Тёмный

Cảm âm Harmonica Tremolo | Qua cơn mê 

Nhu Quynh Luong
Подписаться 760
Просмотров 431
50% 1

Mình thổi Chromatic Harmonica, nhưng viết lại cảm âm cho Tremolo Harmonica nhé!
Link karaoke: • Video
Video gốc mình không còn lưu, file này âm thanh không được chất lượng vì trước mình tách từ video. Mình lấy tạm, thêm cảm âm cho bạn nào thích thổi bài này bằng Tremolo.
Bản cũ không cảm âm thì ở đây nhé!
• Qua cơn mê | Harmonica...

Опубликовано:

 

16 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 18   
@ivofondi2817
@ivofondi2817 10 месяцев назад
Buongiorno Cara Amica, paesaggio suggestivo e affascinante bellissime le note della Tua armonica, un cordiale saluto in armonia like perTe; abbracci dall'Italia ❤💯👏👏🤝👋
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
Thanks for your encouragement! I've been playing this song since the Covid pandemic, and I just wrote its notes today. Have a nice day! 🌷
@vodiep4704
@vodiep4704 10 месяцев назад
Hay lắm chị.❤❤❤
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
Cám ơn em nhé! 😊
@Harmonica-HaiNguyen
@Harmonica-HaiNguyen 10 месяцев назад
Hay quá 🎉
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
Em cám ơn anh nhé! 😊
@nguyenkhanhharmonica6144
@nguyenkhanhharmonica6144 10 месяцев назад
Hay quá ❤
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
Cháu cám ơn chú nhé! 😊
@nhactanthanh
@nhactanthanh 10 месяцев назад
Một sáng tác thật êm đềm gợi bao ký ức và ước mong qua cơn mê. Video thật đẹp, trình bày tâm tình và rất cẩn thận giúp cho những ai muốn học. Video và nhạc chỉ mấy phút nhưng người thực hiện hẳn rất chăm chút và dành nhiều thời gian để thực hiện để vừa nghe và cả cho những ai muốn theo tabs. Vì là cảm âm nên tự nhiên tuỳ theo hứng khởi chẳng có gì sai. Xin góp chút để @Nhu Quynh Luong xem có thể thử thay vài chỗ theo đúng với ký âm và cũng ít chữ trong lyrics. Những nơi có * (asterisk). Xin đừng phật lòng nhé. 1:03 Xuôi* một thuở lênh đênh E A* A* E E 1:10 Sẽ đi thăm từng đường D A* A G G 1:14 Sẽ vô thăm từng nhà E C C* A A 1:32 Trường xưa* vắng ta* nay ta lại về E G A E D D* A A Chỉ ít nơi của 1/2 phần đầu bản nhạc.
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
Dạ, cháu cố gắng ghi lại chứ cũng không rành note, không quen đếm ô trên kèn. Bình thường thì cháu cứ thổi kiểu “tự nhiên” 😄 Người sửa lỗi cho ta là thầy ta đó chú! Nhờ chú góp ý nên bạn nào có tập theo thì chuẩn hơn ạ 😊 Cháu xin cám ơn chú nhé!
@nhactanthanh
@nhactanthanh 10 месяцев назад
@@quynh_math Âm Nhạc là sự tự nhiên theo cảm xúc với âm thanh cho nên đôi khi nhạc sĩ họ viết nhạc mà chính ca sĩ mới là người giới thiệu và ban nhạc họ hoà âm sao cho nghệ thuật lã lướt là... đi vô lòng đa số người nghe mà người nghe đa số thì ai mà chú ý tới từng nốt nhạc máy móc bao giờ. Nhưng nhạc sĩ họ có cái thiên tài thẩm âm nên họ chọn ra nốt mà mình không thể như họ, mình chỉ có thể chơi hay hát khi buồn vui, khi giải trí. Ca sĩ nhiều khi họ luyến láy thay đổi để diễn tả chẳng theo ký âm mà lại trở thành hay, ban nhạc hoà âm thì muôn ngàn màu sắc âm điệu để bản