Тёмный

Những nguyên nhân gây rụng bông rụng trái sầu riêng - KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG RA BÔNG 

Siêu Thị Cây Giống
Подписаться 166 тыс.
Просмотров 45 тыс.
50% 1

Trong suốt thời gian qua con thuyền Welofarm đã cùng bà con đồng hành xuyên suốt. Lời nói đầu tiên gửi lời chúc đến tất cả QUÝ BÀ CON một năm mới 2024 thành công và mùa vụ mới đầy ắp thành quả. Với những kiến thức giới hạn có được, cùng những trải nghiệm thực tế. Chúng tôi liệt kê nguyên nhân gây rụng bông và trái non cùng biện pháp xử lý, phần nào cũng giúp bà con giảm bớt sự lo âu trong quá trình làm bông sầu riêng. Từ đó, có thể chọn lọc những phương pháp kèm theo kinh nghiệm mà xử lý hiệu quả.
Mọi thông tin tư vấn bà con có thể gọi về 0901 917 937 - Welofarm Cùng Nông Gia Hưng Thịnh.
1. Dinh dưỡng
- Trồng xen canh không cung cấp đủ lượng thức ăn cho cây: Đối với các vườn trồng xen canh, không chăm sóc thường xuyên, không cung cấp đủ chất cho toàn vườn.
Cây bị “stress” nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang bông, mang trái, đình trệ quá trình sản xuất Amino Acids để nuôi cây nhờ sự thủy phân các protein hiện có. Cây không cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ rút hết dinh dưỡng tồn dư trong thân, dẫn đến sự phân chia dinh dưỡng không đều làm rụng bông, trái non.
Thiếu dinh dưỡng, cây mất khả năng kháng tệ, sinh khí bị giảm. Kiểu như sống cho có, có sống là được. Còn chuyện khác cứ phó thác cho tự diệt tự sinh. Điều này tạo điều kiện cho hiện rụng bông và trái non từ từ, dễ bị tấn công bởi rầy xanh, bệnh do vi khuẩn, nấm,…Kéo theo hệ quả là lá nhỏ, mỏng và cơi yếu.
Cây đi đọt không đúng thời điểm, lúc cần thì không đi, lúc đi đọt lại không cần:
Đối với những cây sầu riêng vừa mang bông hoặc trái non (chạy trái) vừa đi đọt.
Thời điểm sầu riêng phát triển mắt cua bắt đầu tưới nhấp nước để cây quen dần, rồi sau đó chúng ta tưới nước bình thường. Xới nhẹ đất, tưới bộ siêu phục hồi + Humic Hoa Kỳ+ và Micro Tricho. Ở trên chúng ta phun vọt đọt sầu riêng + amino+ procombi và phòng luôn sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại mình sẽ nói ở trường hợp kế tiếp rõ hơn.
Biện pháp cần lưu ý:
• Hãm đọt khi cây gần xổ nhụy, nuôi trái non, chạy cơm: Bà con có thể dùng thuốc hãm đọt để ngăn đọt phát triển trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hãm đọt không đúng thì cây cây suy. Nên bà con dùng Mãnh Long Nốc AO ĐỌT để hãm đọt, Sản phẩm này không gây rụng lá, không cháy lá, còn cung cấp dinh dưỡng Kali và Silic + Kẽm dạng hữu cơ dễ tiêu để cây có sức đề kháng, sức khỏe MẠNH NHƯ RỒNG.
• Dìu đọt khi bông ra 1-2cm: Xới nhẹ đất, tưới bộ siêu phục hồi + Humic Hoa Kỳ+ và Micro Tricho. Ở trên chúng ta phun vọt đọt sầu riêng + amino+ procombi và phòng luôn sâu bệnh hại. Phun Amino sinh học, Siêu Canxbi, Siêu Áo Giáp ở giai đoạn mang bông nhé!
2. Do sốc nước
