Тёмный

Hóa học lớp 10 - Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học - Kết nối tri thức 

Thầy Nguyễn Chí Sơn
Подписаться 62 тыс.
Просмотров 73 тыс.
50% 1

* ĐÍNH CHÍNH 1: Ở câu 1, nhiệt phân KMnO4 cho ra MnO2 chứ không phải MgO2. Xin lỗi các em vì sai sót của thầy
* ĐÍNH CHÍNH 2: Ở câu 8, vì thầy cân bằng là 2 C4H10, nên khi tính biến thiên enthalpy thì kết quả -4034 là của 2 mol C4H10. Vì vậy ta phải chia 2 để ra biến thiên enthalpy của 1 mol C4H10, tức là ra -2017 mới đúng. Xin lỗi các em vì sai sót của thầy
* Hóa học lớp 10 - Kết nối tri thức - Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học - Thầy Nguyễn Chí Sơn
* Website: thaynguyenchison.vn/
* Facebook: / nguyenchhison
* Tóm tắt nội dung bài học:
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
- Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng) là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định, kí hiệu ΔrH. Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar, nồng độ 1 mol/L, nhiệt độ 25 độ C hoặc 298K)
- Nhiệt tạo thành (ΔfH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
- Biến thiên enthalpy của phản ứng = tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm - tổng nhiệt tạo thành các chất đầu
- Biến thiên enthalpy của phản ứng = tổng năng lượng liên kết chất đầu - tổng năng lượng liên kết chất sản phẩm
* Nội dung của video bao gồm:
00:00 - (1) Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
01:35 - (2) Biến thiên enthalpy của phản ứng
07:59 - (3) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành
15:46 - (4) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

Опубликовано:

 

25 июл 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 152   
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
* ĐÍNH CHÍNH 1: Ở câu 1, nhiệt phân KMnO4 cho ra MnO2 chứ không phải MgO2. Xin lỗi các em vì sai sót của thầy * ĐÍNH CHÍNH 2: Ở câu 8, vì thầy cân bằng là 2 C4H10, nên khi tính biến thiên enthalpy thì kết quả -4034 là của 2 mol C4H10. Vì vậy ta phải chia 2 để ra biến thiên enthalpy của 1 mol C4H10, tức là ra -2017 mới đúng. Xin lỗi các em vì sai sót của thầy
@changtraimummimyeucucchubin
Thầy giảng rất hay và dễ tiếp thu. Trên trường thầy em chỉ dạy qua loa k giảng chi tiết như thầy, nhờ thầy mà em được rắc lại kiến thức. Chúc thầy nhiều sức khỏe để ra thêm nhiều video dạy hóa hơn nữa
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@user-so8zc2ms2v
@user-so8zc2ms2v 6 месяцев назад
Thầy giảng hay thật, Không ngờ luôn. Lúc đầu mới học thầy mà thấy khó khó kiểu gì Nhưng mà bây giờ đỡ hẳn ra,,Dễ hiểu thật... Chúc thầy thật nhiều sức khỏe và mang đến cho chúng em những video thật hữu ích ❤❤❤❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
Cảm ơn em
@sarahhan255
@sarahhan255 4 месяца назад
Em cũng ko bt đây là lần thứ bao nhiêu em bình luận dưới vid của thầy nữa rồi ạ. Nhưng mỗi lần nghe thầy giảng xong là em phải ngay lập tức bình luận để cảm ơn thầy luôn thầy ạ ❤❤❤. Ko có thầy thì em ko bt sống sao với hóa luôn thầy ơiii💖💖 mãi ghi nhớ công ơn của thầy☺☺
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 4 месяца назад
Cảm ơn em
@Chichoet24
@Chichoet24 4 месяца назад
E lớp 10 sắp thi gk2 mà mất gốc từ đầu kì 2, nhờ xem bài giảng của thầy mà e hiểu lắm ạ, e cảm ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp 💯🎉👋
@Tetsnarchaoxinnn
@Tetsnarchaoxinnn 4 месяца назад
Mai tớthi :))
@Chichoet24
@Chichoet24 4 месяца назад
@@Tetsnarchaoxinnn chúc cậu thi tốt nhíe 💯
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 4 месяца назад
Cảm ơn em
@ThangNguyen-it5xh
@ThangNguyen-it5xh Год назад
