Тёмный

Thẩm Oánh - Tôi bán đường tơ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 008 

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Подписаться 13 тыс.
Просмотров 14 тыс.
50% 1

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 008 - THẨM OÁNH
1- Hùng Vương - Tam ca Áo Trắng
2- Trưng Nữ Vương - Tam ca Áo trắng
3- Vợ chồng Ngâu - Hà Thanh
4- Chiều tưởng nhớ - Duy Trác
5- Nhớ nhung - Hà Thanh
6- Cô hàng hoa - Mai Hương
7- Tôi bán đường tơ - Hương Lan
8- Nhà Việt Nam - Hợp ca
9- Xuân về - Thanh Lan
Chào đời năm 1916 tại Hà Nội, Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh, là một nhạc sĩ kỳ cựu từ buổi bình minh của nền Tân Nhạc. Ông mê nhạc từ khi mới 6 tuổi, nhờ học vỡ lòng với một thầy đồ sử dụng đàn Tàu khá giỏi. Nhưng khi ông được 10 tuổi, thì phải xa thầy vì tình hình chiến tranh.
Năm 1934 ông đã bắt đầu dạy nhạc, nhờ đã học nhạc từ một số tài liệu bằng tiếng Pháp, và nhờ học xong bậc trung học tại các trường Clémenceaux, Albert Sarraut và Puginier… khi ấy ông vừa mới 18 tuổi.
Những sáng tác của Thẩm Oánh gói gọn trong 4 chủ đề: Anh hùng ca, Phật Giáo, tình ca và nhi đồng ca.
Thẩm Oánh còn là một cây bút lừng danh. Ông hợp tác với các tạp chí: Việt Báo, tiểu thuyết Thứ Bẩy. Trong lãnh vực này, ông còn là chủ bút nguyệt san Việt Nhạc. Song song với việc sáng tác, ông còn đảm đương các chức vụ như: Giám đốc đài phát thanh Hà Nội, giám đốc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông (thuộc bộ Thông Tin và Thanh Niên), phó hội trưởng Việt Nam Nhạc Hội. Và tại một số trường Trung học, ông còn là giáo sư dạy nhạc và ngoại ngữ.
Trong lúc thế hệ thanh niên thời ấy hầu như mê say với việc phát triển sự nghiệp, danh vọng, thì Thẩm Oánh lại theo đuổi con đường nghệ thuật vì niềm đam mê âm nhạc. Ông cùng Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước rất chú trọng đến âm giai ngũ cung trong nền âm nhạc cổ truyền, và cùng nhau nghiên cứu để rồi ta thấy điều này thể hiện rất rõ trong phong cách sáng tác của ông.
Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước, Lê Yên, Vũ Khánh thành lập nhóm Myosotis, cùng nhau phát triển âm nhạc theo lời kêu gọi cải cách âm nhạc của Nguyễn Văn Tuyên.
Họ thường tập họp tại nhà riêng để tập dợt, trau dồi tài năng và chỉ khi cần tiền gây quỹ hoặc làm việc từ thiện mới biểu diễn tại các rạp hát. Thời gian này, ngoài Hà Nội với nhóm Myosotis, còn có nhóm Hải Phòng, hoạt động tại Hải Phòng, sau chuyển thành nhóm Đồng Vọng. Sau này, Đồng Vọng cũng là một tập hợp những nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Canh Thân, Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận…
Myosotis là nhóm công khai chủ trương sáng tác nhạc mới trên âm giai thất cung của ngoại quốc, hay thang âm ngũ cung cổ truyền. Họ viết những bài bày tỏ phương hướng sáng tác của nhóm trên tờ báo về âm nhạc, và một số nhạc phẩm của họ được tung ra trong hai năm 1938 và 1939.
Cũng còn một đường lối sáng tác khác là kết hợp cả hai hệ thống âm giai ngũ cung và thất cung. Một trong số các nhạc sĩ của nhóm Myosotis là Thẩm Oánh quyết tâm muốn sáng tác dựa theo ngũ cung. Cụ thể là nhạc phẩm "Khúc yêu đương" ra đời vào cuối năm 1938, được đăng trên báo Ngày Nay. Ca khúc này cũng là sáng tác đầu tay của ông:
Giai điệu của "Khúc yêu đương" mang âm hưởng nhạc ngũ cung của giòng nhạc Việt cổ truyền với 5 thang âm Do, Ré, Fa, Sol, La. Ông đã thực hiện được những lời đã nói: "Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam, và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông".
Sau đó ông sáng tác "Xuân về". Có lẽ khi ấy ông muốn nhạc phẩm của mình hoàn toàn dựa trên ý nhạc Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của thời thơ ấu cùng người thầy dạy vỡ lòng, nên "Xuân về" lại có âm hưởng của nhạc ngũ cung Trung Hoa:
Tuy vậy, nhạc phẩm này dù mang âm hưởng nào đi nữa vẫn được phổ biến rộng rãi, và được yêu chuộng cũng như được trình bày trên các làn sóng phát thanh miền Nam cho đến khi miền Nam bị sụp đổ về tay Cộng Sản.
Sự nghiệp của Thẩm Oánh không chỉ giới hạn ở đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tân nhạc, ông đã cống hiến cho nền âm nhạc rất nhiều nhạc phẩm khác mới lạ, đặc sắc về mọi thể loại, nhất là trong thời gian ông nắm giữ vị trí khá cao trong đài phát thanh Sài Gòn.
Từ 1953 đến 1954, nền tân nhạc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp, Thẩm Oánh đã có hàng chục sáng tác bao gồm cả hai thể loại nhạc tình và nhạc hùng. Giai đoạn này ông cũng soạn truyện ca "Thiếu phụ Nam Xương" như một thăm dò cho một đường hướng sáng tác mới.
Với hơn một ngàn bản nhạc đủ loại, sự nghiệp âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được coi là rất "đồ sộ". Tuy vậy, với thời gian thì đa số hầu hết đều đã bị thất lạc, ngoại trừ những ca khúc được phổ biến rất rộng rãi, như "Nhà Việt Nam", sáng tác vào năm 1939. Hầu như ai cũng đều có dịp nghe qua nhạc phẩm này.
Sau biến cố năm 1975, Thẩm Oánh ở lại Việt Nam. Năm 1990, ông sang định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, và qua đời vào năm 1995.

Опубликовано:

 

18 сен 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 29   
Далее
Dora was kidnapped and then… 😨 #shorts
00:18
Просмотров 2,8 млн
Phía sau tác phẩm: Nhạc sĩ HOÀNG GIÁC
24:47
Просмотров 61 тыс.