Тёмный

12.6.2 Lý Thuyết Trọng Tâm Kim Loại Kiềm Thổ Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim Loại Kiềm Thổ 

Nguyễn Phúc Hậu
Подписаться 38 тыс.
Просмотров 27 тыс.
50% 1

Lý Thuyết Trọng Tâm Kim Loại Kiềm Thổ Và Hợp Chất Quan Trọng Của Kim Loại Kiềm Thổ
KIM LOẠI KIỀM THỔ
1) Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn; trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm.
- Kim loại kiềm thổ gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba); Rađi (Ra) (Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền).
2) Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ
Nguyên tố Be, Cấu hình electron [He]2s2; Bán kính nguyên tử (nm) 0,089; Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol) 1800; Độ âm điện 1,57
Nguyên tố Mg, Cấu hình electron [Ne]3s2; Bán kính nguyên tử (nm) 0,136; Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol) 1450; Độ âm điện 1,31
Nguyên tố Ca, Cấu hình electron [Ar]4s2; Bán kính nguyên tử (nm) 0,174; Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol) 1150; Độ âm điện 1,00
Nguyên tố Sr, Cấu hình electron [Kr]5s2; Bán kính nguyên tử (nm) 0,191; Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol) 1060; Độ âm điện 0,95
Nguyên tố Ba, Cấu hình electron [Xe]6s2; Bán kính nguyên tử (nm) 0,220; Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol) 970; Độ âm điện 0,89
Lưu ‎ý :
+Be tạo nên chủ yếu những hợp chất trong đó liên kết giữa Be với các nguyên tố khác là liên kết cộng hóa trị.
+Ca, Sr, Ba và Ra chỉ tạo nên hợp chất ion.
+Bằng phương pháp nhiễu xạ Rơghen, người ta xác định được rằng trong một số rất ít hợp chất kim loại kiềm thổ có thể có số oxi hóa +1. Thí dụ : Trong hợp chất CaCl được tạo nên từ CaCl2 và Ca (ở 1000◦C )
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
- Màu sắc : kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc hoặc xám nhạt.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (trừ Be) và biến đổi không theo một chiều. Vì các nguyên tố có cấu trúc tinh thể khác nhau Be, Mg, Caβ có mạng lưới lục phương ; Caα và Sr có mạng lưới lập phương tâm diện ; Ba lập phương tâm khối.
- Độ cứng : kim loại kiềm thổ cứng hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp ; độ cứng giảm dần từ Be → Ba (Be cứng nhất có thể vạch được thủy tinh ; Ba chỉ hơi cứng hơn chì).
- Khối lượng riêng : tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).
* Lưu ý : Trừ Be, Mg ; các kim loại kiềm thổ tự do và hợp chất dễ bay hơi, cháy khi đưa vào ngọn lửa không màu, làm cho ngọn lửa có màu đặc trưng.
• Ca : màu đỏ da cam
• Sr : màu đỏ son
• Ba : màu lục hơi vàng.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be → BA.
M - 2e → M2+
1) Tác dụng với phi kim
- Khi đốt nóng trong không khí, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy tạo oxit, phản ứng phát ra nhiều nhiệt.
Ví dụ : 2Mg + O2 2MgO
∆H= - 610 KJ/mol
- Trong không khí ẩm Ca, Sr, Ba tạo nên lớp cacbonat (phản ứng với không khí như oxi) cho nên cần cất giữ các kim loại này trong bình rất kín hoặc dầu hỏa khan.
- Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, siliC.
Ca + Cl2 →CaCl2
Mg + Si →Mg2Si
- Do có ái lực lớn hơn oxi, khi đun nóng các kim loại kiềm thổ khử được nhiều oxit bền (B2O3, CO2, SiO2, TiO2, Al2O3, Cr2O3,).
2Be + TiO2 → 2BeO + Ti
2Mg + CO2 → 2MgO + C
2) Tác dụng với axit:
A. HCl, H2SO4 (l) : Kim loại kiềm khử ion H+ thành H2
Mg + 2H+ → Mg2+ + H2
B. HNO3,H2SO4 đđ : Khử N+5, S +6 thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.
4Ca + 10HNO­3 (l) → 4Ca(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Mg + 4HNO3 đđ → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3) Tác dụng với nước:
- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑
- Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO.
Mg + H2O → MgO + H2↑
- Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH(nóng chảy) → Na2BeO2 + H2
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
1) Ứng dụng
- Kim loại Be: làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, bền, chắc, không bị ăn mòn.
- Kim loại Ca: dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép, làm khô 1 số hợp chất hữu cơ.
- Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả: tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm dùng trong pháo sáng, máy ảnh.
2) Điều chế kim loại kiềm thổ
- Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dạng ion M2+ trong các hợp chất.
- Phương pháp cơ bản là điện phân muối nóng chảy của chúng.
CaCl2 → Ca + Cl2↑
MgCl2 → Mg + Cl2↑
- Một số phương pháp khác:
+Dùng than cốc khử MgO; CaO từ đolomit bằng febositic (hợp chất Si và Fe ) ở nhiệt độ cao và trong chân không.
MgO + C → Mg + CO
CaO + 2MgO + Si → 2Mg + CaO.SiO2
+ Dùng nhôm hay magie khử muối của Ca, Sr, Ba trong chân không ở 1100◦C→1200◦C.
2Al + 4CaO → CaO.Al2O3 + 3Ca
2Al + 4SrO → SrO. Al2O3 + 3Sr
2Al + 4BaO → BaO. Al2O3 + 3Ba
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: bit.ly/haunguye...
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
#KimLoạiKiềmThổ
#KimLoạiKiềmThổHóa12

