Nghe ca sĩ Khánh Ly hát lần đầu tiên ở quán Văn. Khoảng năm 71, Sài gòn lúc bấy giờ rất sống động về đêm nhưng anh tôi đề nghị đi nghe nhạc ở quán Văn. Lúc ấy tôi còn ngây ngô lắm. Bây giờ sau bao nhiêu (40 ) năm tôi nhớ khi còn rất trẻ mình đã từng ngồi nghe Khánh Ly, lúc ấy cũng rất trẻ, hát nhạc Trịnh Công Sơn thật vô tư. Kỉ niệm của chúng tôi, anh Lợi, anh Tài và lần đầu và lần duy nhất được đi nghe ca nhạc sống của ca Khánh Ly ở Sài gòn.
Tuyệt vời với những tâm tình chia sẻ của Cô, rất mê chất giọng nhừa nhựa của Cô, chẳng những Cô chuyên chở dòng nhạc TCS, TTT mà đặc biệt còn có nhiều ca khúc chỉ duy nhất Cô hát mới hay♥️
Chị Khánh Ly ơi, em là Vương Hoa là em gái kết nghĩa của chị và chị Hương Lài (Cháu Đức Cha Lê Hũu Từ), khoảng năm 1962 . Không biết chị còn nhớ những ngày chúng ta ỏ nội trú trường các sơ ( Thánh Mẫu, toạ lac trên đường Lê Văn Duyệt). Chắc chị không thể quên những đêm chị.... trốn ra ngoài chơi, chị Hương Lài và em đã a tòng cùng chị trong vấn đề này! Một thời tuổi trẻ khó quên chị hả. Em đã thích giọng ca của chị từ những năm đó ( dạo đó em yêu chị và mê chị). Em vẫn còn giữ một tấm hình chị tặng em. Dạo đó chị để tóc ngắn ( kiểu A la garcon), đẹp và dể thương lắm cơ. Em nhớ thỉnh thoảng cuối tuần mẹ chị lái xe vào trường đón chị, bà đẹp, dáng quí phái. Sau này có lần chị em mình gặp nhau trong một quán ăn ở khu Norwalk. Mong chị luôn vui vẻ, khoẻ để tiếp tục mang giọng hát đến với mọi người thương yêu chị hơn 1/2 thế kỹ qua.
Mình cảm thấy trong cô có cái gì rất tội và thấy thương. Nguyện xin ơn trên ban xuống cho cô thật nhiều sức khỏe và tâm hồn khuây khuẩn. Cảm ơn Jimmy đã phỏng vấn Cô. Cảm ơn Cô đã chia xẽ. God bless you both!🙏
Tôi nghe chị nói chuyện và hát thấy không bao giờ chán. Rất trung thực nên quyến rũ . về hát tôi rất thích giọng trầm. Giọng nói Hà Nội có ít nhiều bị pha giong miền Nam .rất tiếc.
Cám ơn Jimmy đã tạo điều kiện cho chúng tôi gặp lại và biết thêm nhiều hơn về cuộc sống từ thời thơ ấu của những thần tượng âm nhạc mà mình rất yêu mến đến tận ngày nay.Dòng nhạc thiền của Trịnh Công Sơn thì đến bây giờ chưa ai thể hiện qua chị Khánh Ly.Vâng,tuy tuổi đã cao nhưng cách nói chuyện của chị vẫn như hơn 45 năm về trước,vẫn là Khánh Ly của Khúc Ca Da Vàng ngày nào không bao giờ phai.Chúc chị Ly nhiều sức khỏe.
Những Tài Nhân thường lúc nhỏ đã có hoàn cảnh cơ cực Có lẽ chính vì vậy các Cô các Chú đã Thành Danh và mãi mãi luôn ở trong lòng người dân miền nam. Con Thần tượng Cô từ nhỏ . Chúc Cô thật nhiều Sức khỏe và luôn có nhiều nhiều Niềm Vui. Cám ơn Jimmy thật nhiều. Mong các tập tiếp assp
Jimmy thật tuyệt vời, chuẩn bị tài liệu để phỏng vấn rất kỷ càng và công phu. tạo phẩm chất cao cho cuộc phỏng vấn và rất là giá trị, một chương trình nhân văn mang tính nghệ thuật rất cao. Ca sỹ Khánh Ly mãi mãi là người chuyên chở giòng nhạc Trịnh thành công và cảm xúc nhất. Cảm ơn Jimmy.
CẢM ƠN JIMMY . NHỚ LẠI MỘT THỜI TUỔI XANH NĂM 1967 KHI BẠN BÈ HỎI NHAU THÍCH NGHE NHẠC GÌ ? THÌ RẤT NHIỀU CÁC BẠN CÓ TÔI , TRẢ LỜI RẰNG THÍCH NHẠC TRỊNH VÀ KHÁNH LY . CHÚC CS KHÁNH LY SỨC KHỎE TỐT VÀ AN NHIÊN TRONG CUỘC SỐNG .
Phải nói trong tất cả các số của a Jimmy e lại thích số này nhất vì a có chèn hòa tấu Diễm Xưa quá hay luôn vừa nghe cô Khánh Ly kể chuyện vừa thưởng thức nhạc.
Thời '60 ở Sài Gòn tôi có gặp Khánh Ly nhiều lần ở "Quán Văn" - lúc cô mới ờ Đà Lạt về hát nhạc TCS - rồi sau này cũng còn gặp vài lần ở hải ngoại, quả thật cô Lê Mai (tên thật của KL) là ngườ phụ nữ "có quá khứ"... Nghe cô kể chuyện luôn thú vị...
In listening to Khanh Ly, I got a sense of eternal melancholy mixed in with feelings of injustice in her. This interview reminded me of the novel "I know why the caged bird sings?" written by the American poet Maya Angelou. Thank you so very much - Khanh Ly and the Jimmy Show. P.S. I know a French doctor in Paris. He doesn't understand Vietnamese, except for a few words, but he loves Vietnam and has been listening to Khanh Ly for almost 50 years.
Rat yeu giong hat Khanh Ly , chuc chi Khanh Ly luon khoe manh va binh an , moi lan nghe chi hat la toi nho ve ky niem ngay xua , nhung ngay ngoi nghe chi hat tai quan Cay Tre Dakao 1970
Cám ơn Em Jimmy rất nhiều, Em thật sâu sắc và thông minh trong cách khai quật tất cả tài năng của các Nghệ Sĩ.... Em là một người MC đáng giá nhất từ trước cho tới ngày hôm nay, nhờ Em mà có rất nhiều người Nghệ Sĩ tên tuổi được bộc lộ tâm tư và chuyển tải cho thế hệ trẻ trong tương lai. Đa tạ Em.🙏🏻
Chị Khánh Ly hay thi vị hoá cuộc đời mình nhưng cũng đã quên nhiều. Năm 55-57 Khánh Ly chưa lên Đà Lạt mà học tiểu học tại trường Tôn Thọ Tường (bây giờ là trường THPT Ernst Thälmann, đường Trần Hưng Đạo Quận 1) chứ không phải học trường Cầu Kho bị rệp cắn như cơm cháy ở đùi! Ngày đó HS miền Bắc di cư vào Nam học từ 10h sáng đến 2h trưa. HS miền Nam phải đôn lên học từ 6h sáng đến 10h và từ 2h trưa đến 6h chiều. Trước 10h tụi tôi cũng hay đến sớm để vào rạp hát Thành Xương ngay cạnh Trường xem đoàn cải lương Thanh Minh tập tuồng, ngày đó Thanh Nga còn nhỏ chỉ đóng vai em bé thôi. Lệ Mai ngày đó cũng đã nổi tiếng cả Trường là hát hay rồi (ca buổi trưa). Đó cũng là kỷ niệm của tôi thời thơ ấu.
Vào năm 1958 Thanh Nga đã là 16 tuổi và đạt giải Thanh Minh. Chị ấy đã đóng vai đào chánh rất sớm. Khoảng năm 1956-1957, tôi nhớ có coi Thanh Nga đóng vai đào chánh chớ không phải đóng vai em bé.
@@sonnytran6602 Năm 58 Thanh Nga 16 tuổi và đoạt giải Thanh Tâm là đúng rồi vì năm đó chị ấy vừa trổ mã, đóng đào chánh vai sơn nữ Phà Ca trong Mưa Rừng và đoạt giải TT. Ngày đó đoàn Thanh Minh là số 1 ở Sàigòn và được báo chí đặc biệt quan tâm, đào chánh là Út Bạch Lan, Ngọc Nuôi, kép chánh là Hữu Phước, Việt Hùng. Tôi còn nhớ hình ảnh chưng ở rạp Thành Xương ngày đó (55-57) của Thanh Nga là mặc áo đầm trắng chụp đứng nguyên người, hình ảnh của một cô đào còn nhỏ.
@@yoshipham1941 Cám ơn bạn, làm sao tôi có thể biết tiểu sử của một người khác rõ ràng và chi tiết được? Tôi là người Bắc 54 vào sống tại Saigon có học chung trường tiểu học Tôn Thọ Tường với chị Khánh Ly từ năm 55-57. Ngày đó hs miền Bắc học từ 10h sáng đến 2h trưa. Có thể chị KL chuyển sang trường khác nhưng không nhắc tới Tôn Thọ Tường là một thiếu sót, vì đó là một kỷ niệm khó quên.
