinh xá Jetavana được dâng cúng Đức Phật, trông thấy tướng tốt uy nghiêm của Đức Phật, Ngài được cảm hóa và xuất gia. Khi phát triển thiền quán, Ngài có thể đạt được sáu thắng trí, suy tư đến sự an lạc quả chứng, sự lợi ích của giáo pháp giúp thoát khỏi tái sanh, Ngài nói lên bài kệ này để tuyên bố chánh trí của Ngài : Ðối với ta, sợ hãi Không làm ta sợ hãi, Thâm hiểu đạo bất tử, Bậc Ðạo Sư chúng ta Không tìm được chân đứng, Ở đâu, sự sợ hãi, Chỗ ấy Vị Tỷ Kheo Dẫn bước trên đường ấy. 22 / Tôn Giả Cittaka ( Thera. 4 ) : Ngài sanh ở Ràjagaha, con một gia đình Bà La Môn giàu có. Khi Bậc Ðạo Sư ở vườn Trúc Lâm, Cittaka đến nghe Đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lựa Giới, Luật làm đề tài tu tập, Ngài vào một khu rừng và tu tập thiền định, với thiền quán khai triển, ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật, được các Vị đồng Phạm hạnh hỏi Ngài có tinh tấn tu hành khi ở trong rừng không, Ngài trả lời có và với bài kệ này, Ngài nói lên chánh trí của Ngài. Chim công, màu xanh biếc, Cổ đẹp, có màu tươi, Ðang gọi nhau trong rừng, Rừng Kà Ram Vi Yà, Với gió mát tiếng trong, Chúng gọi và thức dậy, Vị hành thiền đang ngủ. 23 / Tôn Giả Gosàla ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Magadha giàu có, Ngài có quen với Sonakutikanna. Khi được biết Sonakutikanna xuất gia, Ngài bị dao động và suy nghĩ : “ Vị ấy có tài sản lớn mà còn xuất gia, sao ta lại không làm theo ? ”. Rồi Ngài xuất gia, dùng Giới, Luật làm đề tài thiền quán và tìm một chỗ thích hợp, Ngài lựa một cao nguyên không xa làng sanh quán. Mẹ Ngài ngày nào cũng bố thí cúng dường. Một hôm cúng cho Ngài cháo, cơm nấu với mật và đường, Ngài nhận đồ cúng dường, ngồi ăn dưới bóng một ngọn đồi có tre mọc dày. Với tay và bát rửa sạch, được ăn một bữa ăn thích hợp, Ngài phát tâm thiền quán và chú tâm vào vấn đề sanh diệt các pháp, đạt được thiền định cao nhất, chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa, về pháp. Ngài muốn đi lên ngọn đồi để hưởng an lạc thiền vị, Ngài nói lên kinh nghiệm của Ngài với bài kệ : Ta ăn tại khóm trúc, Với cháo cơm và mật, Ta chấp nhận toàn diện, Lời dạy bậc đáng kính, Tánh sanh diệt các uẩn, Ta sẽ lên ngọn núi, Tăng trưởng hạnh viễn ly. 24 / Tôn Giả Sugandha ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Vì lời phát nguyện trong quá khứ, khi Ngài sanh ra, hương thơm tỏa khắp nhà, do vậy được đặt tên là Sugandha ( hương thơm ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài được khuyến khích xuất gia, khi nghe Trưởng Lão Mahà Sela thuyết pháp; sau bảy ngày, Ngài chứng quả A La Hán. Nói lên chánh trí của mình, Ngài thuyết bài kệ này : Xuất gia, mùa mưa qua, Thấy pháp tánh các pháp, Ba minh chứng đạt được, Làm xong lời Phật dạy. 25 / Tôn Giả Nandiya ( Thera. 5 ) : Ngài được sanh ở Kapilavatthu, trong nhà một vương tộc Thích Ca, và Cha Mẹ Ngài nói : “ Con ta sanh đem lại hoan hỷ trong nhà “ và đặt tên Ngài là Nandiya. Lớn lên, Ngài xuất gia, khi Anuruddha và các bạn đều xuất gia. Nhờ chú tâm học tập và lời phát nguyện quá khứ, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài sống với Trưởng Lão Anuruddha và các bạn tại rừng Trúc phía Ðông. Tại đấy, Ác ma muốn làm Ngài sợ hãi, hiện ra trong hình thù rất dễ sợ, nhưng Ngài đuổi Ác ma đi với những lời như sau : “ Này Ác ma, Ngươi làm gì với những người đã vượt qua cảnh giới của ngươi. Do vậy, Ngươi chỉ gặp thất bại và bất hạnh “. Với ai, tâm thường hằng, Hướng mạnh về Chánh pháp, Pháp phát sanh hào quang, Pháp đạt đến Thánh quả, Vị Tỷ Kheo như vậy, Nếu Nhà ngươi muốn chống, Hỡi này kẻ Quỷ đen ! Ngươi đi đến đau khổ. 26 / Tôn Giả Abhaya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh là con Vua Bimbisàra ( Bình Sa ). Giáo Chủ Nàtaputta dạy Ngài một mưu chước để đánh bại Sa Môn Gotama trong cuộc tranh luận, nhưng trong câu trả lời của Sa Môn Gotama, Ngài thấy sự thất bại của giáo chủ phái Ni Kiền Tử và sự sáng suốt của Sa Môn Gotama. Do vậy, sau khi Vua từ trần, Abhaya xuất gia. Nhờ giảng Kinh Ví Dụ Cái Lỗ Trong Cây Gỏ, Ngài chứng quả Dự lưu. Rồi với sự cố gắng tinh cần, Ngài chứng quả A La Hán. Do vậy, phấn khởi trước thành quả đạt được, Ngài nói lên chánh trí của Ngài : Nghe được lời khéo giảng, Bậc bà con mặt trời, Ta đâm thủng tinh vi, Như tên chẻ ngọn tóc. 27 / Tôn Giả Lomasakangìya ( Thera. 