Тёмный
HọcHóaTT
HọcHóaTT
HọcHóaTT
Подписаться
Thêm một chút với Hóa. Hy vọng có thể giúp các bạn đang muốn làm rõ thêm phần nào đó trong chương trình học môn Hóa.
Bạn có thể đọc các bài viết tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/
Disaccharides: Saccharose & Maltose
22:25
Месяц назад
Glucose & Fructose (Monosaccharide)
36:41
Месяц назад
Xà phòng & chất giặt rửa tổng hợp
23:14
2 месяца назад
Cân Bằng Hóa Học (Hóa học 11)
37:34
2 месяца назад
Luyện Tập về Ester-Lipid
31:14
2 месяца назад
Ester và Lipid
33:58
2 месяца назад
Năm học 2024-2025 có gì mới?
2:19
3 месяца назад
Alcohol: Alkanol, Glycerol (Hóa học 11)
34:15
5 месяцев назад
Carboxylic acid (Hóa học 11)
49:39
5 месяцев назад
Phenol (Hóa học 11)
22:16
5 месяцев назад
Tốc độ phản ứng (Hóa học 10)
35:00
6 месяцев назад
Dẫn xuất halogen (Hóa học 11)
32:46
6 месяцев назад
Ôn Hydrocarbon (Hóa học 11)
35:55
6 месяцев назад
Benzene & Hydrocarbon thơm (Hóa học 11)
39:21
7 месяцев назад
ChemSketch: công thức cấu tạo N₂O₅.
1:47
8 месяцев назад
Alkane (Hóa học 11)
47:20
8 месяцев назад
Комментарии
@tuyenho5779
@tuyenho5779 2 дня назад
em chào thầy, theo như tham khảo các loại sách thì công thức Lewis ko dùng mũi mà thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT 2 дня назад
Đúng vậy. Điều đó đã được giải thích, bạn đọc kỹ nhé: A⁺-B⁻ thay cho A→B trong các tài liệu cũ. Ví dụ đã nêu trong bài giảng. Chúc luôn vui với Hóa.
@nguyenthiminhnguyet7281
@nguyenthiminhnguyet7281 4 дня назад
Thay oi sao có 9 video mà 1 video bị ẩn e xem kg đuoc vậy thầy?
@HocHoaTT
@HocHoaTT 3 дня назад
Các bạn có membership xem trước và góp ý. Sau đó mới phát hành rộng rãi. Chúc luôn vui với Hóa.
@sinh6752
@sinh6752 4 дня назад
1. Em có thắc mắc về nguyên tắc khi nào tháo ống dẫn khí trước hay sau khi tắt đèn cồn, như các thí nghiệm điều chế oxygen, ester,... ạ 2. Phản ứng điều chế ester như CH3COOC2H5 quen thuộc, nếu cho H2SO4 đặc nhiều thì chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa ạ?
@HocHoaTT
@HocHoaTT 3 дня назад
1. Tùy phản ứng cụ thể và không có thời gian để đi vào chi tiết. Nói chung, thường tháo ống dẫn khí trước vì nếu tắt đèn cồn trước sẽ làm giảm áp suất trong hệ, dẫn đến khả năng trào ngược của sản phẩm lỏng vào hệ thống thu, dẫn, đang rất nóng, gây nhiều hệ quả nguy hiểm (nứt vỡ dụng cụ thủy tinh, gây nổ, ...). Chí ít thì cũng bị trừ điểm vì sản phẩm bẩn (không tinh khiết) và hiệu suất thấp 2. Khi ấy rất nhiều phản ứng khác có thể xảy ra. Điều mà các bạn học chỉ rất giới hạn, hóa học thì vô biên. Vậy nên hãy cứ theo đúng hướng dẫn từ sách giáo khoa là đủ. Cũng đừng "sáng chế" và "đoán mò" ra phản ứng như một số bài tập trong sách giáo khoa... Chúc luôn vui với Hóa.
@quyetuc5014
@quyetuc5014 5 дней назад
Dễ hiểu lắm ạ em cảm ơn thầy, chúc thầy có sức khỏe ra thêm clip bổ ích
@HocHoaTT
@HocHoaTT 5 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để các bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@skrabluefrost
@skrabluefrost 5 дней назад
thầy ơi khi nào có bài giảng chương kế tiếp (amine,amino acid,peptide) ạ, em chờ mãi.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 5 дней назад
Bạn chờ ít hôm nữa. Tôi đang cân nhắc không biết nên trình bày một số điểm "khúc mắc" như thế nào cho phù hợp nhất, còn phân vân lắm. Chúc luôn vui với Hóa.
