🔭 ANH ĐI TÌM EM TRÊN THẢO NGUYÊN KALMYKIA - Facebook: Nam Nguyen 🌵 Thời trước những năm 2000 Đông Âu đã từng là điểm đến đáng mơ ước của hàng triệu người Việt, và không ít mối tình giữa người Việt với người nước ngoài đã đơm hoa kết trái. Nhưng cũng khó mà quên được, nhiều hơn như thế nhiều, hàng vạn hàng triệu mối tình " quốc tế " đã kết thúc đắng cay! Lý do thi nhiều lắm, đầu tiên là sự cấm đoán của phía nước ta, thể hiện qua việc siết chặt kỷ luật của từng vùng, từng đội, từng kỷ túc xá.. " yêu tây là xin mời về nước ngay và luôn " ! Một thời ấu trĩ như vậy, nên số cặp đôi được cho phép thành hôn mà có yếu tố "tây" ở CCCP có lẽ thời đó chỉ vài chục ( Ba Lan có thoáng hơn một chút, rồi tới Tiệp Khắc, chứ các nước XHCN khác cũng tương tự vậy thôi).Các cuộc tình có thể tan vỡ bởi sự khó khăn đi lại ( từ vùng nọ tới vùng kia phải xin giấy phép, gọi đúng là "visa "), của đời sống kinh tế khắc nghiệt, của thứ thách khi con người phải tạm xa nhau mà không có ngày đoàn tụ, của kỳ thị đời thường. Thế rồi rất nhiều trẻ em sinh ra đâ không có bố, có mẹ... và ngày nay đâ U40 cả rồi đấy! Nỗi lòng của cô gái Đông Âu phải chia tay người tình Việt được thể hiện hay nhất qua bài thơ sau: 🥀 Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng Tìm không thấy chỉ thấy trời im lặng Một mình em trong màn đêm thanh vắng Tim bồi hồi chân bước vội dưới trăng ... ... Em cầu nguyện. Còn anh, anh chẳng biết Trái tim anh sao lạnh giá thờ ơ ? Và hôm nay dù tình anh đã hết Em vẫn mong, vẫn hy vọng, vẫn chờ... Vẫn trèo lên đỉnh núi cao Các pát Vẫn theo dòng Đa- nuyp những đêm trăng! Em lại đến Biển Đen xưa dào dạt Đi tìm anh trên bán đảo Ban- căng! 🥀 Cảm xúc tuyệt vời, nhưng tác giả Khổng Văn Đương cũng là một nạn nhân của việc " cấm lấy tây ", đây là cô gái Ru-ma-ni và bác ấy cũng không dám cựa mình ra khỏi vòng kim cô khắc nghiệt ấy. Không biết nhiều nhiều năm sau này, tác giả có còn bùi ngùi nghĩ về cô ấy, có nghĩ sẽ có lúc đi tìm, và giữa họ đã có gì chưa... ? Chỉ sau này mới biết, sau khi chia tay cô gái ấy đă bị trầm cảm nặng nề tới mức phải nghỉ học đại học một năm để dưỡng bệnh. Đừng nghĩ "tây" là yêu nhẹ nhàng, phóng khoáng và nông nổi nhé! Có một người quen nhờ tôi tìm một phụ nữ Liên Xô cũ, nay hoàn toàn có thể lên chức "bà " rồi. Khi người yêu là chàng trai Việt phải về nước, họ có hẹn hò sẽ quay lại với nhau sau một năm. Nhưng rồi điều đó không xảy ra- những năm 87- 88 ấy thì có vô vàn rủi ro, đâu phải cứ " muốn " là được. Cô gái chờ mòn mỏi; viết biết bao nhiêu lá thư, còn chàng thì dần mất liên lạc, mặc dù cô gái khoe rằng đã có cho chàng một đứa con ( mà có khi chính vì gánh nặng này mà chàng đâ biến mất, đâu có khác với bác Khổng Văn Đương lựa chọn giữa " bị đuổi học về nước " và ra đi, cúi đầu im lặng đâu!). Cũng chẳng đoán mò nữa làm gì, nhưng rồi lương tâm cắn rứt , năm 2018 chàng đâ quay lại nước Nga để tìm manh mối mà không tìm ra mẹ con nàng. Năm nay, qua 60 tuổi, anh muốn nhờ cộng đồng Nga và Việt tìm hộ nàng ( và có thể cả người con chưa từng thấy mặt?!). Anh không ngại giấu tên, anh là Nguyễn Ái Nghĩa, 23/12/1963, nay sinh sống tại Thụy Sĩ, rất mong tìm