5 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Kapilavatthu, trong một gia đình họ Thích Ca. Ngài rất yếu đuối và thân Ngài có lông mịn nên được gọi là Lomasakangiya. Khi Anuruddha và một số hoàng tử trẻ Sakya xuất gia, Ngài không theo. Rồi Candana, một người bạn cũ thời trước, hỏi về “ Nhứt dạ hiền giả - Bhaddekaratta ”, Ngài trả lời không được và đến hỏi Đức Phật. Ðức Phật khuyên Ngài xuất gia và về xin phép Cha Mẹ. Khi Mẹ Ngài sợ Ngài yếu đuối, Ngài trả lời với bài kệ như sau : Cỏ dabba, kusa, Các loài cỏ đâm ngực, Loài cỏ tên munja, Cỏ tên pabbaja. Từ nơi ngực của ta, Ta sẽ đẩy chúng lui, Ta sẽ làm tăng trưởng, Hạnh cô độc viễn ly. Nghe xong, Mẹ Ngài bằng lòng để Ngài xuất gia, và được phép Bậc Ðạo Sư cho xuất gia. Sau thời gian học tập, Ngài muốn đi vào rừng để thiền quán. Các Tỷ Kheo ngăn lại, nói Ngài yếu đuối làm sao sống trong rừng núi được. Ngài lập lại bài kệ này và đi vào rừng tu thiền, chứng sáu thắng trí. Khi Ngài chứng quả A La Hán, Ngài tuyên bố chánh trí của Ngài với bài kệ nói trên. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 2 ) : Chương I - Một Kệ - Phẩm Một : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 5 / Tôn Giả Dabba ( Thera. 2 ) : Ngài sanh ra trong gia đình của dân tộc Mallà ở Anupiyà. Khi mới bảy tuổi, Ngài được thấy Bậc Ðạo Sư khi Thế Tôn viếng thăm xứ sở và nhà của Ngài. Ngài bị ảnh hưởng đến nỗi Ngài xin phép Bà Nội cho được xuất gia với Bậc Ðạo Sư, Mẹ Ngài đã mất khi sanh Ngài. Bà Nội Ngài đưa Ngài đến yết kiến Đức Phật và Đức Phật giao cho một Tỷ Kheo làm lễ xuất gia cho Ngài. Ngài với nghiệp nhân quá khứ với ước vọng tương lai đang chín muồi, nên chứng được bốn quả liên tiếp chính trong khi Ngài được cạo tóc. Khi Bậc Ðạo Sư từ giã xứ Mallà để đi về Vương Xá, Dabba thiền quán một mình, và muốn dùng thân để phục vụ Giáo Hội và nhận công việc phân phối chỗ ngủ, tổ chức các buổi ăn. Bậc Ðạo Sư chấp nhận công việc làm này, xác nhận sự thành công của Ngài, khả năng thần thông của Ngài, với ngón tay chói sáng của mình soi sáng cho các đồng Phạm hạnh về chỗ ngủ. Các sự việc này được nói đến trong Luật tạng. Khi bị các Tỷ Kheo theo phe với Mettiya và Bhummajika vu khống, làm hại và Ngài được Giáo Hội che chở và biện minh, Tôn Giả Dabba ý thức được lòng từ của mình đối với các vị khác, liền nói lên bài kệ như sau : Ai thật khó nhiếp phục, Nay đã được nhiếp phục, Dabba tự biết đủ, Nghi ngờ được vượt qua, Thắng trận, không sợ hãi, Dabba trú tịch tịnh. 6 / Tôn Giả Sìla - Vaniya ( Thera. 2 ) : Ðây là bài kệ của Trưởng Lão Sambhùta, Ngài được sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), con trai một Bà La Môn có danh tiếng, tên là Sambhùta. Với ba người bạn Bhùmija, Jeyyasena và Abhiràdana. Ngài nghe Thế Tôn thuyết pháp và Ngài xuất gia. Khi đang tu tập thiền quán thân bất tịnh, Ngài ở luôn luôn tại Sitavana ( rừng mát ) và được gọi là Sitavaniya ( vị ở rừng mát ). Khi thấy các Tỷ Kheo đang đi đến yết kiến Đức Phât, Ngài nói : “ Thưa các Hiền Giả, các Hiền Giả hãy đảnh lễ Bậc Ðạo Sư thay mặt tôi và thưa với Bậc Ðạo Sư như sau : Có Tỷ kheo đi đến Rừng Sitavana, Sống một mình, độc cư, Biết đủ, tâm nhập định, Thắng trận, không kinh hoàng, Kiên trì hộ thân niệm. 7 / Tôn Giả Bhalliya ( Thera. 2 ) : Với người anh là Tapussa, trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở thành Pokkharavatì, con một người đánh xe cho đoàn lữ hành. Khi đoàn lữ hành đi ngang một khu rừng có bóng mát một đoạn đường bùn lầy ngăn đoàn lữ hành lại. Một Vị Thần Cây, là người bà con hiện ra và nói : “ Thế Tôn vừa mới thành đạo và đang ngồi thiền bảy ngày dưới gốc cây. Hãy cúng dường đồ ăn. Như vậy, các người được hạnh phúc và lợi ích “. Cả lữ đoàn hoan hỷ, không chờ nấu cơm, đem bánh gạo và mật đến cúng dường Thế Tôn. Khi Thế Tôn chuyển pháp luân ở Benares, Thế Tôn đi đến Vương Xá. Ở đây, Tapussa và Bhalliya hầu hạ Ngài và nghe pháp, Tapussa trở thành một cư sĩ, còn Bhalliya thời xuất gia và thành tựu được sáu thắng trí. Một ngày kia, Ác ma hiện ra dưới hình thức cực kỳ kinh hoàng, nhưng Bhalliya đã vượt qua mọi sợ hãi, nên nói lên bài kệ như sau, khiến Ác ma phải thất vọng : Ai đuổi đi thần chết, Với đạo binh của nó, Những dòng nước lớn mạnh, Trói cây lau yếu ớt, Thắng trận, không sợ hãi, Nhiếp phục, trú tịch tịnh. 8 / Tôn Giả Vìra ( Thera. 