@HuyTran-mk3oj
@HuyTran-mk3oj 6 дней назад
Fructose cũng có lên men à ,thầy giải thích vs ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 5 дней назад
Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/09/fructose-va-phan-ung-len-men-ruou-co.html Chúc luôn vui với Hóa.
@nguyenthiminhnguyet7281
@nguyenthiminhnguyet7281 7 дней назад
Thầy ơi ! bài giảng của thầy hay quá. trên cả tuyệt vời thầy ơi
@HocHoaTT
@HocHoaTT 7 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để có thêm các bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@Btt338
@Btt338 8 дней назад
Cảm ơn thầy ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để các bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@truongphambuu4181
@truongphambuu4181 8 дней назад
Dạ thầy ơi! Em chào thầy ạ! Em có một câu hỏi xin phép được hỏi thầy ạ. Thầy cho em hỏi là tại sao aniline lại có nhiệt độ sôi hơi cao so với phenol một tí (184°C so với 182°C) ạ? Em nghĩ lực liên kết hydrogen giữa các phân tử phenol sẽ mạnh hơn giữa các phân tử aniline cộng với trạng thái tồn tại của phenol là rắn và aniline là lỏng nên nhiệt độ sôi của phenol sẽ cao hơn chứ ạ? Hôm trước em làm bài tập có suy nghĩ như thế nhưng sau khi tra số liệu sách giáo khoa thì lại ngược lại ạ! Mong thầy giải đáp giúp em ạ! Nếu được mong thầy có thể đưa vào nội dung về bài amine để dễ hình dung hơn ạ! Em cảm ơn thầy nhiều ạ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
(1) Chương trình phổ thông chỉ đề cập đến những kiến thức cơ bản. Khi so sánh nhiệt độ sôi, ta chỉ bàn đến: liên kết hydrogen và phân tử khối (tương tác Van der Waals, tuy lẽ ra phải xét là phân tán London). (2) Thật ra nhiệt độ sôi còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như moment lưỡng cực (dipole moment), hình dạng phân tử và bề mặt tiếp xúc (dẫn đến lực phân tán London mạnh hay yếu), ... Không học, không xét, tất nhiên không thể giải thích hết được. Tôi có đề cập đến hình dạng phân tử bất thường của aniline trong bài giảng về Amine. (3) Luật lệ: trong luật thường có lệ (ngoại lệ). Hoá học không phải là toán học, không thể lấy một công thức và cứ y thế mà áp dụng cho mọi trường hợp như với toán. (4) So sánh nhiệt độ sôi trong trường hợp chỉ chênh nhau một, hai ⁰C như trường hợp này cũng gian nan lắm. Tóm lại, giải thích được, nhưng không thể chỉ với những gì các bạn trẻ đang học ở phổ thông hiện nay. Chúc luôn vui với Hóa.
@NguyenNhu-j5r
@NguyenNhu-j5r 8 дней назад
Dạ thầy cho em hỏi, ở phút 3:33, đồ thị sự thay đổi nồng độ của các chất, không phải lúc nào nồng độ N2O4 cũng cao hơn NO2 đúng k ạ. Ở trạng thái cân bằng khác có thể là NO2 cao hơn...đúng k thầy ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
Nồng độ một chất phụ thuộc vào lượng ban đầu, điều kiện phản ứng, thời điểm quan sát,... Cao hơn, thấp hơn, hay bằng nhau đều có thể. Chúc luôn vui với Hóa.
@Minho-do5ht
@Minho-do5ht 9 дней назад
thầy ơi,bao giờ có bài amine vậy ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
Khi nào soạn xong. Tôi làm video chậm lắm. Bạn chờ xem. Chúc luôn vui với Hóa.
@Minho-do5ht
@Minho-do5ht 6 дней назад
@@HocHoaTTvâng ạ,em cảm ơn thầy
@thuanchannel82
@thuanchannel82 9 дней назад
Tuyệt vời! Chúc Thầy thật nhiều sức khỏe, sản xuất thêm nhiều video giúp ích cho cộng đồng. Mong ý kiến của thầy về THẠCH NHŨ thay NHŨ ĐÁ sẽ sớm được tác giả sách Cánh diều tiếp nhận và sửa chữa trong những lần tái bản sau
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
Vui vì giúp được chút gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@tvtsp2138
@tvtsp2138 9 дней назад
thầy cho e hỏi là nếu lấy saccharose đem thủy phân rồi cho lên men rượu thì cả glucose và fructose đều lên men phải không ạ?