thầy ơi cho e hỏi - tính biến thiên enthalpy theo nhiệt tạo thành vs năng lượng lk dùng trg những bài toán như nào vậy ạ vì e thấy có những bài đề nó chung chung ko bắt mik tính theo pp nào cả,những bài như vậy có thể áp dụng cả hai công thức ko ạ - khi lm bài thi hay một bài tập nào đó ng ta có cho sẵn số KJ/mol ko ạ hay mik phải tự học thuộc❤❤❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Nếu đề không yêu cầu tính theo cách nào thì em làm cách nào cũng được, miễn sao ra đáp số đúng. Khi đi thi đề sẽ cho số kJ/mol
@nganhoai9522
@nganhoai9522 Год назад
em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ thầy giảng rất dễ hiểu
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@LuyenTran-xp6zv
@LuyenTran-xp6zv Год назад
Cảm ơn sự nhiệt tình của thầy ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@CunPheGame
@CunPheGame 5 месяцев назад
Em đăng ký like video vì thầy dạy dễ hiểu ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Cảm ơn em
@studywithmyyy
@studywithmyyy Год назад
Em cảm ơn thầy nhiều ạ ❤❤❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@emthahoanhunghoakhongthaem2217
thầy ơi, thầy cho em hỏi với là: chỗ biến thiên enthalpy của phản ứng SO2+O2->SO3: nếu mình cân bằng phương trình nó ra thành 2SO2+O2-> 2SO3 thì cái biến thiên nó thành -288,4 , nó gấp đôi phương trình SO2+1/2O2->SO3 thì nó có bị sai không ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Không sai, vì ở đây có 2 phân tử SO2 nên biến thiên enthalpy tăng gấp đôi
@NguyenNguyen-ip1pw
@NguyenNguyen-ip1pw Год назад
Thầy giảng hay và dễ hiểu. Mong thầy ra nhiều video dạy hóa hơn nữa.😀😀😀
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@ichiiisstudyinghehe7527
@ichiiisstudyinghehe7527 Год назад
Cảm ơn thầy ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@ngochuyenle1628
@ngochuyenle1628 Год назад
Thầy giảng bài hay quá ạ ♥️
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@nguyenvanthuongnguyenvan2237
Thầy giảng rất dễ hiểu
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@thamnguyenthimy2470
@thamnguyenthimy2470 Год назад
Thầy giảng hay tuyệt vời
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@carpediem.momlife
@carpediem.momlife Год назад
Như vậy khi ngta hỏi tính biến thiên enthalpy là mình tự hiểu phải tính cho 1 mol chất đầu đúng ko thầy ?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Đúng, theo định nghĩa enthalpy là phải tính theo 1 mol chất
@ripoputepipiku9778
@ripoputepipiku9778 4 месяца назад
thầy giảng dễ hiểu lắm á, e đang mất gốc
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 4 месяца назад
Cảm ơn em
@tuduysangtaohoctap
@tuduysangtaohoctap 5 месяцев назад
Thầy giảng dễ hiểu ạ❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Cảm ơn em
@khongsotoan661
@khongsotoan661 Год назад
Cám ơn video bổ ích của thầy ạ. Các bạn học sinh lớp 10 có thể ghé kênh của mình để xem thêm nhiều ví dụ và thực hành tính toán Biến thiên enthalpy nhé.
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@HienNguyen-fl9dc
@HienNguyen-fl9dc 4 месяца назад
Thầy ơi. Tính biến thiên enthalpy chuẩn mà hệ số pthh chưa tối giản. Với hệ số pthh tối giản nó ra 2 đáp số. Thì đúng cả k ạ. VD: c2h6 + 7/2 o2-> 2co2 + 3h2o. ∆rH° = - 1560,4kj. Còn: 2C2H6 + 7 o2 -> 4 co2 + 6 h2o . ∆rH° = -3120,8kj
@user-jc1op4ve6e
@user-jc1op4ve6e 5 месяцев назад
nhờ thầy mà e kh lo bị lỡ bài 😍😍😍
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Cảm ơn em
@dungngoc3257
@dungngoc3257 Год назад
Thưa thầy. Làm thế để nhận biết được lúc nào thì chất đầu trừ chất sản phẩm và ngược lại hả thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Nếu em tính biến thiên enthalpy theo NHIỆT TẠO THÀNH thì lấy sản phẩm trừ chất đầu. Còn nếu tính theo NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT thì lấy chất đầu trừ sản phẩm
@dungngoc3257
@dungngoc3257 Год назад
Em cảm ơn thầy. Chúc thầy thật nhiều sức khỏe thầy nhé!