2 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi ( Xá Vệ ) trong gia đình vị bộ trưởng Vua Pasenadi ( Ba Tư Nặc ), và được gọi là Vìra. Ngài rất giỏi về thể thao và võ nghệ, và trở thành một chiến sĩ. Sau khi lập gia đình với sự bằng lòng của Mẹ Cha, Ngài có một đứa con trai. Thấy sự khổ lụy, tiếp tục tái sanh, Ngài xuất gia và nhiệt tâm tinh cần, Ngài chứng được sáu thắng trí. Khi đã thành Vị A La Hán và sống thọ hưởng an lạc giải thoát, vợ của Ngài muốn cám dỗ Ngài trở về với gia đình bằng nhiều hình thức. Nhưng Tôn Giả nói rằng : “ Người đàn bà này muốn cám dỗ ta, không khác gì người muốn xô ngã núi Sineru với cánh một con ruồi “. Và Ngài thuyết lên bài kệ này để nói rằng sự cám dỗ của vợ cũ của Ngài thật là vô ích : Ai thật khó nhiếp phục Nay đã được nhiếp phục, Vìra tự thỏa mãn, Nghi ngờ được vượt qua, Thắng trận, không kinh hoàng, Vìra trú tịch tịnh. Người đàn bà nghe Ngài nói rất lấy làm xúc động và nghĩ rằng : “ Chồng ta đã thành đạt thù thắng như vậy. Vậy đời sống gia đình có gì là tốt đẹp cho ta “. Rồi đi đến tịnh xá các Tỷ Kheo Ni xin được xuất gia và chứng được ba minh. 9 / Tôn Giả Pilinda - Vaccha ( Thera. 2 ) : Ngài sanh ở Sàvatthi, là con một Bà La Môn, trước khi Thế Tôn thành đạo và được đặt tên là Pilinda. Vaccha là tên của dòng họ. Ngài trở thành một ẩn sĩ và được một bùa phép tên là Tiểu Gandhàra ( có thể đi trên hư không và tha tâm thông ) và nhờ vậy được nổi danh. Khi Đức Phật thành đạo, bùa phép này không còn hiệu lực. Khi Ngài nghe được bùa phép Ðại Gandhàra làm bùa phép tiểu Gandhàra mất hiệu lực, Ngài kết luận Sa Môn Gotama biết được bùa phép Ðại Gandhàra và Ngài đến hầu hạ Đức Phật để học cho được bùa phép ấy, Đức Phật dạy : “ Phải xuất gia “, Ngài tưởng rằng xuất gia là điều kiện để chứng được bùa phép nên vâng lời theo. Ðức Phật dạy Ngài Chánh pháp và phương pháp thiền quán, chẳng bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Nhờ sự hướng dẫn của Pilinda trong một đời trước, được sanh làm Chư Thiên, Vị này hầu hạ Ngài sớm chiều để tỏ lòng biết ơn. Do vậy, Ngài được xem là Vị Tỷ Kheo được Chư Thiên ái kính, và được Đức Phật xác nhận cho địa vị ấy. Một hôm, Tôn Giả Pilinda ngồi giữa hội Chúng Tỷ Kheo, suy tư đến sự thành tựu của mình, tuyên bố cho chúng biết bùa phép ấy đã đưa Ngài đến gặp Thế Tôn và nói lên bài kệ này : Lời khuyên đến, tốt lành ! Lời không tốt, không đến ! Lời khuyên đến với ta, Không thuộc về tà ác ! Giữa các pháp phân biệt, Ta đến pháp tối thượng. 10 / Tôn Giả Punnamàsa ( Thera. 3 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh làm con của Samiddhi, một Bà La Môn ở Sàvatthi, Ngài xuất gia được khi sanh được đứa con trai, thọ giới dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, và lấy bốn sự thật làm đề tài để thiền quán và Ngài chứng được quả A La Hán. Vợ cũ của Ngài tìm cách cám dỗ Ngài, trang điểm rất đẹp mắt đến thăm Ngài, và đem theo đứa con trai. Nhưng Ngài hoàn toàn giải thoát, không còn vướng bận gì và nói lên bài kệ này : Ta sống không mong chờ, Ðời này hay đời sau, Vị đã đạt trí tuệ, An tịnh, tự chế ngự, Không dính nhiễm các pháp, Biết sanh diệt của đời. Vợ của Ngài nghĩ rằng : “ Vị Trưởng Lão này không để ý gì đến ta và con ta nữa, ta không thể cám dỗ Ngài “ nên nàng bỏ đi. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 3 месяца назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,…… : ( đoạn 1 ) : Trưởng Lão Tăng Kệ là quyển thứ tám của Tiểu Bộ Kinh, một tập hợp 264 tích truyện trong dạng các câu kệ do các Vị Tỳ Kheo đệ tử của Ðức Phật thuật lại về cuộc đời, công phu tu tập và tinh tấn hành trì của quý Ngài trên đường đưa đến đạo quả A La Hán. Trong khi đó, Trưởng Lão Ni Kệ là quyển thứ chín, gồm 73 tích truyện về cuộc đời các Vị Tỳ Kheo Ni đệ tử A La Hán của Ðức Phật. Qua hai quyển kinh nầy, chúng ta biết được các nỗ lực tu tập, đấu tranh nội tâm, thanh lọc tâm ý để đưa đến giác ngộ giải thoát. Cuộc đời tu hành của Quý Vị Tăng Ni như đã ghi lại trong hai quyển kinh là những tấm gương sáng ngời để chúng ta cùng suy gẫm và noi theo trên con đường hành đạo của mỗi người con Phật chúng ta. Ngoài ra, các câu chuyện và vần kệ trong quyển Trưởng Lão Ni Kệ cũng là một chứng minh hùng hồn, cho thấy con đường của Chư Phật mở rộng cho mọi người, không phân biệt nam hay nữ. Tấm gương dũng cảm quyết tâm tu tập để đắc đạo quả cao thượng của các Vị Tỳ Kheo ni tiền phong trong Ni Ðoàn của Ðức Phật là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người con Phật trong hơn hai ngàn năm trăm năm qua - nam cũng như nữ, già lẫn trẻ, người tại gia cũng như xuất gia. Ðạo quả A La Hán, đạo quả giác ngộ toàn bích, mở rộng cho tất cả những ai tận lực tu học, giữ gìn giới hạnh, thanh lọc tâm ý, khai phát tuệ minh, như các Vị Đại Đệ Tử Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đó. Chương I - Một Kệ - Phẩm Một : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 1 / Tôn Giả Subhùti ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Về Hạnh Từ Bi Vô Lượng, Xứng Đáng Được Cúng Dường : Trong thời đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình vị Cố vấn Sumana, em trai Ông Anàthapindika ( Cấp Cô Ðộc ), được đặt tên là Subhùti. Trong ngày ông Cấp Cô Ðộc dâng cúng vườn Kỳ Viên cho Đức Phật, Ngài có chứng kiến. Sau khi nghe pháp, Ngài khởi lòng tin và xuất gia. Thọ Ðại giới xong, Ngài thâm hiểu hai loại Giới, Luật. Ðược Thế Tôn cho một đề tài để thiền quán, Ngài đi vào rừng để hành thiền. Sau khi triển khai thiền quán, Ngài chứng quả A La Hán. Rồi Ngài bắt đầu thuyết pháp, không phân biệt giới hạn, được trở thành Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh Từ Vô Lượng. Khi Ngài đi khất thực, Ngài vẫn hành thiền, và khi xuất thiền, Ngài mới nhận đồ ăn, và như vậy đem lại công đức lớn cho thí chủ và Ngài trở thành Vị xứng đáng được bố thí đệ nhất. Do vậy, Thế Tôn có nói : “ Này Các Tỷ Kheo, Subhùti được xem là Vị Tỷ Kheo đệ nhất về hạnh từ bi vô lượng, xứng đáng được cúng dường “. Bậc Ðại đệ tử này, trong khi đi khất thực đi đến Vương Xá, Vua Bimbisàra ( Bình Sa ) nghe Ngài đến, liền đến kính chào và xin dựng một chỗ ở cho Ngài, nhưng rồi Vua quên, Ngài không nhận được chỗ ở, nên hành thiền ngoài trời. Vì thái độ nghiêm túc của Ngài, trời không mưa và do vậy nạn hạn hán đe dọa dân chúng, quần chúng tụ họp than phiền ồn ào trước hoàng cung. Vua tìm hiểu nguyên nhân vì sao trời không mưa và nghĩ rằng có lẽ vì Ngài Subhùti hành thiền ngoài trời. Vua cho làm các am thất bằng lá cho Ngài, và khi Ngài vào ngồi thiền trong am thất ấy, trời bắt đầu mưa từng hột một chớ không mưa ào ào. Ngài muốn quần chúng khỏi sợ hạn hán, tuyên bố rằng, không có sự sợ hãi gì đe dọa Ngài, từ phía ngoài hay từ phía trong, với những bài kệ như sau : Am thất ta khéo lợp, An lạc, ngăn chận gió, Thần mưa, hãy mưa đi, Mưa như ý Ngươi muốn ! Tâm ta khéo định tĩnh, Giải thoát, sống tinh cần, Thần mưa, hãy mưa đi ! Thần mưa, hãy mưa đi ! 2 / Tôn Giả Mahàkotthita ( Thera. 1 ) - Đệ Nhất Bậc Thiền Quán : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài được sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà La Môn rất giàu có và được đặt tên là Kotthita ( Câu Hy La ). Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài học ba tập Veda và thành tựu các đức tánh của Vị Bà La Môn, Ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Thực hiện thiền quán từ khi mới xuất gia, Ngài chứng quả A La Hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp, Ngài thường hỏi bậc Ðạo Sư và các Vị Ðại Trưởng Lão về hai vấn đề ấy và trở thành rất lão luyện thuần thục. Rồi bậc Ðạo Sư, sau khi xác nhận các quả chứng Ngài đã được trong kinh Vedalla, xác nhận Ngài là “ bậc thiền quán đệ nhất “. Sau một thời gian, ý thức được sự an lạc giải thoát, Ngài nói lên bài kệ này : Tịch tịnh và chỉ tức, Tụng đọc lời trí tuệ, Tâm tư không tháo động, Ác pháp được vứt bỏ, Giống như những lá cây, Bị gió thổi phiêu bạt. 3 / Tôn Giả Kankha - Revata ( Thera. 