Mot show rat hay va co gia tri nhan van. Khong hieu tai sao van co dislike? Show rat y nghia. Rat yeu quy giong hat cua co Khanh Ly ngay tu be. Cho den gio van khong ai co the thay the duoc Co. Mong Co that nhieu suc khoe. Cam on Jimmy nhieu.
Cô Khánh Ly người con xa xứ của Hà Nội xưa' người ca sĩ của Sai Thành của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam luôn đầy trí tuệ và sự lịch lãm thanh lịch mà thế hệ ca sĩ sau này quá thiếu
Hồi ký của bố già Phạm Duy có nói rõ về bố và mẹ của Khánh Ly, mẹ của Khánh Ly là hoa khôi đầu tiên của miền bắc trước 1945, bố Khánh Ly theo kháng chiến chống Pháp ,sau này bị thủ tiêu gì đó, là dân Hà thành gốc !!!
Xin góp ý. Chữ 'lệ' là tiếng Hán có nhiều cách viết và khác nghĩa nhưng cùng âm. - Chữ 'lệ - 淚' có nghĩa là nước mắt thì đúng là không ai dùng để đặt tên cho con. - Chữ 'lệ - 麗' có nghĩa là đẹp như 'mỹ lệ, diễm lệ' thì đặt tên cho con là mong ước sự đẹp đẽ cho con như Lệ Mai, Lệ Yến, Lệ Xuân v.v.
Anh có thể ngồi lặng người và chăm chú nghe cô kể có khi còn thể hiện sự đồng cảm và lắng nghe hơn là những tiếng ờ ờ ừ ừ nghe như cố gắng tương tác nhưng lại ko có ăn nhập.
Kính thưa chị , chị có ở xóm chùa , thành phố sài gòn , có người nào tặng sinh nhật chị bằng một cặp bánh chưng , rồi chị có bẻ mía lấy áo người khác cột vác về không chị , em nghe họ kể , có không chị .
Góp ý với Jimmy chút điều rất nhỏ thôi nhé, nhiều lúc mình thường thấy và nghe Jimmy hay thốt lên uh uh (ớ ờ), hoặc ưm..mmm (cao giọng) khi nghe chuyện lúc phỏng vấn. Theo lẽ thường, những biểu cảm này chỉ dùng với những người bé hơn mình, hoặc ít nhất cũng cùng trang lứa là bạn bè. Trong khi, những nghệ sỹ Jimmy phỏng vấn đều có tuổi đời và tuổi nghề rất cao. Mình biết Jimmy chỉ là thói quen và không có ý gì, nhưng lưu tâm một chút thì sẽ tốt hơn, và mình góp ý cũng chỉ mong hình ảnh của Jimmy được hoàn chỉnh hơn. Cảm ơn Jimmy nhiều về những bài phỏng vấn rất ý nghĩa và giá trị!
Lý do bố Khánh Ly bị Việt Minh thủ tiêu đã được nhạc sỹ Phạm Duy nhắc qua trong hồi ký của ông, có lẽ Khánh Ly biết điều này khi ở gần Phạm Duy hoặc đọc qua hồi ký này nhưng vẫn cố gắng tránh né khi nhắc đến. Không rõ tại sao Khánh Ly vẫn đang cố gắng tránh né điều này, có vẻ như nó quá mơ hồ và không có chứng cứ rõ ràng chăng, hay Khánh Ly ngại đụng chạm.
huyền trân cái này có lẽ mình có tí đồng cảm vì ba mình không bao giờ kể cho nghe lý do ông nội bị việt minh giết. Nhưng mẹ kể là ông nội nuôi việt minh nhưng lại bị chặt đầu vì nói nội phản việt minh nhưng nội ko có. Ba ko nhắc có lẽ vì sự thù hận ko còn nói nên lời. Sau khi nội mất thì toàn bộ anh e ba đi theo nguỵ, trong khi đó anh em của nội vẫn là cộng sản. Nhưng cả gia đình ko đánh nhau.
Giang Phạm thời bây giờ rồi. Kể lại chỉ là kỷ niệm. Dân quê và nhà tôi vẫn nói là vậy dù cả gia đình nội theo nguỵ. Ko kể ra để ghét ai nên mình nói rất bình thường.
Mỗi người có 1 loại "trí thông minh" khác nhau. Nếu họ làm những thứ chuyên biệt mà phù hợp với "loại trí thông minh" của họ như: đàn, hát, thủ công mỹ nghệ, vẽ, may, thêu... thì họ chỉ cần đào sâu vào nghề nghiệp của họ, chứ không cần kiến thức phổ thông nhiều lắm (tất nhiên ai giỏi hết cả 2 thì càng tốt).
Son Son Người Bắc phần lớn có khiếu về văn chương, nhưng về khoa học không thông minh lắm, người Trung thì ngược lại, đó là thiển ý của tôi, mong không chê trách