@HocHoaTT
@HocHoaTT 6 дней назад
Đừng nhìn các hợp chất sinh học bằng cái nhìn hoá học như trong một bộ sách giáo khoa đã có cách nhìn sai như thế. Quá trình lên men là một quá trình sinh học, bao gồm thuỷ phân saccharose xúc tác enzyme, rồi lên men các sản phẩm cũng với enzyme. Các phản ứng sinh học (xúc tác enzyme) với cơ chế chìa khoá-ổ khoá thì các nhà hoá học chỉ biết quan sát và chấp nhận thôi! Mong là các nhà hoá học trên bảng, trên giấy, đừng chế ra những câu hỏi, hoặc những bài toán hoá học ngây ngô cho các quá trình sinh học nữa. Chúc luôn vui với Hóa.
@tvtsp2138
@tvtsp2138 6 дней назад
@@HocHoaTT dạ vì trong bài tập có và e không biết giải quyết như thế nào cho chuẩn. E cảm ơn thầy đã giải quyết giúp e. Chúc thầy sức khoẻ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 5 дней назад
Như trên đã nói, tất nhiên cả glucose và frutose đều lên men được như đã trình bày trong video bài giảng. Bạn xem thêm ở đây: Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/09/fructose-va-phan-ung-len-men-ruou-co.html Chúc luôn vui với Hóa.
@tvtsp2138
@tvtsp2138 5 дней назад
@@HocHoaTTcảm ơn thầy rất nhiều. Quá chất lượng. Chúc thầy Thọ nhiều sức khoẻ.
@user-ul2rt6fg8d
@user-ul2rt6fg8d 10 дней назад
Thầy ơi làm sao để e có đủ bài giảng của thầy từ lớp 10 đến 11 và bài 12 vậy thầy? kiến thức thầy quá sâu rộng, em ngưỡng mộ thầy quá!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 10 дней назад
Bạn đến đây và check các playlist. Riêng lớp 12 thì còn đang thực hiện từ từ: tiny.cc/hochoatt Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@user-ul2rt6fg8d
@user-ul2rt6fg8d 5 дней назад
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ.
@truongphambuu4181
@truongphambuu4181 10 дней назад
Dạ em chào thầy ạ. Bài giảng của thầy hay lắm ạ. Nhưng thầy cho em hỏi 1 tí là sao ở đoạn 3:47 thì trong phân tử beta-fructose đã tham gia tạo thành saccharose ở vị trí C số 2 và 5 lại có thêm nhóm -OH thế ạ? Em tưởng nhóm -OH ở vị trí số 2 đã tham gia tạo thành cầu nối glycoside, còn ở vị trí số 5 thì vốn đã đóng vòng nên không có nhóm -OH đó chứ ạ? Em có thắc mắc như thế ạ. Mong thầy giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 10 дней назад
Bạn đã xem kỹ chưa? Tôi không thấy điều bạn thấy. Chúc luôn vui với Hóa.
