Тёмный
No video :(

44.2 Tính Chất Hóa Học Của Andehit - Hóa 11 

Подписаться
Просмотров 33 тыс.
% 863

Tính Chất Hóa Học Của Andehit - Hóa 11 - Nguyễn Phúc Hậu EDU.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANDEHIT
1. Phản ứng cộng hiđro
Khi có xúc tác niken và đun nóng:
- Anđehit + H2 → Ancol bậc I.
R−CH=O+H2 → (đk: Ni,to) R−CH2−OH
Chú ý:
- Trong phản ứng của andehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó.
- Trong phản ứng trên, anđehit đóng vai trò chất oxi hoá.
- Xeton + H2 → Ancol bậc II.
2. Phản ứng oxi hoá
a. Oxi hóa hoàn toàn
CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O
Nếu đốt cháy andehit mà nCO2 = nH2O thì anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.
CnH2n+1CHO → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O
b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
R(CHO)x + x/2O2 → R(COOH)x (xúc tác Mn2+, t0)
Đối với bài toán oxi hóa anđehit thành axit cần chú ý định luật bảo toàn khối lượng trong quá trình giải.
3. Phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg
- Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.
- Riêng HCHO có phản ứng:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
Chú ý:
- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
- Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:
+ Nếu nAg = 2nandehit → anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.
+ Nếu nAg = 4nandehit → anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.
+ Nếu nAg LỚN HƠN 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.
+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).
- Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:
+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.
+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…
4. Phản ứng với dung dịch Br2
R(CHO)x + xBr2 + xH2O → R(COOH)x + 2xHBr
Nếu anđehit còn có liên kết pi ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết pi đó.
5. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao
R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓ → R(COOH)x + xCu2O↓ + 2xH2O
xanh đỏ gạch
→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.
Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:
R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH → R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O
HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.
Nhận xét :
Anđehit vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử. Khi bị khử, anđehit chuyển thành ancol bậc I tương ứng. Khi bị oxi hoá, anđehit chuyển thành axit cacboxylic (hoặc muối của axit cacboxylic) tương ứng.
B. ĐIỀU CHẾ ANDEHIT
1. Điều chế Andehit từ ancol
- Oxi hoá ancol bậc I thu được anđehit tương ứng, oxi hoá không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.
R(CH2OH)x + xCuO → R(CHO)x + xCu + xH2­O (t0)
- Formanđehit (metanal) được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa metanol nhờ oxi không khí (ở 600−700oC với chất xúc tác Cu hoặc Ag).
2CH3−OH+O2 →Ag,600oC2H−CH=O+2H2O
2. Từ hiđrocacbon
Trong công nghiệp, người ta oxi hoá metan có xúc tác, thu được anđehit fomic.
Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất anđehit axetic.
Anđehit axetic còn được điều chế từ axetilen bằng phản ứng cộng nước.
Oxi hoá không hoàn toàn cumen thu được axeton và phenol
PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT ANDEHIT
- Tạo kết tủa sáng bóng với AgNO3/NH3.
- Tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao.
- Làm mất màu dung dịch nước Brom.
(Riêng HCHO phản ứng với dung dịch Brom có khí CO2 thoát ra).
CHÚC CÁC EM HỌC SINH LUÔN HỌC TỐT !!
================================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: bit.ly/haunguyenedu
☆ OFFICIAL FACEBOOK: hau.nguyen.9655
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup
================================
XEM THÊM CÁC CLIP KHÁC VỀ HÓA HỌC LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH MỚI Ở DƯỚI ĐÂY:
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v0SeCOHGs-ErDglu-_468WZ
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v1nGlnBYtaSJGc7ePgWnm6U
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v2zPblQx1lVy0TvTzal1vYE
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v0LROGa_BRXkB6nbGSHB-F0
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v3Gx8AvqVzsb1hQ73vFsL3R
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v3aQolwVIIsd8QnOcT1IlVG
ru-vid.com/group/PLHucQG_Me5v0JmTvDEVcqGhsZpq12Q-D4
================================
Cô Hậu Chúc Các Em Học Thật Tốt !!!
#Andehit
#Aldehyde
#TínhChấtHóaHọcCủaAndehit
#TínhChấtHóaHọcCủaAldehyde
#AndehitHóa11

Опубликовано:

 