@ThangNguyen-it5xh
@ThangNguyen-it5xh Год назад
thầy ơi đi thi hay có một bài tập nào đó bắt mình tính biến thiên elthalpy ko ở dạng chuẩn ko ạ❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Thường thì không, vì trong chương trình chỉ học ở dạng chuẩn. Còn dạng không chuẩn thì lên đại học mới học
@user-wh9qc2zr8v
@user-wh9qc2zr8v 5 месяцев назад
Thầy dạy mấy cái nâng cao của hoá lớp 10 nữa đi ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Cảm ơn em, có thời gian thầy sẽ quay video nâng cao sau nha
@huetran-ub1kh
@huetran-ub1kh Год назад
dạ thưa thầy chỉ có đơn chất O2 và H2 là ở dạng bền vững đúng k ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Đúng
@VailoL.
@VailoL. 5 месяцев назад
7:12 cái số 24,79 làm sao để có nó vậy thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Đó là công thức tính số mol được học ở cấp 2. Theo thầy đoán là em học chương trình cũ, lúc đó công thức em được học là n = V/22,4. Tuy nhiên trong chương trình mới, thì công thức là n = V/24,79
@AnNguyen-tg7by
@AnNguyen-tg7by Год назад
Thầy ơi,tại sao mức năng lượng thấp hơn lại bền hơn ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Đầu tiên em phải hiểu "bền" ở đây nghĩa là tồn tại phổ biến trong điều kiện thường - Vì năng lượng thấp nên chất đó sẽ dễ hình thành trong điều kiện thường hơn nên nó sẽ bền hơn
@AnNguyen-tg7by
@AnNguyen-tg7by Год назад
@@thaynguyenchison dạ em cảm ơn ạ 🥰 Thầy dạy hay quá ạ
@THAITRAN-os3fn
@THAITRAN-os3fn Год назад
Thầy ơi cho em hỏi sao.chỗ tính số mol sao ra 24,79 vậy thầy?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Trong chương trình mới, các chất ở trạng thái khí sẽ được xét trong điều kiện tiêu chuẩn, vì vậy ta chia cho 24,79 chứ không chia cho 22,4 như trong chương trình cũ
@user-iv4vl8do1d
@user-iv4vl8do1d 6 месяцев назад
thầy ơi phản ứng đốt cháy butan của câu 8 có phải là phản ứng oxi hóa-khử ko ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
Có nha em
@tuansenpai
@tuansenpai Год назад
thầy ơi đi thi cái nhiệt lượng tạo thành có cần học thuộc ko ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Không, đi thi đề cho
@hocsinhgioitienganh3596
@hocsinhgioitienganh3596 Год назад
Em nhớ theo công thức là V trên 22,4 mà thầy. Hay chương trình new nó khác ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Chương trình mới các chất khí lấy ở điều kiện chuẩn là 24,79
@khaiphan7524
@khaiphan7524 Год назад
thầy ơi cho em hỏi: ở câu 8 vì sao ở chất sản phẩm ta phải lấy enthalpy của Oxi trừ cho enthalpy của nước mà không phải là cộng ạ?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Ở câu 8 trong video thầy đâu có thấy enthalpy của oxygen - enthalpy của nước đâu em?
@khaiphan7524
@khaiphan7524 Год назад
@@thaynguyenchison em nhầm, năng lượng liên kết thầy ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
@@khaiphan7524 - Biến thiên enthalpy = năng lượng liên kết chất đầu trừ chất sản phẩm - Ở đây oxygen là chất đầu, nước là chất sản phẩm nên ta lấy năng lượng liên kết của oxygen trừ năng lượng liên kết của nước
@thin1111
@thin1111 5 месяцев назад
Hay quá thầy❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Cảm ơn em
@ngockieu2676
@ngockieu2676 Месяц назад
-Mn ơi chỉ giúp mình cách nhận biết trường hợp nào tính biến thiên Enthalpy liên kết và trường hợp nào tính biến thiên Enthalpy tạo thành v ạ?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Месяц назад
Tuỳ đề bài, nếu đề cho năng lượng liên kết thì sử dụng năng lượng liên kết để tính, còn nếu đề cho enthalpy tạo thành thì sử dụng enthalpy thôi em
@ThangNguyen-it5xh
@ThangNguyen-it5xh Год назад
thầy ơi có cả công thức tính số mol là n=V/24,79 hả thầy e tưởng chỉ có n=V/22,4 thôi chứ ạ❤
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
V/22,4 là chương trình cũ, chương trình mới n = V/24,79
@khongsotoan661
@khongsotoan661 Год назад
Các bạn học sinh lớp 10 có thể ghé kênh của mình để xem thêm nhiều ví dụ và thực hành tính toán Biến thiên enthalpy nhé.
@quyenphamthi-iw1if
@quyenphamthi-iw1if Год назад
Đây là đk chuẩn nha bạn
@ngocanhtran7982
@ngocanhtran7982 Год назад
cho em hỏi là đơn chất như 02 thì bằng 0 mà h2 cũng đơn chất lại ko bằng 0 ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
H2 là đơn chất vẫn bằng 0 chứ sao lại ko bằng 0 được
@khongsotoan661
@khongsotoan661 Год назад
Các bạn học sinh lớp 10 có thể ghé kênh của mình để xem thêm nhiều ví dụ và thực hành tính toán Biến thiên enthalpy nhé.
@quynhgiang9881
@quynhgiang9881 Год назад
Thầy ơi thầy dạy cách viết phương trình nhiệt hóa học đi thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Nếu có thời gian thì thầy sẽ làm video về dạng bài này nha
@yendo8108
@yendo8108 Год назад
thầy ơi, khi đốt cháy than đá là ta cũng cung cấp nhiệt cho nó rồi nếu ngừng cung cấp thì nó cũng không cháy nữa để tạo co2 . mặt khác như ví dụ về KMnO4 thầy trình bày thì thầy có thể giải thích cho e tại sao pư đốt cháy than lại là tỏa nhiệt mà Pư của KMnO4 lại thu nhiệt ạ
@ichiiisstudyinghehe7527
@ichiiisstudyinghehe7527 Год назад
kMn04 hấp thụ nhiệt từ ngọn lửa (khi đc đun nóng ống nghiệm) để phân hủy Hay hiểu theo cách khác là khi đun nóng thì ngọn lửa sẽ tỏa ra nhiệt đến ống nghiệm, chất bên trong ống nghiệm (kMno4) hấp thụ nhiệt (sức nóng) đó vào để phân hủy Thì tức là kMn04 là thu nhiệt, tức là hấp thụ nhiệt vào đó
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Phản ứng đốt cháy than đá ban đầu ta cần phải "mồi" để cho phản ứng xảy ra, sau khi phản ứng xảy ra, ta NGỪNG TÁC DỤNG NHIỆT, PHẢN ỨNG VẪN TIẾP TỤC XẢY RA, vì tự bản thân phản ứng sẽ sử dụng nhiệt từ chính nhiệt lượng mà nó tỏa ra để tiếp tục duy trì phản ứng cho tới khi than đá cháy hết. Vì vậy phản ứng đốt cháy than đá vẫn là phản ứng tỏa nhiệt (mặc dù ban đầu ta cần "mồi" để phản ứng xảy ra) - Còn phản ứng đốt cháy KMnO4 là thu nhiệt, vì khi ta NGỪNG TÁC DỤNG NHIỆT, PHẢN ỨNG KHÔNG XẢY RA nữa, còn nếu ta tác dụng nhiệt, phản ứng mới xảy ra. Vì vậy, phản ứng đốt cháy KMnO4 là phản ứng thu nhiệt
@nhubinh8219
@nhubinh8219 Год назад
thầy ơi cho em hỏi điểm khác nhau của tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành và theo năng lượng liên kết là gì vậy ạ ?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Biến thiên enthalpy tính theo nhiệt tạo thành chính xác hơn so với tính từ năng lượng liên kết. - Vì các giá trị năng lượng liên kết là giá trị trung bình. Ví dụ năng lượng liên kết C-H trong CH4 và C2H6 là khác nhau, nhưng trong bảng chỉ ghi một giá trị là 413 kJ, đây là giá trị năng lượng liên kết C-H trung bình
@hoanglongnguyen8332
@hoanglongnguyen8332 5 месяцев назад
Biến thiên enthalpy khác với nhiệt tạo thành không thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Khác, biến thiên elthalpy là của PHẢN ỨNG HOÁ HỌC, còn nhiệt tạo thành là của MỘT CHẤT trong phản ứng hoá học
@xbaobaox
@xbaobaox Год назад
Ủa ủa phản ứng KMnO4 sao lại ra được MgO2 có nhầm lẫn gì ko?
