Тёмный

Hoài Linh I - Tình khúc thời chinh chiến phần 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 139 

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Подписаться 13 тыс.
Просмотров 5 тыс.
50% 1

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
*************
Chương trình: Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 139
Hoài Linh - Tình khúc thời chinh chiến 1
1-Ba lần mẹ khóc - Khánh Ly
2-Cánh thư bằng hữu - Mạnh Quỳnh
3-Căn nhà mầu tím - Quang Lê & Mai Thiên Vân
4-Cho xin sống lại - Tuấn Vũ
5-Lá thư không gửi - Duy Khánh
6-Mưa ngoài trời mưa tình người - Hương Lan
7-Người bạn vừa quen - Hà Thanh
8-Dù hoa lạc lối - Hùng Cường
9-Nhật ký cho em - Minh Hiếu
10-Đò tình lỡ chuyến - Thanh Tuyền
Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, nguyên quán tại miền Bắc và sinh khoảng năm 1932 (chi tiết này cũng không hẳn chính xác, vì có một số tư liệu khác cho rằng ông sinh năm 1925). Tương tự như nhạc sĩ Minh Kỳ, Hoài Linh sinh hoạt trong đoàn văn nghệ Vì Dân (trực thuộc Nha Cảnh Sát Quốc Gia). Ông làm việc dưới quyền nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với cấp bậc trung úy.
Vào khoảng cuối thập niên 1950, Hoài Linh sáng tác một nhạc phẩm rất nổi tiếng "Nếu đừng dang dở". Ca khúc này được viết theo điệu Tango, và được xem là một trong những bài Tango hay nhất thời bấy giờ. Sau đó thì Hoài Linh chuyển sang lãnh vực sáng tác mới, theo thị hiếu của đại đa số quần chúng. Vào những năm đầu thập niên 1960, Hoài Linh là một trong số những nhạc sĩ tiên phong, đi đầu trong khuynh hướng sáng tác nhạc thời trang. Một trong số những sáng tác của ông trong giai đoạn này là "Sầu tím thiệp hồng". Nhạc phẩm này qua tiếng hát nghẹn ngào của Hà Thanh đã trở thành rất nổi tiếng, phổ biến khắp nơi. Và sau này khi "Sầu tím thiệp hồng" được những cặp song ca trình diễn, nó vẫn còn là một nhạc phẩm rất ăn khách . Sau khi "Sầu tím thiệp hồng"ra đời cho đến năm 1975, Hoài Linh tiếp tục sáng tác mạnh. Ông viết những nhạc phẩm được giới yêu nhạc đón nhận và yêu thích. Giòng nhạc Hoài Linh rất phong phú. Viết về tình yêu, ông có những ca khúc như "Về đâu mái tóc người thương", "Thiệp hồng anh viết tên em", "Căn nhà màu tím"… Viết cho đời lính, ông sáng tác "Lính nghĩ gì", "Lá thư trần thế", "Xin tròn tuổi loạn"… Ông cũng viết những ca khúc cho mùa xuân như "Tâm sự nàng xuân", "Xuân muộn"… Viết để ca ngợi quê hương ông sáng tác "Khách lạ đò xưa"… Nói chung thì trong khuynh hướng sáng tác nào, nhạc Hoài Linh cũng gieo vào lòng người nghe một cảm tình trong sáng. Từ thể điệu nhạc nhẹ nhàng, tha thiết, cho đến lời nhạc giản dị, không chút cầu kỳ, thế nhưng người ta đều cảm nhận được bao tình ý Hoài Linh đã gửi gấm trên từng nốt nhạc.
Bên cạnh việc sáng tác, Hoài Linh còn có một tài năng đặc biệt ít người có được, đó là tài đặt lời cho các sáng tác của những nhạc sĩ cùng thời. Lời nhạc Hoài Linh đặt luôn văn hoa, tha thiết và duyên dáng ít ai sánh bằng. Theo lời nhạc sĩ Văn Giảng thì thời đó hầu như nhạc sĩ nào cũng thích nhờ Hoài Linh đặt lời cho sáng tác của họ. Có lẽ lời nhạc của Hoài Linh có một nét đặc biệt nào đó thu hút người nghe. Bài nào được ông đặt lời rồi thì rất ăn khách, được yêu cầu trình diễn khắp nơi và được hưởng ứng rất nồng nhiệt. Những nhạc phẩm nổi tiếng đã được Hoài Linh đặt lời như "Nỗi buồn gác trọ" của Mạnh Phát, "Quán nửa khuya" của Tuấn Khanh, "Một chuyến bay đêm" của Song Ngọc, "Biệt kinh kỳ" của Minh Kỳ… Tất cả đều là những nhạc phẩm rất phổ biến và nổi tiếng một thời. Tuy ở đây chúng ta không thể nào liệt kê hết những ca khúc với lời nhạc Hoài Linh, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được Hoài Linh đã hợp tác với rất nhiều các hạc sĩ nổi tiếng, để cùng tạo ra những nhạc phẩm đặc sắc, còn lưu truyền mãi đến tận hôm nay. Về hình thức bên ngoài, Hoài Linh rất giản dị. Thế nhưng với niềm đam mê trong sáng tác, Hoài Linh trở thành một con người khác hẳn khi ôm đàn, say sưa chọn lựa từng câu ca cho các bạn bè của ông. Những ngày mà sự nghiệp sáng tác thăng hoa, Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ thành đạt về mặt tài chính. Ông không cần phải làm thêm công việc nào khác mà vẫn có một đời sống vật chất thoải mái, sung túc. Vào khoảng năm 1968, khi nhạc sĩ Văn Giảng mới từ Huế chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, ông được Hoài Linh mời đến ăn tân gia tại một tòa nhà ba tầng nguy nga, đồ sộ. Từ đó Văn Giảng mới hiểu lý do vì sao các nhạc sĩ miền Nam hào hứng đua nhau sáng tác nhạc thời trang.
Mất đi khi tuổi chỉ vào khoảng hơn lục tuần, và còn kéo dài một khoảng thời gian bất lực trên giường bịnh, nhưng Hoài Linh đã cống hiến một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Giới thưởng ngoạn cho đến bây giờ vẫn còn yêu chuộng giòng nhạc Hoài linh, và người ta vẫn khai thác những gì ông để lại qua nhiều hình thức thương mại, nhưng có bao nhiêu người biết được những cơ cực, khốn cùng của Hoài Linh trong buổi hoàng hôn cuối cuộc đời.

Опубликовано:

 

27 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 23   
Далее
+1000 Aura For This Save! 🥵
00:19
Просмотров 5 млн
Chiều Cuối Tuần | Thu Âm trước 75
42:00
Просмотров 4,8 тыс.