nhạc "sống" mãi trong lòng người nghe. Tuy vậy, tất cả biến tấu cũng từ ký âm nguyên thuỷ. Với harmonica thì bị giới hạn nên càng cần improvisation và ai hiểu chút ít nhạc khí này đều tán thưởng luôn cả bản, lướt qua những khó khăn để trình tấu về những nốt nhạc "chơi vơi" khó thể nào đúng. Nhưng chỉ cần theo đúng nhạc là đã khó khăn nhưng bất cứ ai nghe cũng thuận cũng thích. "Uốn éo" quá lại tạo phản ứng ngược. Có những biến tấu thêm thắt tạo nên những rung chuyển cảm xúc nhưng cũng có nhiều khi overwhelming đi quá xa nặng phần trình diễn hay kỹ thuật làm người nghe không còn nhận ra bản nhạc mà cứ "nặn đầu" tìm xem bản nhạc đang nghe là gì khi mà họ không xa lạ gì với bản nhạc đó. Dù bản thân chẳng rành gì lắm về harmonica nhưng cũng biết sơ sài khi nghe thì thường chú ý tới sự diễn tả tâm tình của người tấu lên melody hơn là những tiểu tiết. Công của người trình tấu nhiều hơn 4', 5' và những chuẩn bị khác nếu ai từng làm nhạc, editing cả âm thanh lẫn video thì hiểu hơn. Ngày nay, software tự chuyển qua notation, qua tabs cho từng nhạc khí và nhạc sĩ khi có cảm hứng là ngâm nga trong đầu họ hay chơi ngay một đoạn để không quên rồi sau đó mới viết lại ký âm rồi tới lyrics. Chẳng một nhạc sĩ nào viết đoạn intro cả nhưng nhường phần đó cho nhạc sĩ hoà âm, cho ban nhạc như một dẫn nhập đưa người nghe vào hồn của bản nhạc. Intro mà hay thì người nghe chú ý và tiếp tục nghe và hầu như ai ai cũng yêu thích. Nhạc sĩ hoà âm hay ban nhạc đã giúp ca sĩ hát hay hơn, đã giúp nhạc sĩ sáng tác ra bản đó để trở thành nổi tiếng nhưng mấy ai hiểu mà thán phục những đóng góp "vô danh" đó. Cũng như thời nay, một ca khúc chỉ được giới thiệu tên ca sĩ và bỏ đi tên nhạc sĩ sáng tác thành ra là thế hệ sau họ chỉ gắn liền bản nhạc với tên ca sĩ tạo sự lầm tưởng đó là sáng tác của ca sĩ đó. Xứ người họ có những quy định, luật lệ bản quyền và được bảo vệ cũng là sự tôn trọng ngoài những quyền hạn khác. Trong các đại học về âm nhạc trên thế giới, luôn khởi đầu bằng nhạc cổ điển như những kinh điển căn bản và từ đó biết bao nhiêu nhạc sĩ với tài năng riêng đã với những học vấn đó mà thành danh và đôi khi tự khai sinh ra khuynh hướng khác nhau và cứ luân lưu tiến triển. Không có những căn bản thì khó thể tiến xa hay vô tình reinvent the wheel mà có thể tránh được. Harmonica lúc đầu chưa được cho là một nhạc khí nên... chẳng một hoà nhạc nào có nó tham gia cả, thật là một thiệt thòi. Sau đó đã có những tài danh Harmonica làm nó được chú ý và lan rộng cũng như ông Tòng Sơn vào giai đoạn xưa thì người ta đến xem và nghe (thích thú khi xem ông trình diễn vừa uống bia và ăn chuối vừa thổi kèn) chứ phong trào Harmonica ít ai chú ý mà học mà sáng tác. Cũng như Buddy Greene nói là chẳng ai nghĩ Harmonica lại được đi vào Carnegie Hall nhưng khi anh ta trình diễn thì mọi người như là nghe lần đầu và sửng sốt với nhạc khí bé nhỏ này và họ là những nhạc sĩ chuyên môn hay là những người am hiểu nhạc khí. Harmonica mà có thể trình tấu nhạc cổ điển một cách "thần sầu" vậy thì ai cũng ngã nón cả. Cho nên harmonica tuy nhỏ mà có... dzõ :-D :-D :-D Nên hãnh diện khi có một đam mê, yêu thích và theo ngày tháng thì sẽ khám phá cách diễn tả rất riêng của mình vậy. Harmonica cũng thật dễ mua theo túi tiền và trẻ già nam nữ gì cũng làm bạn với nó được cả. Ngày xưa khi muốn thổi Ave Maria của Gounod và Ave Maria của Schubert thì chẳng cách nào theo đúng vài nốt "hóc búa" được (thú thật là chẳng bao giờ hài lòng với mình cả), nhưng sau này thì vượt qua khiếm khuyết đó với chromatic, với Suzuki Sub30, v.v.. thì mới hiểu là con người luôn cố gắng tạo ra những gì mới để vượt qua giới hạn mà hầu hết họ tạo ra từ những... workshop trong nhà, từ trong những garage với bao miệt mài thời gian thay cái này đổi cái kia rồi mới đem ra trình diễn giới thiệu xem có được tán thưởng hay không và sau đó ra production. Thật là những kỳ tài để người chơi có những chọn lựa khi giải trí hay trình tấu. Cũng như "Sáo thần" Nguyễn Đình Nghĩa, ông đã một đời nghiên cứu tre nứa để tạo ra những sáo, tiêu, địch.. và chính ông với tài trình tấu Phụng Vũ & Thần Triều đã như đem người đến thế giới của loài chim Phụng với ngôn ngữ của loài chim quý trong thần thoại.
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
@@nhactanthanhChú chắc là chơi nhạc chuyên nghiệp mới tìm hiểu nhiều như vậy phải không chú? Cám ơn chú đã chia sẻ niềm đam mê và chúc chú luôn nhiều sức khỏe và niềm vui nhé ạ! 😊
@nhactanthanh
@nhactanthanh 10 месяцев назад
Ngược lại đó chứ, vì chơi dở và biết ít mới tìm hiểu mặc dù chẳng áp dụng được bao nhiêu cả 😀 Thời gian còn trong tuổi thanh niên thì "thích đủ thứ" nhưng đến khi không còn chơi nhạc bao nhiêu nữa thì lại thích tìm hiểu về chiều sâu, về lịch sử mà chẳng riêng nhạc Việt Nam mà cả vài nước khác để biết thế giới rộng lón và muôn màu thế nào. Như cháu vậy, biết cả nhạc Trung Hoa lẫn Việt Nam là một điều rất lợi cho tìm hiểu học hỏi. Những ai vào thời trước thì lại gần nhạc Pháp, Anh hơn cho nên đã có thời hoàng kim của Thời Trang Nhạc Trẻ Sài Gòn vào năm 69 trở đi mà những nhạc sĩ tiên phong như Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng... đã thổi ngọn gió mới lạ trẻ trung vào âm nhạc cho giới trẻ thay cho dòng nhạc khúc chiết thâm thuý tiền chiến... Từ đó đến nay đã gần 6 thập niên mà những bản nhạc ấy vẫn làm người nghe thấy trẻ trung và đầy nhiệt huyết khi nghe lại (như Elvis Phương và ban Phượng Hoàng là điển hình). Chưa nói đến kích động nhạc Hùng Cường-Mai Lệ Huyền, chưa nói đến dòng nhạc Lính, nhạc trữ tình, nhạc bolero, tân cổ giao duyên, cải lương sân khấu, điện ảnh (mà luôn có đi chung với những bản nhạc bất hủ).. kể sao cho hết được! Ngày nào còn thích nghe nhạc hay còn có thể chơi nhạc khí được thì ngày ấy còn tìm hiểu và học hỏi. Nếu có ai hỏi theo cách "trả bài" thì chịu thua vì "trên nền trời nhiều sao sáng" mà sao của mình thì tìm mãi không ra 😀
@quynh_math
@quynh_math 10 месяцев назад
@@nhactanthanh Chơi kèn tuy “ồn ào” nhưng lại tìm về 1 góc bình yên trong tâm hồn , ^^ Với cháu thì kèn là một điều đặc biệt, đến vào lúc gặp 1 chuyện không may. Nhưng nghĩ lại thì dù sao cũng đã nhận được an ủi rồi 😊