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em, chỗ đó thầy đánh máy sai, thầy đã bổ sung vào phần đính chính
@tintucviet3451
@tintucviet3451 Год назад
Thầy xem lại kết quả câu số 8 cuối cùng nhé, kết quả phải là -2017 KJ mới đúng (kết quả của thầy phải chia 2 vì thầy đã nhân 2 lên C4H10 thì thành 2 mol C4H10 rồi
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
À đúng rồi, cảm ơn thầy
@onesome4801
@onesome4801 Год назад
❤️
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em
@phuonghoang2861
@phuonghoang2861 Год назад
Cho e hỏi về vài đơn vị vs ạ. E k bt khi nào dùng đơn vị kj/mol. Khi nào là kj ạ 😭😭😭😭😭😭😭e c.ơn thầy và các b nhìuu
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Thông thường thì biến thiên enthalpy đơn vị là kJ, còn enthalpy tạo thành đơn vị là kJ/mol
@HuongHoang-ih8nk
@HuongHoang-ih8nk Год назад
thầy cho e xin bản powerpoi bài giảng đc ko ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Em liên hệ thầy qua fb nha
@user-nj8oq3vf9x
@user-nj8oq3vf9x 6 месяцев назад
Dạ em chào thầy thầy cho em hỏi ở câu số 8 tại sao theo đề bài bảo tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butan theo năng lượng liên kết thì mình tính theo 1 mol C4H10 chứ không phải là 2 mol vậy , với thầy cho em hỏi thêm: nhiệt tạo thành của SO2 là -296,8 của SO3 là -441 vậy thì liên kết nào bền hơn và cách nhận biết liên kết nào bền hơn một cách tổng quát là gi a. Em nhờ thầy giải đáp giúp em cảm ơn thầy nhiều nhé
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
- Thứ nhất: Đề bài hỏi tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butan thì mình hiểu là đốt cháy 1 mol butan (vì đốt cháy càng nhiều mol thì biến thiên enthalpy càng lớn, nên thông thường sẽ hiểu là tính của 1 mol) - Thứ hai: Nhiệt tạo thành càng âm thì chất đó càng bền
@user-nj8oq3vf9x
@user-nj8oq3vf9x 6 месяцев назад
@@thaynguyenchison Em cảm ơn thầy rất nhiều🥰
@DuyenTran-kr2ir
@DuyenTran-kr2ir Год назад
13:00 cho em hỏi sao mức năng lượng graphite thấp hơn kc mà graphite bền hơn kc ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Đầu tiên em phải hiểu "bền" ở đây nghĩa là tồn tại phổ biến trong điều kiện thường - Vì năng lượng thấp nên chất đó sẽ dễ hình thành trong điều kiện thường hơn nên nó sẽ bền hơn
@DuyenTran-kr2ir
@DuyenTran-kr2ir Год назад
@@thaynguyenchison dạ em cảm ơn thầy nhiều ạ ❤️
@CuongLe-xn1zm
@CuongLe-xn1zm 6 месяцев назад
hay
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
Cảm ơn em
@minhhangpham8859
@minhhangpham8859 Год назад
cho em hỏi câu 3 24,79 lấy ở đâu công thức nào vậy ạ em mất gốc hóa thầy ơi:((
@HuyNguyen-sm6kb
@HuyNguyen-sm6kb Год назад
ở điều kiện tiêu chuẩn thì: n=V/22,4 điều kiện chuẩn: n=V/24,79 nha bn
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Trong chương trình cũ, các chất khí được xét ở điều kiện tiêu chuẩn nên n = V/22,4 - Trong chương trình mới, các chất khí được xét ở điều kiện chuẩn nên n = V/24,79
@hatmuoi1021
@hatmuoi1021 Год назад
thầy có đọc nhầm enthalpy và entropy không thầy?