2 ) - Vị Tỷ Kheo Hành Thiền Đệ Nhất : Trong thời Đức Phật hiện tại Ngài sanh vào trong một gia đình giàu có ở Sàvatthi. Khi Ngài đứng vào vòng ngoài của những người đứng nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Ngài chứng quả A La Hán nhờ hành thiền, Ngài trở thành lão luyện trong thiền định và bậc Ðạo Sư tuyên bố Ngài là “ hành thiền đệ nhất “. Sự nghiệp đã thành tựu, Ngài nghĩ đến sự nghi ngờ lấn chiếm tâm tư, và nay nghi ngờ đã được đoạn tận, Ngài tán thán sức mạnh và trí tuệ của Bậc Ðạo Sư, nhờ vậy nay tâm tư Ngài được định tĩnh và kiên trì. Ngài nói : Hãy thấy trí tuệ này Của những bậc Như Lai, Như lửa cháy nửa đêm, Cho ánh sáng, cho mắt, Họ nhiếp phục nghi ngờ Cho những ai đi đến. 4 / Tôn Giả Punna Mamtàniputta ( Thera. 2 ) - Thuyết Pháp Đệ Nhất : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh vào một gia tộc Bà La Môn, trong làng Bà La Môn Donavatthu, không xa Kapilavatthi ( Ca Tỳ La Vệ ). Ngài là con trai của người Chị của Trưởng Lão Kondanna và được đặt tên là Punna. Sau khi làm tròn bổn phận của một người Sa Di, Ngài tinh tấn nỗ lực cho đến khi chứng được quả cao nhất. Rồi Ngài đi với người Cậu Ngài đến sống gần bậc Ðạo Sư, từ bỏ miền phụ cận Kapilavatthu, chuyên tâm tu hành, không bao lâu Ngài chứng quả A La Hán. Ngài Punna có đến năm trăm đồ chúng cùng ở trong gia tộc Ngài, và tất cả đều xuất gia. Vì Ngài giỏi về mười căn bản của thuyết giảng, Ngài dạy cho các đệ tử của Ngài lão luyện về mười căn bản này cho đến khi các Vị này chứng quả A La Hán. Các đệ tử Ngài yêu cầu Ngài đưa họ đến yết kiến bậc Ðạo Sư, nhưng Ngài nghĩ không nên đi với số đồ chúng như vậy, liền bảo họ đi trước còn Ngài đi sau. Các Vị ấy là đồng hương với Đức Phật, đã đi bộ sáu mươi do tuần đến Vương Xá, đến tại ngôi tịnh xá Trúc Lâm và đảnh lễ bậc Ðạo Sư. Ðức Phật hỏi ai đồng hương với Ngài có thể giảng được về đời sống giản dị, và các Vị này giới thiệu Ngài Punna. Khi Bậc Ðạo Sư đi từ Vương Xá đến Sàvatthi, Ngài Punna cũng đi đến Sàvatthi, tại đây Ngài được dạy về Chánh pháp. Rồi Ngài đi vào rừng Andha để suy tư về Chánh pháp. Tôn Giả Sariputta cũng đi theo vào rừng và đàm đạo Chánh pháp với Punna. Bậc Ðạo Sư tuyên bố Punna là bậc “ thuyết pháp đệ nhất “. Một hôm, suy tư trên sự giải thoát chứng đạt, Ngài suy tư như sau : “ Ðối với ta và nhiều Vị khác đã thoát khỏi đau khổ, thật là giúp đỡ lớn nếu thân cận với bạn lành “. Với sự hoan hỷ phấn khởi, Ngài nói lên bài kệ này : Hãy thân cận người hiền, Bậc hiền minh thấy nghĩa, Nghĩa lớn và thâm sâu, Khó thấy, tế, tế nhị, Bậc trí chứng đạt được, Không phóng dật, chủ tâm. ......
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 4 месяца назад
Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 3 ) : Vào một buổi tối, một nhóm thiếu nữ trên đường về nhà đi ngang qua Tất Đạt Đa đang ngồi thiền định. Họ chơi đàn luýt, một nhạc cụ và ca hát. Ngài nghĩ: “Khi dây đàn chùng, nó không phát ra tiếng. Khi dây đàn quá căng, nó đứt. Khi dây đàn không chùng không căng thì tiếng nhạc rất hay. Ta đang kéo dây quá căng. Ta không thể tìm Con Đường Chân Lý, sống cuộc đời xa xỉ hay phải chịu cơ thể quá mỏi mòn.” Như vậy ngài quyết định từ bỏ lối sống tự ép xác. Ngài nhận ra rằng đây không phải là con đường đúng. Chẳng bao lâu sau, trong khi tắm ở bến sông, Tất Đạt Đa quá yếu nên Ngài bất tỉnh, té ngã. Nàng Su Da Ta, một thiếu nữ trong làng sống cạnh dòng sông, trông thấy, mang đến cho Ngài một bát cơm và sữa. Sau bữa ăn lập tức Ngài thấy khỏe lại, tiếp tục thiền định. Khi năm bạn đồng tu chứng kiến chàng thọ thực, họ kinh tởm, nghĩ rằng Ngài đã bỏ tu. Vì thế, họ ra đi. Tất Đạt Đa nhớ lại buổi thiền định dưới cây hồng táo khi còn bé: “Ta sẽ thiền định như đã làm thuở trước. Có lẽ đó là cách trở nên giác ngộ”. Từ đó Ngài bắt đầu thọ thực hằng ngày. Vẫn còn tìm con đường thấu hiểu ý nghĩa cuộc sống, Tất Đạt Đa khởi hành đến Bồ Đề Đạo Tràng. Gần khu rừng nhỏ, Ngài ngồi dưới một cây Bồ Đề lớn. Ngài lặng lẽ thệ nguyện: “Cho dù thịt nát xương tan, chỉ còn lại da bọc xương, ta nguyện sẽ không rời chỗ này đến khi tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”. Ngài ngồi đó được 49 ngày. Ngài quyết tâm khám phá ra cội nguồn mọi đau đớn, đau khổ trên cõi Ta Bà này. Ác ma, một loài quỷ dữ, cố răn đe Ngài từ bỏ mọi tìm kiếm. Chẳng hạn như hắn muốn quyến dụ Tất Đạt Đa có tư tưởng ích kỷ bằng cách tạo ra ảo ảnh các đứa con xinh đẹp của mình. Nhưng thiện căn của Phật đã bảo vệ Ngài khỏi mọi cám dỗ như thế. Suốt thời kỳ này, Tất Đạt Đa có thể nhìn thấu suốt mọi điều như thật. Bây giờ cuối cùng chàng đã tìm được câu giải đáp cho khổ đau: “Gốc rễ của khổ đau là tham, sân, si. Nếu người ta xua tan được những xúc cảm có hại này thì họ sẽ sung sướng.” Vào đêm rằm tháng 5, Tất Đạt Đa nhập sâu vào thiền định. Khi ánh sao mai ló dạng ở bầu trời phương đông thì Ngài trở thành Đấng Giác Ngộ. Tức là Phật. Lúc đó Ngài đã 35 tuổi. Cuối cùng khi Phật đứng dậy thì Ngài ngắm nhìn cây Bồ Đề với lòng biết ơn, cảm tạ nó đã ban cho Ngài nơi cư trú. Từ đó trở đi cây này được biết đến là cây Bồ Đề, còn gọi là cây Giác Ngộ. Sau khi giác ngộ, Đức Phật có hai ý nghĩ về truyền giáo pháp vì nó rất uyên thâm. Chẳng bao lâu Ngài nhận thức rằng có nhiều người cũng muốn nghiên cứu về Thật Tướng Hiện Hữu, vì thế cuối cùng Ngài quyết định truyền bá bài giáo pháp đầu tiên và quan trọng nhất của Ngài, là về Tứ Diệu Đế. Sau khi nghỉ ngơi, Đức Phật bắt đầu lên kế hoạch những gì phải làm trong tương lai. Ngài nghĩ: “Dù giáo pháp thâm sâu, khó tiếp nhận cho tất cả mọi người, nhưng có một số cũng được khai ngộ. Những người như thế có thể ngộ nhập được. Vì thế mình không nên giữ chân lý này bí mật. Mình phải phổ biến khắp mọi nơi, để mọi người có thể hưởng thụ chúng”. Trước nhất Đức Phật quyết định truyền bá giáo pháp cho năm người bạn đồng tu suốt 6 năm khổ hạnh để tìm Giác Ngộ. Đức Phật chậm rãi đi đến Vườn Nai ở Sarnath gần thành Ba La Nại, nơi họ đang cư ngụ. Năm người này là Kiều Trần Như, Bạt Đề, Thập Lực, Maha Nam, Át Bệ. Khi thấy Đức Phật, họ không chào đón Ngài, nghĩ rằng Ngài đã hưởng thú vui đời dục lạc. Tuy nhiên khi Đức Phật tiến đến gần hơn, họ bị cái nhìn trìu mến của Ngài lôi cuốn. Sau cùng, họ đồng ý ngồi xuống và lắng nghe Ngài. Thế là lần đầu tiên Đức Phật dạy pháp hay Tứ Diệu Đế cho năm người bạn, được xem là Sự Luân Chuyển Của Bánh Xe Pháp. Phật Pháp có nghĩa là Chân Đế, được biểu tượng bởi một bánh xe. Bánh Xe Pháp tượng trưng cho sự trải rộng liên tục của giáo pháp Đức Phật nhằm giúp mọi người sống hạnh phúc hơn. Nền tảng của Phật Pháp hay lời dạy của Đức Thế Tôn là Tứ Diệu Đế : 1. Khổ Đế 2. Tập Đế 3. Diệt Đế 4. Đạo Đế Khi ta bệnh thì đi đến bác sĩ. Một bác sĩ giỏi trước nhất tìm ra căn nguyên của bệnh. Kế đến phải quyết định xem nguồn gốc từ đâu. Sau đó bác sĩ tìm phương pháp chữa trị. Sau cùng, bác sĩ kê toa phương thuốc nhằm làm cho ta bình phục lại. Cũng cách thức ấy, Đức Phật bày tỏ rằng có sự đau khổ trên thế giới này. Ngài giải thích căn nguyên của nỗi khổ. Ngài dạy rằng có thể tận diệt nỗi khổ. Sau cùng Ngài chỉ ra phương pháp dẫn đến chấm dứt khổ đau. Nhìn vào bảng biểu, ta thấy sự giống nhau giữa bác sĩ và Đức Phật. Khám phá của Đức Phật về giải pháp cho vấn đề khổ đau bắt đầu từ sự nhận thức là có khổ đau trong cuộc sống. Nếu người ta xem đó là kinh nghiệm riêng cho mình hay nhìn vào thế giới xung quanh, thì họ sẽ thấy cuộc sống chất đầy khổ đau hay nỗi bất hạnh. Khổ đau có thể thuộc về thể xác hay tinh thần. Đức Thế Tôn biết căn nguyên khổ đau là tự ngã, vọng tưởng, lòng tham. Người ta muốn đủ mọi thứ, muốn chấp trước mãi mãi. Tuy nhiên, lòng tham vô bờ bến, giống như một hố sâu không đáy nên chẳng bao giờ lấp đầy được. Càng mong muốn thì cuộc sống càng bất hạnh. Do đó ước muốn vô hạn và tham vọng vô biên là căn nguyên của khổ đau. Để chấm dứt khổ đau, phải loại