29 апр 2020

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 41   
@nhio1274
@nhio1274 4 года назад
Giờ con mới biết tới cô, tiếc quá đi :
@PhuongPham-tj2by
@PhuongPham-tj2by 4 года назад
Cảm ơn cô đã thông não e sau những ngày đi học thêm không hiểu gì 😎😌
@nguyenthiminhchau3640
@nguyenthiminhchau3640 4 года назад
Cô giải thích phương trình dễ hiểu lắm ạ! Em cảm ơn cô 😄
@xuanhoan3529
@xuanhoan3529 2 года назад
Quá tuyệt vời, e cảm ơn cô, chúc cô có thật nhiều sức khỏe ạ.
@ucThanh-cr1ev
@ucThanh-cr1ev 2 года назад
lớp 9 đi thi hsg mà thầy cô dạy nhanh quá theo không kịp nên qua đây coi :3. Cô dảng hay dể hiểu lắm ạ
2 года назад
Chúc em học tốt!
@bakhiacamauvlog8929
@bakhiacamauvlog8929 4 года назад
Cảm ơn bạn đã hướng dẫn các em học
@hanhhao8789
@hanhhao8789 2 года назад
cô dạy hay lắm luôn
@nguyentiendung9940
@nguyentiendung9940 4 года назад
Cô dạy dễ hiểu quá ạ!
@HOAer-
@HOAer- Год назад
Đỉnh quá cô iuu
@Greenistt
@Greenistt 3 года назад
Cô dạy hay quá
3 года назад
Chúc em học tốt nha!
@_VuThanhPhat
@_VuThanhPhat 4 года назад
cô giảng hay dễ hiểu quá
@roswaal.lmathers2745
@roswaal.lmathers2745 3 года назад
Cảm ơn cô nhiều nhiều
3 года назад
Chúc em học tốt
@khangnguyenduy4460
@khangnguyenduy4460 Год назад
em cảm ơn cô nhìuuuu
Год назад
Chúc em học tốt nhé!
@_more_positive
@_more_positive 3 года назад
cô giảng hay quá ạ
3 года назад
Cảm ơn em Chúc em học tốt nha
@_more_positive
@_more_positive 3 года назад
@ Dạ vâng. Em cảm ơn cô ạ.
@Ano-ws6oz
@Ano-ws6oz 8 месяцев назад
Sao lại cu2o vậy cô ơi,em tưởng cuo chứ
8 месяцев назад
Trong phản ứng này aldehyde thể hiện tính khử Cu(OH)2 thể hiện tính oxh nên tạo ra Cu+1 đó em Tức là cu +2 giảm xuống +1 Nếu ra CuO là +2 là không có sự thay đổi số oxh
@pinetwork-giapi5903
@pinetwork-giapi5903 4 года назад
co day de hieu
@antrandoan9973
@antrandoan9973 4 года назад
Cảm ơn cô....
@kakahao8455
@kakahao8455 4 года назад
hay quá cô ơi!!
@KhaNguyen-vc1on
@KhaNguyen-vc1on 4 года назад
Hay quá cô ơi ^^
3 года назад
Chúc em học tốt nhé
@leminhtue9l8
@leminhtue9l8 4 года назад
Em cảm ơn cô nhiều lắm ạ!
@6b_20_hoanganhnguyet5
@6b_20_hoanganhnguyet5 3 года назад
❤️
@minhtrungtran7138
@minhtrungtran7138 3 года назад
hay
@thulehuynhanh854
@thulehuynhanh854 4 года назад
Cô ơi cô dạy hay lắm ạ
@hoangmai_lop12a26
@hoangmai_lop12a26 3 года назад
cô ơi , sao có Cu2o vậy cô
3 года назад
Andehit có tính khử Sẽ khử Cu2+ thành Cu+
@hathai1881
@hathai1881 4 года назад
Phản ứng oxi hóa của anđhit là gì ạ
@tibhanh596
@tibhanh596 4 года назад
Cô ơi tại sao cân bằng ở phản ứng tráng gương lại nhân 2 vào NH4NO3 ạ
4 года назад
Vì có 2AgNO3 mà em
@hidro27-10
@hidro27-10 4 года назад
tại sao em thấy 1 số chỗ ghi là andehit + o2 tạo thành co2 và h20 ạ
@bebo3369
@bebo3369 4 года назад
0 HiDro hình như do phản ứng cháy á
@quynhnguyen8701
@quynhnguyen8701 4 года назад
Tuỳ điều kiện ạ
@quanker2666
@quanker2666 4 года назад
Đấy là phản ứng cháy hoàn toàn với nhiệt độ : tương tự như các chất hữu cơ khác. Còn đây cần phải có xúc tác nữa
@antrandoan9973
@antrandoan9973 4 года назад
Cảm ơn cô....