@quyetuc5014
@quyetuc5014 10 дней назад
Phiền thầy cho em hỏi câu bên lề ạ: Trong sách bài tập Hóa 11 Cánh diều bài 1 thì ở câu 6: Xét trạng thái cân bằng phản ứng thuận nghịch H2 + I2 ra 2HI .... câu a) ta thấy giá trị Kc của bảng ban đầu ở 25 độ C là 617 rồi giảm xuống 9,6 rồi lại tăng lên 50,2 trong khi nhiệt độ tăng dần điều này trái với kết luận ở 36:25 câu b) phản ứng H2 + I2-> 2HI là phản ứng thu nhiệt vậy thì khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ tức là chiều thuận nhưng đáp án lại là "Khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch do nồng độ HI giảm, đồng thời nồng độ H2 và I2 tăng" Mong thầy giải thích giúp em
@HocHoaTT
@HocHoaTT 10 дней назад
Một câu hỏi tôi thích. Sẽ trả lời đầy đủ sau trên blog. Bạn chờ đọc nhé. Tạm thời với bài tập này, bạn vờ quên đi H₂, I₂, và HI mà thay bằng X₂ , Y₂ , và XY để không phải vướng bận gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@thinhtq95
@thinhtq95 11 дней назад
Thầy ra thêm video nữa nha Thầy. Rất là tỉ mỉ và dễ hiểu, em cảm ơn Thầy nhiều.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 10 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@PhạmThịKiềuChinh-u8q
@PhạmThịKiềuChinh-u8q 12 дней назад
thầy này ở đâu ra mà xuất sắc cả về chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ. Cảm ơn thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT 12 дней назад
Bạn xem ở đây: ru-vid.com/video/%D0%B2%D0%B8%D0%B4%D0%B5%D0%BE-pe4ofNnrLZ0.html
@PhạmThịKiềuChinh-u8q
@PhạmThịKiềuChinh-u8q 12 дней назад
Thầy ơi, thầy quá tuyệt vời, em xin làm trò học theo thầy nha
@HocHoaTT
@HocHoaTT 12 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@trangtran-zh1nt
@trangtran-zh1nt 12 дней назад
Chúc thầy sức khỏe, em cám ơn bài giảng của thầy.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 12 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@vinhsaodieu6327
@vinhsaodieu6327 13 дней назад
Thầy oi cho e hỏi có bài tập kh ạ 😅😅
@HocHoaTT
@HocHoaTT 12 дней назад
Với lớp 10 thì tạm như thế. Trong phần ôn cuối cấp, có thể có thêm bài tập nếu có thời gian soạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj
@NhuQuynhNguyen-ol2hj 13 дней назад
Thầy ơi, CTCT thu gọn của chất một số chất phức tạp như epibatidine hay Methadone chả hạn thì những điểm khuyết (bị ẩn nguyên tố) thì tại đó có luôn luôn là C không ạ hay là những nguyên tố khác ạ thầy giải thích giúp em ạ và thầy giúp em điền nguyên tố của epibatidine ạ 2) Trong bài tìm CTCT của ester có CTCT là C8H.... mà tìm ra k = 6 chả hạn vậy thì có CTCT 1 vòng 8C và 5 pi không ạ thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT 12 дней назад
1. Công thức phân tử của Epibatidine và Methadone lần lượt là C₁₁H₁₃ClN₂ và C₂₁H₂₇NO. 2. Không hiểu câu hỏi của bạn. Hãy viết rõ ràng hơn nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj
@NhuQuynhNguyen-ol2hj 12 дней назад
@@HocHoaTT Thầy ơi, đề cho CTCT thì mà bị khuyết nguyên tố thì đó có luôn là nguyên tố C không ạ thầy. Đây ạ thầy en.wikipedia.org/wiki/Epibatidine. Phần mặt phẳng giống kiểu hình vuông bị khuyết các nguyên tố thì đó là nguyên tố gì vậy ạ thầy, tại các đỉnh có luôn là Carbon không ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 11 дней назад
Đã nêu trong cách viết công thức cấu tạo khung phân tử, bạn cần xem lại: ru-vid.com/video/%D0%B2%D0%B8%D0%B4%D0%B5%D0%BE-H12zD6oE9rA.html Nói đơn giản thì các vị trí không ghi rõ kí hiệu nguyên tố thì hiểu là C, đếm số liên kết chung quanh để xem có bao nhiêu nguyên tử H kèm chung với C đó mà không nêu ra. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj
@NhuQuynhNguyen-ol2hj 10 дней назад
@@HocHoaTT Thầy ơi, câu này CTCT phải là (COO)2C3H6 ạ thầy, em thấy trên mạng toàn là CH2(COO)2(CH2)2. Hợp chất hữu cơ X có công thức C5H6O4. X tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2, tạo ra muối của axit cacboxylic no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO, nung nóng, thu được andehit T khi tham gia phản ứng tráng bạc, tạo Ag theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4. Biết Y không có đồng phân nào khác.Phát biểu nào sau đây đúng : A. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc B. Ancol hòa tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh C. Andehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng D. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C CTCT: (COO)2C3H6 có thể tham gia phản ứng Cu(OH)2 hoặc không tham gia phản ứng với Cu(OH)2 nếu 2 COO đứng ở vị trí số 1 và số 3, hoặc đứng liền kề nhau. Nên alcohol tạo ra có thể tham gia pư Cu(OH)2 hoặc không đúng không thầy
@BliblablepArinaDePan
@BliblablepArinaDePan 13 дней назад
cảm ơn thầy ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 13 дней назад
Chúc luôn vui với Hóa.