Sốc nước do mưa trái mùa hay xảy ra trong vụ thuận (tiết làm bông tháng 12 - tháng 3 năm sau). Việc tưới nhấp nước giúp hạn chế cây bị suy kiệt và tạo độ ẩm đất, nếu dính mưa đột ngột cũng giảm bớt lượng bông, trái non.
Cách xử lý: Giai đoạn trước và sau xổ nhụy 7-10 ngày cây chỉ cần đủ ẩm (tức 1/3 lượng nước thông thường) nhằm giữ ẩm cho bộ rễ và hạn chế sốc đột ngột do mưa. Vì vậy nên tưới nhấp nước để cây quen từ từ. Duy trì thời gian tưới 5-10 phút, trong giai đoạn xổ nhụy, sau khi xổ nhụy 80% tăng dần, không nên tưới quá nhiều, hoặc tưới tập trung một chỗ, mà tưới đều.
3. Do sốc nhiệt
Nếu thời tiết nắng nóng liên tục, xen lẫn một những cơn mưa trái mùa hoặc do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao sẽ dẫn đến rụng bông, trái non. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Ví dụ ban ngày nóng 34 độ, ngược lại ban đêm 24 độ, thậm chí có khi dưới 20 độ, là sốc nhiệt liền.
Cách tưới nước và xử lý:
• Giữ ẩm cho đất bằng cách tưới nhấp nước đều đặn cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm, tránh tưới vào buổi trưa dễ làm cây sốc nhiệt hơn. Tại sao không tưới chiều tối ở thời điểm này. Chiều tối là nhiệt độ xuống, chúng ta tưới nước thì đêm sẽ lạnh đất, vô tình cho nhiệt độ hạ thấp nữa. Nguy cơ sốc nhiệt càng thêm nặng.
• Trong giai đoạn làm bông chúng ta cắt cỏ, tuy nhiên sau khi bông đã ra 1-2cm thì ta tưới nước lại và nuôi cỏ. Nuôi cỏ quanh tán nhằm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, cũng như hỗ trợ thêm phần tránh sốc nước.
4. Do sâu, bệnh hại tấn công
Cây đang mang bông và suốt quá trình nuôi trái trái, bà con chú ý một số sâu bệnh hại tấn công phổ biến như: bọ xít, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh,… Đặc biệt là bệnh thán thư và nám Phytoptora sẽ làm bông cũng như trái non bị khô, thối đít bông, đít trái gây rụng đau lòng. Chúng ta nên phòng trước, không để bệnh tấn công rồi mới tiến hành xử lý thì rất khó khan và tốn chi phí.
Giai đoạn sầu riêng sau xổ nhụy (tim đèn) bị rệp sáp tấn công
Biện pháp xử lý: Sử dụng các chất có trong SIÊU ÁO GIÁP, THẦN SẤM DUYỆT TUYẾN TRÙNG, MÃNH TƯỚNG DIỆT NHỆN, MÃNH TƯỚNG DIỆT RỆP,… để phun phòng bệnh thán thư và một số loại nấm bệnh khác trước khi nhú mắt cua đến khi đậu trái. Định kỳ 7 - 10 ngày/lần.
Với những kiến thức nhỏ nhoi gửi đến bà con. Một lần nữa xin cúi đầu cám ơn bà con đã cùng Welofarm đồng hành những chặn đường dài.

Опубликовано:

 

3 фев 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 2   
@NieYban-qb8vr
@NieYban-qb8vr 2 месяца назад
100 cây sâu riềng
@sieuthicaygiong3772
@sieuthicaygiong3772 2 месяца назад
Dạ Anh/Chị vui lòng liên hệ 0901917937 để được tư vấn cụ thể ạ.
Далее
Whyyy? 😭 #shorts by Leisi_family
00:15
Просмотров 795 тыс.
PHUN GÌ CHO SẦU RIÊNG ĐẬU TRÁI NHANH
15:51
Просмотров 14 тыс.
CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI BÔNG
11:46
Whyyy? 😭 #shorts by Leisi_family
00:15
Просмотров 795 тыс.