Тёмный

12.5.4 Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại - Đại Cương Kim Loại - Hóa 12 

Nguyễn Phúc Hậu
Подписаться 38 тыс.
Просмотров 28 тыс.
50% 1

Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại - Đại Cương Kim Loại - Hóa 12 - Nguyễn Phúc Hậu EDU.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):
M → Mn+ + ne
1. Kim Loại tác dụng với phi kim:
- Hầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âm
- Ví dụ:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Hg + S → HgS
2. Kim Loại tác dụng với axit
a) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:
M + nH+ → Mn+ + n/2H2
(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)
b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh):
- Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S-2 (H2S)
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+)
- Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit
Ví dụ:
2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3. Kim Loại tác dụng với dung dịch muối
- Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:
+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn
+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường
+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan: xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r)
- Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra - mM tan
- Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan - mX tạo ra
- Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất
- Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)
Ví dụ:
+ Khi cho Zn vào dung dịch CuSO4 ta thấy lớp bề mặt thanh kẽm dần chuyển qua màu đỏ và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần do phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
+ Khi cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa keo xanh do các phản ứng:
Na + H2O → NaOH + 1/2H2 và CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Khi cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí do phản ứng:
3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO + 4H2O
4. Kim Loại tác dụng với nước
- Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2H2. Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan khi ở dạng hỗn hống (hợp kim của Al và Hg)
- Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
- Ví dụ:
Mg + H2O(h) → MgO + H2
3Fe + 4H2O(h) → Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O(h) → FeO + H2
- Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg…không khử được nước dù ở nhiệt độ cao
5. Kim Loại tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứng
Ví dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình:
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
6. Kim Loại tác dụng với oxit kim loại
Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại
Ví dụ: 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3
===============================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: bit.ly/haunguye...
☆ OFFICIAL FACEBOOK: / hau.nguyen.9655
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
===============================
#TínhChấtHóaHọcCủaKimLoại
#TínhChấtHóaHọcCủaKimLoạiHóa12
#ĐạiCươngKimLoại

Опубликовано:

 