@bichngocchemistry8093
@bichngocchemistry8093 13 дней назад
Cách đây đúng 20 năm, em đã ôn học sinh giỏi bằng bộ sách trường Chuyên Lê Hồng Phong. Những cuốn sách của thầy đã khiến em rất yêu thích hóa và hiện là giáo viên dạy hóa học của THPT. Xin cảm ơn thầy đã viết những cuốn sách và xây dựng kênh youtube tâm huyết như thế này.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 13 дней назад
Vui vì giúp được em. Khi xưa, thầy Chu Phạm Ngọc Sơn (vừa mất) cũng đã truyền cảm hứng khiến tôi bỏ toán, theo hóa... Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@HuongLeLan-p8o
@HuongLeLan-p8o 13 дней назад
Thầy ơi. Thầy dạy bài amine và amino acid đi ạ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 13 дней назад
Đang làm, và tôi làm video rất chậm bạn à. Bạn chờ xem nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@phuongdao3140
@phuongdao3140 14 дней назад
Em thật may mắn vì được biết đến kênh của thầy ạ! Em cảm ơn thầy rất nhiều!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 13 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@cambinh6168
@cambinh6168 15 дней назад
Thí nghiệm ở phút 10:00 là thí nghiệm ảo đúng không thầy? Cho em xin phần mềm để thiết kế thí nghiệm này với ạ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Thí nghiệm mô phỏng thì có lẽ đúng hơn chăng. Tôi chỉ dùng Powerpoint để thực hiện thí nghiệm này. Chúc luôn vui với Hóa.
@toiay2634
@toiay2634 14 дней назад
@@HocHoaTT kỹ năng powerpoint của Thầy tốt quá. Mọi người xem mà như thí nghiệm ảo!
@user-ti5li3nu6m
@user-ti5li3nu6m 16 дней назад
Bài học rất chất lượng.
@cherryblossom7798
@cherryblossom7798 16 дней назад
Cảm ơn thầy ạ ❤🎉
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@sonnguyenphuonghoai9341
@sonnguyenphuonghoai9341 16 дней назад
Dạ thầy, bữa nào thầy làm bài amino acid thầy nói rõ phần tính điện di tại pH-6 lysine ở dạng cation và glumic acid ở dạng anion, nhờ thầy làm rõ chỗ này, cảm ơn thầy nhiều.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Sẽ chú ý. Chúc luôn vui với Hóa.
@toiay2634
@toiay2634 16 дней назад
Rất cảm ơn Thầy. Bài giảng của Thầy rất hay, kiến thức rất sâu, rất rõ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thihongnguyen4040
@thihongnguyen4040 17 дней назад
Ester thuần chức là như nào vậy thầy, thầy định nghĩa rồi cho em ví dụ ạ. Và ester tạp bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester có nguyên tử C liên kết tạo thành vòng ạ thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
1. Ester "thuần chức"(?) Bạn xem ở đây: tinyurl.com/ester-thuan-chuc hay ở đây: tinyurl.com/ester-thuan-chuc2 Đây là một "từ" không biết xuất hiện từ đâu, lúc nào, nhưng nội dung thì lại tự mâu thuẫn. Các bạn ấy định nghĩa thuần chức là chỉ có một loại nhóm chức rồi cho ví dụ với ester đơn chức có liên kết đôi, trong khi chính liên kết đôi cũng là một nhóm chức. Nói chung, bạn nên thận trọng với các từ không xuất hiện trong chương trình học. 2. "ester tạp bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester có nguyên tử C liên kết tạo thành vòng". Không hiểu câu hỏi của bạn. Nếu hiểu là "ester tạo bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester vòng?" thì câu trả lời là không chắc vì còn tùy cấu tạo cụ thể và điều kiện phản ứng nữa. Không có một công thức chung trong trường hợp này. Chúc luôn vui với Hóa.