trừ những tham vọng chấp ngã. Giống như ngọn lửa tắt đi khi không còn nhiên liệu, vì thế nỗi bất hạnh sẽ kết thúc khi nhiên liệu của tham vọng ích kỷ không còn nữa. Khi hoàn toàn tẩy trừ tham vọng ích kỷ, thì sẽ không còn khổ đau. Tâm của ta sẽ ở trạng thái an lạc hoàn toàn. Phật gọi trạng thái này là Niết Bàn. Con Đường Chân Lý hướng đến tận diệt khổ đau là phải theo Bát Chánh Đạo : 1. Chánh Kiến: có nghĩa phải hiểu biết mình và thế giới đúng. 2. Chánh Tư Duy: có nghĩa suy nghĩ theo cách đúng. 3. Chánh Ngữ: có nghĩa tránh nói dối, tránh lời bịa đặt, tránh nói lời phù phiếm, tránh nói lời đâm thọt, tránh nói lời vô bổ, tránh nói lời hung ác. 4. Chánh Nghiệp: có nghĩa đừng làm hại bất cứ các mạng sống, không trộm cướp, không tà dâm. 5. Chánh Mạng: có nghĩa không sống nhờ vào việc làm hại bất cứ chúng sanh. 6. Chánh Tinh Tấn: có nghĩa làm những điều tốt đẹp nhất để trở thành tốt hơn. 7. Chánh Niệm: có nghĩa luôn luôn ý thức, tỉnh giác. 8. Chánh Định: có nghĩa giữ vững lập trường kiên định, bình tĩnh để xem xét lẽ thật của mọi điều. Chúng con xin gửi lời tri ân đến Qúy Tôn Đức, Chư Tăng Ni, Tăng Đoàn, Phật Tử, Tứ Chúng, Thiện Nam Tín Nữ Chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn, Việt Nam ).
@TinhanhnguyenBui
@TinhanhnguyenBui 4 месяца назад
Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 2 ) : Đến lúc sanh nở, hoàng hậu Maya rời hoàng cung mang theo tùy tùng trở về quê cha mẹ ruột để sanh nở. Trên đường họ ghé qua một công viên xinh đẹp tên là vườn Lâm Tỳ Ny. Hoàng hậu Maya nghỉ ngơi trong vườn. Trong khi đứng lên tựa vào cành cây thì bà hạ sanh. Việc sanh nở xảy ra vào tháng năm Vesak, nhằm ngày trăng rằm 623 trước công nguyên. Ta gọi đó là ngày Vesak hay ngày Phật Đản. Sau đó hoàng hậu Maya trở về hoàng cung mang theo vị hoàng nam. Vua Tịnh Phạn rất đỗi vui mừng và làm lễ kỷ niệm ngày sinh của con cùng thần dân cả nước. Năm ngày sau khi sanh thái tử, nhiều nhà thông thái được mời đến hoàng cung nhân Lễ Đặt Tên. Họ nhìn vào đặc điểm trên cơ thể đứa bé. Bảy vị thông thái giơ hai ngón tay, nói rằng thái tử hoặc trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương hoặc là một vị Phật. Người trẻ nhất là A Tư Đà chỉ giơ lên một ngón tay, nói rằng hoàng tử sẽ thành một vị Phật. Sau đó hoàng tử được các nhà thông thái đặt tên “Tất Đạt Đa”, có nghĩa “trọn vẹn niềm mơ ước”. Bảy ngày sau khi hạ sanh, hoàng hậu Maya qua đời. Kiều Đàm Di, em gái hoàng hậu, được tiến cung làm vợ vua Tịnh Phạn, nuôi dưỡng thái tử như chính con mình. Hoàng tử lớn lên khôi ngô, quảng đại. Chàng được mọi người yêu mến. Khi tuổi còn nhỏ, thái tử Tất Đạt Đa đã chứng kiến một con chim ăn con giun bị nông dân xới cày lên. Cảnh tượng này làm chàng nghĩ về tình huống bất hạnh của các sinh vật vốn làm mồi cho các sinh vật khác. Ngồi dưới cây hồng táo, vị hoàng tử trẻ hưởng lạc thú của thiền định. Có một dịp khác, vị hoàng tử nhân từ cứu mạng sống của con thiên nga bị thương bởi mũi tên của Đề Bà Đạt Đa. Vì là vị thái tử, vị hoàng nam Tất Đạt Đa tiếp nhận được nền giáo dục về nghệ thuật, khoa học, đồng thời tinh thông nghệ thuật chiến tranh và các môn thể thao hoàng cung lúc bấy giờ. Lúc lên 16, Thái tử Tất Đạt Đa lập gia đình với nàng công chúa trẻ xinh đẹp là Da Du Đà La. Nàng thương yêu và chăm sóc chàng, cùng sống cuộc đời vương giả xa hoa được gần 13 năm. Chàng được che chở không thấy mọi vấn đề của cuộc sống ngoài cổng lâu đài. Chàng hưởng mọi tiện nghi mà một vị con vua thời đó từng ước muốn. Chàng sống trong một thế giới chỉ có hạnh phúc và tiếng cười. Tuy nhiên có một ngày, chàng ước mong khám phá thế giới bên ngoài hoàng cung. Khi nhà vua biết được điều này, ông ra lệnh thần dân: “Nhà cửa dọc theo đường đến hoàng cung phải được trang hoàng sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố ngào ngạt đầy hương hoa, dân chúng ăn mặc quần áo sặc sỡ. Mọi gã ăn xin, người già, người bệnh phải ở trong nhà đến khi thái tử đi khỏi.” Cho dù ý định của vua cha tốt cỡ nào, Thái tử Tất Đạt Đa đã tìm ra bản tính thật của cuộc sống con người. Suốt cuộc du