19 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 66   
@tuanviet3478
@tuanviet3478 2 года назад
Ước gì biết cô sớm hơn cô dạy hay quá
2 года назад
Chúc em học tốt!
@huyanh2394
@huyanh2394 3 года назад
Hay quá con cảm ơn cô
@trumlienquanaov6264
@trumlienquanaov6264 3 года назад
Hicc sao cô dạy hay quá. Cái cân bằng đẳng cấp luôn cô ạ. Yêu cô.🥰🥰
@dungsky8998
@dungsky8998 2 года назад
Cô giảng quá hay
@Thanhyaa
@Thanhyaa 2 года назад
Bài giảng nào của cô cũm hay ...em ngồi xem ko sót 1s rất dễ nghe, dễ hỉu ,dễ nhớ em rất cảm ơn ơn vì bài học mà cô đã truyền đạt đến em , em luôn theo dõi và ủng hộ cô with love
2 года назад
Cảm ơn em! Chúc em học tốt !
@huonglan2244
@huonglan2244 2 года назад
em khủng hoảng vì thầy hóa trên lớp làm gắt quá xong học với cô cảm giác như được chữa lành vậy ạ
2 года назад
Em có thể theo kênh cô để coi các kiến thức cơ bản và nền tảng nhất có thể Tất cả các clip từ hoá 10, 11, 12 đều có đủ Nếu em cần vấn đề gì có thể comment để cô làm clip bổ sung Chúc em học tốt
@haduong3042
@haduong3042 3 года назад
E cảm ơn cô bài giảng tuyệt vời🥰
3 года назад
Cảm ơn em nhé Chúc em học tốt!
4 года назад
hướng dẫn rất hay và dễ hiểu
@LeLe-jk3bi
@LeLe-jk3bi 4 года назад
Quá nhanh quá nguy hiểm
@user-pn5uh6pt3b
@user-pn5uh6pt3b 2 года назад
Rất dễ hiểu
@dungnguyentien5374
@dungnguyentien5374 3 года назад
quá hay
@Hi-yx7ts
@Hi-yx7ts 2 года назад
Cảm ơn cô vì bài giảng rất tuyệt vời ạ
@hangduong1408
@hangduong1408 3 года назад
Học trên lớp k hiểu mà học cô tự nhiên có hứng học lun
3 года назад
Em có thể học thêm nhiều clip lớp 12
@tuan8092
@tuan8092 3 года назад
Cô giảng hay quá
@lili8370
@lili8370 2 года назад
Cô dạy hay quá cô ơi🥰
2 года назад
Chúc em học tốt!
2 года назад
Chúc em học tốt!
@khoinguyen-lg3tt
@khoinguyen-lg3tt 3 года назад
Cô giảng dễ hiểu quá giúp e thuộc bài nhanh hơn mong cô ra nhiều clip về lớp 12 nữa
@ngothihongmai2260
@ngothihongmai2260 3 года назад
Giống tui
@ngothihongmai2260
@ngothihongmai2260 3 года назад
Dù hk trên lớp hay ở đâu đi nữa trước khi vào bài mới điều đầu tiên mà tôi hk hóa là phải lên cô hậu hk lí thuyết đã
@hieupham7887
@hieupham7887 2 года назад
Nhờ học cô mà điểm kiểm tra của em từ 5-6 giờ lên 8 8,75 r cô ạ em cảm ơn cô 🥰🥰🥰
2 года назад
Chúc em học tốt!
@ThuMinh-ow8pu
@ThuMinh-ow8pu 3 года назад
rat de hieu yeuuu cô
@thibinhngo6061
@thibinhngo6061 2 года назад
Cảm ơn cô nhìu ạ Chúc cô có nhìu sức khỏe
2 года назад
Chúc em học tốt!
2 года назад
Chúc em học tốt
@mynguyentra77
@mynguyentra77 3 года назад
Cô giảng hay quá ạ 👍 Có nhiều mẹo hay lắm nha mọi người 😍
3 года назад
Cảm ơn em
@hienominh6608
@hienominh6608 3 года назад
Ui cô giảng hay quá chừng rất ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu ạ🥰 Em là người bắc mà thik nghe giọng cô giảng ghê lun á😄😄😄
3 года назад
Cô cảm ơn em nhé
@hienominh6608
@hienominh6608 3 года назад
@ Cô ơi còn phần dãy điện hóa thì sao ạ e học trên lớp mà thấy hơi khó hiểu ạ:(((((
3 года назад
Cô đồng ý với em là phần đó khó thật Em coi clip của cô đi Cô dạy cũng ngắn gon
3 года назад
Dãy Điện Hóa Của Kim Loại - Hóa 12
@nguyenhau8516
@nguyenhau8516 2 года назад
Cô giảng rất hay . Cô trùng họ tên với em luôn 🥰🥰
2 года назад
Chúc em học tốt nha!
@linhothi7782
@linhothi7782 3 года назад
Cô dạy hay quá ạ
3 года назад
Cảm ơn em đã theo dõi kênh!
@NgocLe-hd6tv
@NgocLe-hd6tv 4 года назад
Em cảm ơn cô. Bài giảng rất hay ạ
@tuan8092
@tuan8092 3 года назад
Mong cô ra nhiều clip nha
@trinhngoc4495
@trinhngoc4495 3 года назад
Cô giảng hay quá, cảm ơn cô
@Thien_an0-0
@Thien_an0-0 Год назад
Con cảm ơn cô ạ! 💖
@lienquantv1242
@lienquantv1242 3 года назад
Yêu cô❤
3 года назад
Cảm ơn em đã theo dõi kênh!
@diemquynhngo9450
@diemquynhngo9450 4 года назад
Cô giảng hay quá 😗😗😗
@roserouge9524
@roserouge9524 3 года назад
hay quá
@nganguyen-kp2oy
@nganguyen-kp2oy 3 года назад
Dễ hỉu và hay qa cô ạkk
3 года назад
Chúc em học tốt nhé
@thunguyenthile9839
@thunguyenthile9839 2 года назад
Cô ơi. E học hóa mà e sợ nhất cần bằng kl tác dụng với axit loại2. Nhò bài giảnh của cô mà e k còn sợ nữa ạ E cảm ơn cô nhiều ạ
2 года назад
Cảm ơn em Chúc em học tốt nha
@ybeat2435
@ybeat2435 3 года назад
Cô Ơi Cô Có Thể Làm Video 7 Ngày Tổng Ôn Chương Hữu Cơ Và Giải Đề Đc Hem Cô Mong Cô Giúp Em 2k4 Ạ Em Cảm Ơn Cô
3 года назад
Giải đề thì có nhiều clip em tìm nhé Còn ôn hữu cơ chỉ có các clip ôn tập thôi
@augenstern877
@augenstern877 Год назад
9:26
@atchuoiofficial6092
@atchuoiofficial6092 3 года назад
Hay quá cô ơi mà view ít quá 😢
@kiettran3383
@kiettran3383 2 года назад
Dạ cô ơi! Cho em hỏi là nếu cho 1 hỗn hợp kim loại tác dụng với axit hno3 thì phản ứng sẽ xảy ra theo thứ tự kim loại có tính khử mạnh sẽ tác dụng trước, kim loại có tính khử yếu sẽ tác dụng sau hay xảy ra đồng thời vậy ạ?
2 года назад
Theo Như em nói nha
@bffke4357
@bffke4357 3 года назад
Cô ơi tới giời em vẫn chưa bt tại sao Axit loại 2 ko tác dụng với Au,Pt đc vậy ạ
@hoangkhang8392
@hoangkhang8392 3 года назад
Chỉ cần nhớ z đc r
@bffke4357
@bffke4357 3 года назад
@@hoangkhang8392 sao vậy ạ ??
@tuanviet3478
@tuanviet3478 2 года назад
Cô ở tỉnh nào vậy ạ
@phuckhangvlog9347
@phuckhangvlog9347 2 года назад
Thành phố HCM em nha!
@Dinhcuong35-TV
@Dinhcuong35-TV 4 года назад
Dạy nhanh v cô
Далее
12.5.10 Dãy Điện Hóa Của Kim Loại - Hóa 12
13:56
12.5.15 Lý Thuyết Ăn Mòn Kim Loại - Hóa 12
11:11
Live #28: Phân dạng bài tập KIM LOẠI
1:50:56
Просмотров 16 тыс.