lại được cô gái ngày nào có tên họ là Julya Golubovskaya ( Юлия Голубовская). Manh mối bây giờ chỉ còn một vài tấm ảnh, tấm thiệp chúc năm mới và những trang thư của Julya sau khi chia tay. Anh Nghĩa thời đó là công nhân lao động ( nên anh cũng quên hết tiếng Nga rồi, cũng chả nhớ được họ người yêu, nhưng mối tình thì vẫn còn đấy), cô bé này cũng không phải học cao như cô gái Ban- căng của cụ Đương kia, những câu chữ vô cùng ngây ngô, đơn sơ nhưng cực kỳ tình cảm của một cô công nhân . Qua thư chúng ta có thể thấy họ ( hay ít nhất là cô gái) đă yêu tha thiết đến nhường nào : " Chào Nghĩa yêu Em rất buồn nhớ anh, đã 2 ngày anh về Việt Nam rồi. Hôm nay 17/11, em về nhà rất mệt, làm việc nhọc thật, lạnh giá. Em sắp được nghỉ phép tháng 12. Em sẽ không đi, sẽ ở lại ký túc xá thôi, vì bố mẹ sẽ chửi mắng vì chuyện tiền nong. Anh Nghĩa ơi, viết thư nhé, em chờ. Sneg và mấy con bạn gái gửi lời hỏi thăm anh . Em đã viết thư người em họ của anh ở Astarakhan. Em chả thấy đồng hương ở phòng 302 của anh đâu, em không ra phố vì lạnh, sắp mùa đông rồi. Cho em gửi lời hỏi thăm bố mẹ anh. Nghĩa ơi em rất buồn, các anh về cả rồi, trên tầng 4 chả còn ai và đèn tối om. Viết thư, gửi ảnh nhé, em rất chờ! Em muốn đi thăm anh! Hãy quay lại với em ở Elista sớm nhé! Ngày 21/11 em vào viện, thì anh đã ở Hà Nội rồi. Nếu anh không tin em thì viết thư mà hỏi các đồng hương anh nhé, rằng em toàn ngồi nhà, không đi đâu chơi bời, em yêu anh..." Và đứa bé ra đời tại thời điểm 1988, sau đó cô Julya không còn viết thư nữa, hoặc ang Nghĩa vì lý do gì đó ( chuyển địa chỉ chẳng hạn) mà không nhận được thêm gì. Chúng ta chỉ có mấy bức thư thôi (còn tấm hình cậu bé là Julya tự kiếm và dán vào, kiểu " minh họa ", cô này ngộ ghê! ). Thực sự cô gái đă có con hay không, số phận cô sau từng ấy năm thế nào.. đó là điều anh Nghĩa băn khoăn cho tới bây giờ! Có tìm lại được Julya Golubovskaya không, hãy chờ xem nhé ( và được các bạn chung tay để tìm thì tốt quá) ... Địa chỉ cũ của ký túc xá anh Nghĩa và Julya năm 1987: 358013 Калмыцквя АССР , город Елиста, 6-ой микрорайон. Общежитие 3 , к 205 Г , 2- ой этаж Юлия Голубовская
💥 Tôi xin phép sử dụng bản thu trên kênh RU-vid : Thanh Tùng Trần: video " Tinh khúc Nguyệt Hồ Trần Thanh Tùng " ; Video đăng ngày 30/8/2021. 🌿 Ảnh nhạc sĩ Trần Thanh Tùng ; nhà thơ Nguyễn Khắc Hào từ Facebook : Trần Thanh Tùng; Facebook Thanh Tung Tran. Ảnh Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên của Facebook : Giàng A Phú; Ảnh trong bài đăng google của: BDATrip; Tripzone; bandidau.com; hungyen. tintuc. vn; Sở Văn hóa thể thao du lịch Hưng Yên; Báo Tin tức, VOV5 .
🌳 Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng sinh ngày 1/4/1955, còn có bút danh là Hoàng Kim, quê ông ở Kinh Môn, Hải Dương. Ông bắt đầu sự nghiệp Âm nhạc bằng việc giảng dạy tại Trường Văn hóa- Nghệ thuật Lai Châu ( sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm- Nhạc họa Trung ương, nay là Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ). Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Hà Nội, sau đó công tác tại Hệ Âm nhạc- Thông tin- Giải trí VOV3, Đài Tiếng nói Việt nam.