@haiph12
@haiph12 18 дней назад
Bài này hay quá Thầy ạ. Em cám ơn Thầy. Xem bài giảng của thầy em mới biết chỗ I3- chui vào vòng xoắn.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thihongnguyen8044
@thihongnguyen8044 19 дней назад
Thầy cho em hỏi trong tài liệu bài tập có kí hiệu n-C5H12, i-C5H12. Hay n-C4H9OH; i-C4H9OH thì n và i là như thế nào ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 19 дней назад
n-C₅H₁₂ là n-pentane, nghĩa là pentane mạch không nhánh CH₃-CH₂-CH₂-CH₂-CH₃. i-C₅H₁₂ là iso-pentane, nghĩa là 2-methylbutane CH₃-CH(CH₃)-CH₂-CH₃. n-C₄H₉OH là n-butyl alcohol, nghĩa là butan-1-ol CH₃-CH₂-CH₂-CH₂-OH. i-C₄H₉OH là iso-butyl alcohol, nghĩa là 2-methylpropan-1-ol CH₃-CH(CH₃)-CH₂-OH. Chúc luôn vui với Hóa.
@nhiphuong9389
@nhiphuong9389 19 дней назад
em cảm ơn thầy nhiều lắm ạaaaaa
@HocHoaTT
@HocHoaTT 19 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thuchuynh449
@thuchuynh449 20 дней назад
Dạ em có 1 vấn đề xin phép được trao đổi với thầy ạ! Nếu xét fructose là một đường khử thì liệu có tổng quan chưa ạ? Vì xét tính chất của một đường khử thì người ta hay làm test với picric acid. Đường khử sẽ dương tính với màu đỏ! Và phản ứng này fructose không phản ứng ạ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 19 дней назад
Picric acid test chỉ là một trong những cách xác định đường khử *_ít được dùng_* chứ không phải là hay được dùng. Bạn đọc kỹ cách thực hiện picric acid test trước đã. Không có gì thay đổi cả. Fructose là một đường khử với chính test này. Chúc luôn vui với Hóa.
@HocNhanhTrong15Phut
@HocNhanhTrong15Phut 21 день назад
nếu được thầy cho phép em sử dụng một phần trong video của thầy để dạy cho học sinh, thầy vui lòng bật tính năng phát lại trong web khác để em sử dụng được không ạ? Rất cảm ơn thầy
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Bạn vẫn có thể chiếu video trong lớp để dạy cho các bạn nhỏ mà? Nếu là bài giảng trên web, bạn cũng có thể link đến video hoặc đến chính xác một phần nào đó trong video theo ý bạn. Tôi nghĩ không cần thiết phải thay đổi gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@thanhsonnguyen193
@thanhsonnguyen193 22 дня назад
Thầy cho em hỏi ứng dụng thực tế của phản ứng của hợp chất carbonyl với HCN và phản ứng haloform hóa không ạ. Em cảm ơn.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 22 дня назад
Ứng dụng của phản ứng với HCN đã nêu trong bài giảng. Vì sao bạn muốn biết ứng dụng của phản ứng haloform bên cạnh ứng dụng của phản ứng iodoform đã biết? Chúc luôn vui với Hóa.
@tuongvyao657
@tuongvyao657 23 дня назад
Thực sự những video của thầy là nguồn tài liệu rất đáng tin cậy luôn á
@HocHoaTT
@HocHoaTT 22 дня назад
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@HungNguyen-bj4nl
@HungNguyen-bj4nl 24 дня назад
thưa thầy, trong SGK chỉ nói về lên men Glucose. như trong sách CT cuối bài có ghi: "Glucose và Fructose đều có: -phản ứng Cu(OH)2... -Phản ứng thuốc thử Tollens Glucose còn làm mất màu nước brommie... và phản ứng lên men" cách ghi như vậy thì e có thể hiểu thế nào cho đúng bài ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Sách giáo khoa chỉ ghi những kiến thức cơ bản cần thiết cho các bạn nhỏ. Fructose lên men bình thường giống như glucose để tạo ethanol, hoặc để tạo lactic acid. Ví dụ đơn giản là lên men rượu từ nho (có hàm lượng fructose khá lớn) để làm rượu vang, ... Khi muối dưa cùng với hành (không phải là hành ngâm giấm), thì sự lên men lactic xảy ra với cả glucose và fructose có trong cải xanh và hành. Chúc luôn vui với Hóa.
@hades3856
@hades3856 24 дня назад
Thầy ơi e ko vào dc phần tải qr cuối vid ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Bạn cứ theo hướng dẫn là được. Chúc luôn vui với Hóa.
