Тёмный

Thăm bể Thủy sinh cá Cầu vồng tuyệt đẹp của Tùng cá  

Green Happiness
Подписаться 68 тыс.
Просмотров 118 тыс.
50% 1

Dưới đây là trích dẫn phần mô tả bài dự thi của bạn Sơn Tùng tại cuộc thi của hội Biotop&Thủy sinh Hà Nội: Chi tiết tại đường link: / 1265954837195305
I. THÔNG TIN CẤU HÌNH BỂ
Kích thước: D225 x R90 x C90 (cm)
Bể công nghệ mới, hút thổi toàn giải
Hệ thống lọc tràn dưới, kích thước bể lọc D160 x R60 x C60 (cm)
VLL Matrix, JBL
Nền cát nắng vàng mịn
Đá nham xanh + lũa
Ánh sáng:
3 đèn Vivid RGB
Thời gian chiếu sáng 7h/ngày
Thực vật:
Các loại ráy: ráy cafe, ráy vàng, ráy lá tròn, ráy xanh
Lưỡi mèo
Động vật:
Các loại cầu vồng: Boesemani rainbowfish, Dwarf neon rainbowfish, Turquoise Rainbowfish, Trifastciata Rainbowfish, Maccullochi Rainbowfish, Kurumoi Rainbowfish, Yellow Rainbowfish, Parkinsoni Rainbowfish, Blehers Rainbowfish, Salmon-Red Rainbowfish, Maccullochi Rainbowfish, Eastern Rainbowfish, Slender Rainbowfish, Western Rainbowfish, Sentani Rainbowfish, Madagasca Rainbowfish ...
Các loại Tetra: Congo Tetra, Yellow tail congo Tetra, Diamond Tetra.
Các loại chuột: Wotroi Corydoras, Arcuatus Corydoras, Eques Corydoras, Schwartz’s Corydoras
II. CHIA SẺ KINH NGHIỆM
Cách đây 3 năm, thời điểm em bắt đầu có 1 bể cá hoàn chỉnh đầu tiên, trong đầu đã có ý tưởng về việc nuôi vô số loại cá mình thích trong chiếc bể 127x61x61 đấy. Vì rất thích cá và các loại động vật dưới nước nên em quyết mua tất cả các loại mình thích để thả chung vào bể: Cầu vồng vây dài, phượng hoàng lam, hồng mi, thuỷ tinh, sặc gấm, longfin, chuột panda, diếc anh đào, thần tiên, thạch mỹ nhân, conggo, diamond tetra, tôm vợt, tép yamato, tốc táo tím, ốc nerita v.v… Sau đó em chợt nhận ra “đời không như là mơ” vì chiếc bể giống như một nồi “lẩu thập cẩm” và không “đẹp” như trong tưởng tượng của em về một hệ sinh thái các loại sinh vật dưới nước. Sau kha khá thời gian thử sức với nhiều dòng cá khác nhau, em đã nghiệm ra được cách chọn cá cho một bể cộng đồng sao cho hài hoà đẹp mắt và “cân bằng sinh thái”. Và để chọn được đàn cá đẹp, em đã rút ra 3 quy tắc:
Phân tầng
Cá đàn, cá điểm
Hiểu rõ cách bơi, tập tính của mỗi loại
1. Phân tầng: Cá tầng đáy, cá tầng trung, cá tầng mặt:
Việc nắm được phân tầng cá rất quan trọng trong việc chọn cá cho bể cộng đồng.
- Dòng cá tầng đáy như: cá chuột (Corydoras), cá mèo (Catfish), Pleco v.v…
- Cá tầng trung: Các loại tetra, neon, rainbow, thần tiên, họ cá rô …
- Cá tầng mặt: Cá búa rìu, Cá cánh bướm …
Phân tầng cá bơi rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến bố cục bể, loại thức ăn và cả cách cho ăn. Một bể cộng đồng đẹp mắt không thể chỉ có cá tầng đáy hay chỉ có tầng mặt. Việc phân bố phù hợp cả 3 tầng cá sẽ giúp bể trông sinh động và hài hoà hơn.
2. Cá đàn, cá điểm:
Cá bơi theo đàn hẳn là điều mà anh em nào cũng muốn, nhưng thực tế chắc hẳn mọi người đều đã từng gặp trường hợp, lúc mới thả vào bể thì tăm tắp bơi theo đàn, được vài này thì mỗi con bơi 1 nẻo. Vì khi cá đã quen môi trường bể và nhận thấy không có mối nguy hiểm trong bể thì nó sẽ “tự tung, tự tác” không cần đến sức mạnh tập thể nữa. Chính vì thế, việc để đàn cá bơi cùng nhau một cách hợp tác thì cần sự xuất hiện của một vài “cá điểm” có kích thước to hơn và dữ hơn, để lùa đàn cá nhỏ luôn đi ngay hàng thẳng lối. “Cá điểm” cũng là điểm nhấn trong bể cộng đồng, không cần số lượng nhiều nhưng màu sắc và kích thước sẽ tạo nên sự tương phản với cá đàn.
Một số loại cá bám đàn tốt:
- Size nhỏ: Sóc đầu đỏ, neon, cánh cụt, tam giác …
- Size trung: xecan, hồng mi, conggo, cầu vồng …
Một số loại cá điểm:
- Size trung: Blue Acara, Kim Cương đỏ, Conggo
- Size lớn: Thần tiên, Hải hồ…
3. Nắm được cách bơi, tập tính của từng loại cá trong hồ:Bể cộng đồng rất dễ biết thành “lẩu thập cẩm” nếu chúng ta không nắm được tập tính và cách bơi của từng loại. Ví dụ: Các dòng phượng hoàng là loại cá giữ lãnh thổ riêng, dễ stress khi bị nhiều loại cá khác xâm phạm lãnh thổ. Cá cầu vồng và tetra thường bơi kè nhau (đặc biệt ở cá trống). Hải hồ thường ngậm và phun cát. Một số loại cá chỉ hoạt động vào ban đêm: Thuỷ tinh, lông gà, otto… Lời khuyên mà em đưa ra là, hãy xác định tập tính của cá, và lựa chọn các dòng cá có cùng tập tính - phù hợp với kết cấu và bố cục bể. Hiệu quả về tính “cộng động” và thị giác sẽ được tối ưu.
Hiện tại, với bể cá cộng đồng em đang chơi, em lựa chọn cá tầng đáy là các loại chuột (Corydoras) và Pleco, khá thân thiện và cần mẫn dọn dẹp cho bể. Cá tầng trung chủ yếu là các loại cầu vồng (Rainbowfish), Conggo Tetra, Pale Chub... Vì tập tính của các loại cá tầng trung này hay phi lên mặt nước để đớp mồi, dễ làm cá tầng mặt giật mình và nhảy ra ngoài nên em không nuôi cá tầng mặt. Các loại cá tầng trung đều có chung đặc tính là bơi kè giữa những con đực, do đó layout được dàn theo chiều ngang, bể có đủ độ dài để cá bơi kè nhau. Conggo và Pale Chub vẫn giữ được tập tính bơi đàn, có Raibowfish là đã quen bể nên thường sẽ không bơi đàn. Các loại cá tầng trung hầu hết đều có size và form tương đương nhau, trong đó cá điểm là Thần tiên Kim Sa có kích thước và form khác biệt để làm điểm nhấn cho tổng thể.

Опубликовано:

 

10 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 170   
Далее
Что думаете?
00:54
Просмотров 514 тыс.
Bacon на громкость
00:47
Просмотров 87 тыс.
8ft boesemani rainbow fish tank
5:14
Просмотров 3,3 тыс.