@HanNgoc-tt2om
@HanNgoc-tt2om Год назад
Đọc theo cách phát âm tiếng anh thôi trời
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Dạ không, enthalpy trong video mình phát âm theo tiếng anh. Tuy nhiên khi nghe lại thì thấy dễ nhầm với entropy thật. Vì vậy có thời gian mình sẽ làm lại video này phát âm theo tiếng việt
@hatmuoi1021
@hatmuoi1021 Год назад
@@thaynguyenchison mình biết thầy đọc theo tiếng Anh, nhưng trong bài lúc Anh, lúc Việt ý. Mĩnh nên thống nhất 1 cách thôi
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
@@hatmuoi1021 Dạ vâng cảm ơn cô đã góp ý ạ
@kacane8626
@kacane8626 Год назад
thầy ơi tại sao mik bt đc ptrinh đó có đenta hr .... = -890 vs đenta hr ....=+9 ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Đề cho sẵn
@kacane8626
@kacane8626 Год назад
@@thaynguyenchison cái đấy có cách tính ko thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
@@kacane8626 Có, đó là biến thiên enthalpy, em xem trong video có phần về cách tính biến thiên enthalpy đấy
@thanhchi-qf4cn
@thanhchi-qf4cn Год назад
Hầy ơi khi nào trong tính toán đen ta r H 0,298 âm mà mình đổi ra dương vậy ạ, tại e thấy có mấy bài ko đổi ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Delta rH ra âm có nghĩa là phản ứng đó tỏa nhiệt - Ví dụ: Delta rH = -100 kJ/mol, có nghĩa phản ứng này tỏa ra nhiệt lượng là 100 J. Dấu "-" có nghĩa nó tỏa nhiệt - Vì vậy, khi đề bài hỏi tính delta rH thì ta giữ nguyên dấu, còn khi đề bài hỏi nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu thì ta bỏ dấu
@thanhchi-qf4cn
@thanhchi-qf4cn Год назад
@@thaynguyenchison e cảm ơn thầy rất nhiều ạ
@nghienhoahoc
@nghienhoahoc 10 месяцев назад
công thức tính số mol phải là v/22,4 chứ thầy, sao lại là v/24,79 ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 10 месяцев назад
Trong chương trình mới, điều kiện thay đổi nên công thức số mol là V/24,79 rồi nha em
@user-yd6mb6pq7i
@user-yd6mb6pq7i 6 месяцев назад
Thầy ơi tại sao mức liên kết năng lượng của chì thấp hơn nhưng lại bền hơn ạ vs cả em thấy cái phần b) tạo ra chì hay kim cương í nó cứ khó hiểu ấy thầy giúp em được ko ạ ? Em cảm ơn! Thầy giảng hay lắm ạ!!
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
- Đầu tiên em phải hiểu "bền" ở đây nghĩa là tồn tại phổ biến trong điều kiện thường - Vì năng lượng thấp nên chất đó sẽ dễ hình thành trong điều kiện thường hơn nên nó sẽ bền hơn
@minhhanguyennhu3656
@minhhanguyennhu3656 5 месяцев назад
Thầy ơi vì sao đoạn 6:03 lại là chia cho 24,79 mà không phải là chia cho 22,4 ạ
@hainguyendinh1693
@hainguyendinh1693 5 месяцев назад
À, thì là do bài nó ở điều kiện chuẩn nên là 24,79 đó. Còn 22,4 là ở điều kiện tiêu chuẩn nhé bn
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 5 месяцев назад
Trong chương trình mới, các chất khí được áp dụng ở điều kiện chuẩn nên ta lấy 24,79. Còn trong chương trình cũ sử dụng điều kiện tiêu chuẩn nên ta lấy 22,4
@hannnguyen2262
@hannnguyen2262 Год назад
Tại sao mức năng lượng thấp hơn lại bền hơn z thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