Опубликовано:

 

19 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 29   
@Rarmii
@Rarmii 6 месяцев назад
cô giảng dễ hiểu, em cám ơn cô ạ
6 месяцев назад
Chúc em học tốt nhé
@nhatnamcao470
@nhatnamcao470 6 месяцев назад
em cảm ơn cô nhiều, e cực kì thích giáo viên ạ..
6 месяцев назад
Chúc em học tốt
@nhi6608
@nhi6608 Год назад
cảm ơn cô ạ
@phuonglinh6439
@phuonglinh6439 Год назад
2k5 gửi lời chào cô ạ ! Cô dạy hay và tâm huyết lắm ah !🥰🥰🥰!
Год назад
Chúc em học tốt nhé!
Год назад
Cảm ơn em nhiều!!!
@DNP3000
@DNP3000 Год назад
2k5 nè
@BaoThai-s9o
@BaoThai-s9o 7 месяцев назад
2k6 chào cô ạ! cô dạy ngắn gọn dễ hiểu quá, chúc cô sức khoẻ nhiều ạ!
7 месяцев назад
Chúc em học tốt nha
@storiesofintroverts2158
@storiesofintroverts2158 Год назад
Cô dạy hay và dễ hiểu lắm ạ. Em cảm ơn cô. Hi vọng cô có thể ra thêm nhiều nhiều video nữa ạ.
Год назад
Chúc em học tốt nhé!!!
@huycuongnguyen207
@huycuongnguyen207 4 года назад
Cô tâm huyết quá ! Con cảm ơn cô nhiều nhiều ạ !
@TuNguyen-vh7mz
@TuNguyen-vh7mz 2 года назад
2k4 chào cô ạ
@nhathan428
@nhathan428 2 года назад
con cảm ơn cô!
@minhbiibii
@minhbiibii 2 года назад
Cảm ơn cô nhiều🥰
2 года назад
Chúc em học tốt!
@TrangNguyen-xy5dn
@TrangNguyen-xy5dn 3 года назад
Cảm ơn cô nhiều ạ
@kiettran3383
@kiettran3383 2 года назад
Các bạn cho mình hỏi là tại sao trong nước cứng vĩnh cửu, ion ca2+ không tác dụng với ion so4 2- để tạo kết tủa vậy ạ.
2 года назад
Bản chất caso4 là chất ít tan em nha Và có 1 giá trị là tích số tan Khi nào trong dung dịch mà vượt tích số tân mới tạo kết tủa Em tìm hiểu thêm giá trị này
@quocthong5893
@quocthong5893 4 года назад
Cô dạy hay quá
@angNgocLuc-a
@angNgocLuc-a 2 года назад
Hay quá cô ơi 😍😍😍😍😍😍
2 года назад
Chúc em học tốt
@AnhNguyen-gf9vy
@AnhNguyen-gf9vy 4 года назад
con cam on cô ạ cô giảng hay qa con mong dc hc cô gê ạ con chúc cô thật nhiều sk ạ
@taphoc7172
@taphoc7172 3 года назад
🧝‍♂️🙌💙
@HieuNguyen-vm2em
@HieuNguyen-vm2em 3 года назад
12A4 Trần Quốc Tuấn học thì vào đây điểm danh nhé!😂
3 года назад
Chào em !
@hanakono.8388
@hanakono.8388 3 года назад
cảm ơn cô ạ
Далее
Why Does Changing Just One Proton Change an Element?
13:57
Bike Vs Tricycle Fast Challenge
00:43
Просмотров 32 млн
What Is An Atom And How Do We Know?
12:15
Просмотров 3,1 млн
Periodic Table Explained: Introduction
14:14
Просмотров 4,9 млн
An Actually Good Explanation of Moles
13:37
Просмотров 1,4 млн
Bike Vs Tricycle Fast Challenge
00:43
Просмотров 32 млн