ngoạn bên ngoài bức tường hoàng cung, chàng chứng kiến những điều làm cho chàng suy nghĩ sâu xa về mọi nỗi khổ đau trên thế giới. Lúc đó chàng biết rằng mình sẽ phải thay đổi cuộc sống hoàn toàn để tìm câu trả lời mà chàng đang tìm kiếm. Để Thái tử không nghĩ về việc rời bỏ hoàng cung, vua Tịnh Phạn cho xây một lâu đài hỷ lạc dành cho Tất Đạt Đa và Da Du Đà La. Các vũ công, các đội ca múa tiêu khiển họ, chỉ những thanh niên mới được phép vào hoàng cung. Vua không muốn Tất Đạt Đa biết rằng mọi người trở nên bệnh, già, sẽ chết. Nhưng thái tử vẫn không vui. Chàng muốn biết cuộc sống của những người sống bên ngoài bức tường hoàng cung là như thế nào. Sau một thời gian, thái tử vẫn không sống vui vẻ trong lâu đài. Chàng muốn ra ngoài, chứng kiến cách mọi người sinh sống. Chàng ra khỏi hoàng cung cùng thị vệ là Sa Nặc. Họ rời hoàng cung bốn lần. Chuyến đầu tiên, thái tử chứng kiến một người già. Chàng biết rằng mọi người đều phải già. Lần thứ hai, thái tử thấy một người bệnh. Chàng hiểu rằng mọi người đều có thể bị bệnh bất cứ lúc nào. Ra đi lần thứ ba, chàng thấy một người chết. Chàng hiểu rằng một ngày nào đó ai cũng phải chết. Chuyến cuối cùng, Thái tử thấy một nhà tu rất an lạc. Chàng quyết định ra đi để có thể cứu giúp loài người tìm được an bình và hạnh phúc. Tất Đạt Đa lặng lẽ ngắm nhìn đứa con mới sinh lần cuối. Vợ chàng đang an giấc cùng đứa bé bên cạnh, cánh tay nàng làm gối kê cho trẻ. Vị Thái tử tự nhủ: “Nếu ta cố dời tay của nàng ra thì có thể vuốt ve đứa bé lần cuối; ta sợ rằng sẽ đánh thức nàng, nàng sẽ ngăn cản không cho ta đi. Không! Phải đi, chừng nào ta tìm thấy những gì mình ước vọng thì sẽ trở về gặp lại con và vợ”. Tất Đạt Đa rời hoàng cung. Lúc đó là nửa đêm, hoàng tử cưỡi con ngựa trắng tên Kiềng Trắc cùng thị vệ Sa Nặc, người đầy tớ trung thành, nắm đuôi con ngựa chạy phía sau. Chàng đi xa để tìm hiểu về tuổi già, bệnh, tử vong. Chàng cưỡi ngựa đến bờ sông, xuống ngựa. Chàng cởi bỏ châu báu, quần áo vương giả, đưa cho Sa Nặc đem về cho vua. Sau đó hoàng tử rút gươm, cắt mái tóc dài, khoác lên chiếc áo nhà tu, mang bình bát khất thực và bảo Sa Nặc trở về hoàng cung cùng với con Kiềng Trắc. Sau khi rời hoàng cung, Tất Đạt Đa quyết tâm khám phá ý nghĩa của sự hiện hữu. Chàng theo học với các vị thầy có tiếng nhất thời đó, sống cuộc đời khắc nghiệt của một nhà tu khổ hạnh. Tuy nhiên chàng vẫn không thấy gần hơn với Chân Lý. Khúc ngoặt bắt đầu khi chàng suýt chết đói. Chẳng bao lâu sau đó chàng đạt được sự giác ngộ dưới cây Bồ Đề. Lúc đó 29 tuổi, Tất Đạt Đa bắt đầu cuộc sống vô gia cư như người tu sĩ. Từ thành Ca Tỳ La Vệ, chàng đi về hướng nam đến Rajagaha, thủ đô vương quốc Ma Kiệt Đà. Vua xứ này là vua Bình Sa Vương. Một buổi sáng sau khi Tất Đạt Đa đến, chàng vào thành phố, xin bữa ăn trong ngày bằng cách đi từ nhà này qua nhà khác với một cái bình bát. Tất Đạt Đa đi lang thang theo dòng sông Hằng tìm các thầy tâm linh. Alara Kalama và Uddaka Ramaputta được xem là hai người thầy hay nhất về thiền định thời đó, vì thế chàng đến xin thọ giáo. Trước nhất chàng học với Uddaka Ramaputta, sau đó với Alara Kalama. Chàng thấu triệt mọi lời giáo huấn rất nhanh, nhưng vẫn không học được cách để chấm dứt khổ đau. Chàng tự nhủ: “Ta phải tự tìm chân lý”. Cùng với năm người bạn, Tất Đạt Đa vào rừng sống gần ngôi làng Ưu Lâu Tần Loa . Ở đây có nhiều bậc thánh tu cư ngụ, tự hành hạ thân xác bằng sự khổ hạnh khắc nghiệt. Họ tin rằng nếu cơ thể họ phải chịu đau khổ vật chất khắc nghiệt thì họ sẽ hiểu được chân lý. Một số ngủ trên giường chông. Tất cả đều ăn rất ít đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Tất Đạt Đa tìm một nơi yên tĩnh trên bờ sông gần đó. Nơi đây chàng tập khổ hạnh khắc nghiệt nhất. Nằm trên giường gai. Chàng chỉ ăn mỗi ngày một hạt lúa mì, một hạt mè. Những lúc khác càng không ăn gì cả. Cơ thể héo mòn đến khi chỉ còn lớp da mỏng manh bao phủ xương. Những loài chim làm tổ trên mái tóc bện dày, các lớp đất bao phủ cơ thể khô hốc. Tất Đạt Đa hoàn toàn ngồi yên tĩnh, thậm chí không xua đuổi loài côn trùng. ......