Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát hầu đồng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và hát cung đình ở Huế. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Nam Định và cả Việt nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới. Ngoài hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thì giá trị nhân văn, nhân bản của đề tài chính là : “Sự tồn tại của văn hóa dân tộc chính là bằng chứng tồn tại của một quốc gia, dân tộc”.
Cô Ba ngoại chỉ miền trung có, còn cô Bơ cũng gọi là Cô Ba nhưng thuộc về thủy phủ. Về miền trung thì thờ Thiên Tiên Thánh Giáo còn miền bắc thờ Đức Thánh Trần ,nên hầu đồng sẽ khác nhau, và sự tích của các ngài ở Miền Trung đa phần chỉ nghe công văn hát để biết tích tuồng của các vị, còn miền bắc thì đa số đều có tích tuồng của các vị.