@phuongxuan6605
@phuongxuan6605 26 дней назад
thầy ơi, sao câu 6 a và b lại khác cách giải thế ạ, e thấy đề tương tự nhau
@HocHoaTT
@HocHoaTT 14 дней назад
Bạn đọc kỹ câu hỏi và trả lời nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@tuankietphanvu2583
@tuankietphanvu2583 26 дней назад
Quá hay luôn ạ :>>>🤗
@HocHoaTT
@HocHoaTT 26 дней назад
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@phamthanhtrung2032
@phamthanhtrung2032 27 дней назад
Có phải tất cả phản ứng mà cần nhiệt độ để xảy ra phản ứng đều là phản ứng thu nhiệt không ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 25 дней назад
Không nhất thiết như vậy. Ví dụ: (1) Các phản ứng cháy là toả nhiệt, nhưng chỉ tự xảy ra (không mồi lửa) ở nhiệt độ tương đối cao, có khi rất cao. (2) Đảo lại, nhiều phản ứng thu nhiệt song lại diễn ra ở nhiệt độ thường (~25ᵒC) như hoà tan NH₄NO₃ vào nước (ứng dụng làm túi chườm lạnh), cho Ba(OH)₂(𝑠) và NH₄Cℓ(𝑠) vào nước để thực hiện phản ứng, ... Chúc luôn vui với Hóa.
@truongphambuu4181
@truongphambuu4181 28 дней назад
Dạ thưa thầy, thầy cho con hỏi 1 câu hỏi không liên quan lắm về phần Amino acid ạ. Khi chiều con vừa làm đề ôn tập chương 3 thì có gặp 1 câu hỏi có nội dung đại khái là "Có bao nhiều amino acid thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được" ạ. Con cũng khá phân vân giữa 9 và 10 và con đã thử tìm kiếm trong các bộ sách hiện nay ạ. Kết quả con tìm thấy trong sách bài tập CTST cho ra kết quả là 10 ạ. Thế nhưng khi con tìm lại trong sách Cánh Diều và những nguồn khác thì chỉ có 9 thôi ạ. Thầy có thể cho con biết đâu là đáp án đúng không ạ? Con cảm ơn thầy ạ!
@HocHoaTT
@HocHoaTT 26 дней назад
Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/08/acid-thiet-yeu-trong-co-co-chin-amino.html Chúc luôn vui với Hóa.
@user-uh8iw6it9k
@user-uh8iw6it9k 29 дней назад
e cảm ơn thầy nhiều, chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 29 дней назад
Cảm ơn bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@GauTrang-nm3zx
@GauTrang-nm3zx 29 дней назад
Thầy có thể cho em hỏi là, amilopectin tác dụng với iot cho ra màu gì không ạ và tại sao amilozo lại cho ra màu xanh tím với iot không ạ, em muốn hỏi về tại sao nó lại là màu xanh tím thôi ạ còn mấy cái mạch xoắn, lỗ rỗng này nọ em bt r ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 29 дней назад
Tất cả đều được giải thích kỹ trong bài giảng "Tinh bột & Cellulose", bạn chờ xem. Chúc luôn vui với Hóa.
@trangtran-zh1nt
@trangtran-zh1nt Месяц назад
Em cám ơn Thầy rất nhiều về bài giảng. Chúc Thầy và gia đình nhiều sức khỏe ạ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 29 дней назад
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@DuyVu-j8c
@DuyVu-j8c Месяц назад
thầy cho em hỏi là nếu công thức của Mal là 1 alpha 1 beta glu được không ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 29 дней назад
Không rõ ý bạn hỏi. Bạn đừng viết tắt mà hãy viết đầy đủ. Chúc luôn vui với Hóa.
@DuyVu-j8c
@DuyVu-j8c 25 дней назад
@@HocHoaTT dạ là nếu công thức của maltose có 1 alpha glucose và 1 beta glucose có được không ạ
@HocHoaTT
@HocHoaTT 22 дня назад
Đây là các hợp chất sinh học có trong tự nhiên (thực vật), vì thế không nên nhìn bằng cái nhìn hóa học. Cân bằng α- và β- của gốc glucose thứ hai là theo cách nhìn hóa học mà thôi. Bạn thấy thích nêu thì cứ nêu, như trong một bộ sách cũng đã nêu như thế. Tôi không muốn có ý kiến gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@HuongLeLan-p8o
@HuongLeLan-p8o Месяц назад
Thầy ơi, em không tìm thấy bài giảng Cellulose và tinh bột. Thầy chỉ cho em với ạ.
@HocHoaTT
@HocHoaTT 29 дней назад
Chưa xong bạn à. Gắng chờ ít hôm nữa. Chúc luôn vui với Hóa.