- Đầu tiên em phải hiểu "bền" ở đây nghĩa là tồn tại phổ biến trong điều kiện thường - Vì năng lượng thấp nên chất đó sẽ dễ hình thành trong điều kiện thường hơn nên nó sẽ bền hơn
@MaiLuong-vt9xr
@MaiLuong-vt9xr 6 месяцев назад
Dạ Thầy ơi ở p 6:58 tại sao n=V/24,79 Mà ko phải là/22,4 vậy thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 6 месяцев назад
Trong chương trình mới lấy khí theo điều kiện chuẩn nên ta lấy 24,79. Còn 22,4 là điều kiện tiêu chuẩn được sử dụng ở chương trình cũ
@MaiLuong-vt9xr
@MaiLuong-vt9xr 6 месяцев назад
@@thaynguyenchison dạ em cảm ơn thầy
@khuyen880
@khuyen880 Год назад
Thầy ơi sao câu 8 chỗ 6Ec-c lại nhân với 6 vậy ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Vì trong C4H10 có 3 liên kết C-C, mà trong phương trình là 2 C4H10, nên tổng cộng có 6 liên kết C-C, vì thế ta nhân 6
@khuyen880
@khuyen880 Год назад
@@thaynguyenchison à dạ e cảm ơn ạ
@nguyenvuong7032
@nguyenvuong7032 Год назад
@@thaynguyenchison thầy ơi vì sao c4h10 lại có 3 liên kết c-c mà không phải 4 thầy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
@@nguyenvuong7032 Vì 4 C sẽ liên kết với như sau: C - C - C - C, vậy chúng ta thấy có 3 liên kết đơn "-"
@zecar-e5886
@zecar-e5886 Год назад
Chỗ vd 1 là mno2 chứ ko phải mgo2 ạ
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Đúng rồi, cảm ơn em, thầy đã bổ sung thêm phần đính chính
@zecar-e5886
@zecar-e5886 Год назад
@@thaynguyenchison sr thầy em chưa đọc kĩ cmt trên của thầy mà đã cmt r Á
@phuoc1107
@phuoc1107 3 месяца назад
Thầy ko làm chân trời sáng tạo ạ bài halogen á thầy 😢
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 3 месяца назад
Do thầy chưa có thời gian để quay bài đó nha
@phuoc1107
@phuoc1107 3 месяца назад
@@thaynguyenchison Dạ vâng ạ
@tranginh2492
@tranginh2492 Год назад
thầy này cứ nói nhầm entropy nghe rối thật đấy
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison Год назад
Cảm ơn em đã góp ý, trong video thầy không nói nhầm entropy, mà là enthalpy phát âm theo tiếng anh. Em có thể tra google để xem cách phát âm này. Mặt khác, do trong đây thầy mới tập phát âm theo tiếng anh nên còn chưa chuẩn, nghe dễ nhầm lẫn. Thầy xin lỗi em vì nếu việc này khiến em thấy rối
@tranginh2492
@tranginh2492 Год назад
@@thaynguyenchison wow thầy còn giỏi tiếng Anh nữa, thầy phát âm chính xác ạ
@HienNguyen-fl9dc
@HienNguyen-fl9dc 4 месяца назад
Thầy ơi. Tính biến thiên enthalpy chuẩn mà hệ số pthh chưa tối giản. Với hệ số pthh tối giản nó ra 2 đáp số. Thì đúng cả k ạ. VD: c2h6 + 7/2 o2-> 2co2 + 3h2o. ∆rH° = - 1560,4kj. Còn: 2C2H6 + 7 o2 -> 4 co2 + 6 h2o . ∆rH° = -3120,8kj
@thaynguyenchison
@thaynguyenchison 4 месяца назад
- Cả 2 cái đều đúng, tuy nhiên em cần lưu ý biến thiên enthalpy ở ví dụ 1 là của 1 mol C2H6, còn ở ví dụ 2 là của 2 mol C2H6 (do có hệ số 2 ở trước). Đây chính là nguyên nhân biến thiên enthalpy ở ví dụ 2 gấp đôi ví dụ 1
Далее
Your bathroom needs this
00:58
Просмотров 9 млн
Получилось у Миланы?😂
00:13
Просмотров 558 тыс.
The SAT Question Everyone Got Wrong
18:25
Просмотров 12 млн
6 Levels of Thinking Every Student MUST Master
17:12
Просмотров 1,3 млн
Your bathroom needs this
00:58
Просмотров 9 млн