Тёмный

Người Có Quyền - Tự Do | Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng - Phần 2 | Chiến Hữu Audio 

Chien Huu Audio
Подписаться 37 тыс.
Просмотров 7 тыс.
50% 1

00:05 Lời tựa
00:36 Lấy vợ xấu
16:57:16 Lòng tự ái
33:26 Máu mê
47:11 Một cái ch.ế.t
01:00:56 Một con chó hay chim chuột
01:10:13 Một đồng bạc
01:33:53 Người có quyền
01:46:40 Sao mày không vỡ nắp ơi
01:55:31 Sư cụ triết lý
02:00:20 Từ lý thuyết đến thực hành
02:13:27 Tự do
02:30:42 Thân thế sự nghiệp Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (trước đây thuộc làng cổ Liêu Xuyên mảnh đất địa linh sinh ra nhiều nhân tài) nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 16 tuổi. Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng nói với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 do bệnh lao phổi, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh vườn của nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.
-------------------------------------------------
▶ Link đăng ký kênh (Subscribe):
/ @chienhuuaudio-doctruyen
-------------------------------------------------
#vutrongphung #truyenngan #truyenvietnam #chienhuuaudio

Опубликовано:

 

9 июн 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 17   
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 29 дней назад
00:05 Lời tựa 00:36 Lấy vợ xấu 16:57:16 Lòng tự ái 33:26 Máu mê 47:11 Một cái ch.ế.t 01:00:56 Một con chó hay chim chuột 01:10:13 Một đồng bạc 01:33:53 Người có quyền 01:46:40 Sao mày không vỡ nắp ơi 01:55:31 Sư cụ triết lý 02:00:20 Từ lý thuyết đến thực hành 02:13:27 Tự do 02:30:42 Thân thế sự nghiệp Vũ Trọng Phụng
@tkdt654
@tkdt654 28 дней назад
👍
@ThangNguyen-mk5tq
@ThangNguyen-mk5tq 28 дней назад
Giọng đọc truyền cảm , khúc triết , và có hồn ! Rất chuẩn !
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 28 дней назад
Cảm ơn thính giả rất nhiều ạ! ❤❤
@user-yh9jl3if7y
@user-yh9jl3if7y 28 дней назад
❤❤❤❤❤
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 28 дней назад
❤❤🥰
@DungBui-dv7cd
@DungBui-dv7cd 28 дней назад
❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 28 дней назад
❤🥰
@user-xv7hr3qz6z
@user-xv7hr3qz6z 28 дней назад
Chiến Hữu đã thổi hồn vào từng tác phẩm 30-45 (tự lực văn đoàn) . Có duyên với các cụ lắm mới có đc giọng đọc đặc biệt này
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 28 дней назад
CH xin cảm ơn thính giả rất nhiều ạ!
@LamNguyen-lq5mr
@LamNguyen-lq5mr 29 дней назад
Những truyện này em đã nghe anh đọc trước đây rồi, nghe lại vẫn hay!❤
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 29 дней назад
Cảm ơn thính giả! CH vẫn đang trong quá trình làm lại những bản đã thu trước đây. Phần việc này cũng sắp xong rồi ạ. Khi nào up xong hết, CH sẽ thông tin tới cho toàn thể thính giả được biết.
@huongle-if8tn
@huongle-if8tn 29 дней назад
❤👍👍👍👏👏👏
@LamNguyen-lq5mr
@LamNguyen-lq5mr 29 дней назад
Chúc anh nhiều sức khỏe
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 29 дней назад
Cảm ơn thính giả! Chúc thính giả và gia đình vui và khỏe mạnh!
@tranthaodan6801
@tranthaodan6801 29 дней назад
Sinh năm 1920 .năm 1930 đã có tác phẩm đầu tay ,hình như có nhầm lẫn thì phải
@ChienHuuAudio-DocTruyen
@ChienHuuAudio-DocTruyen 29 дней назад
Xin lỗi các thính giả! CH đọc nhầm ạ. Chính xác là nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912. Hy vọng thính giả bỏ qua cho sự sơ suất này và không chấp CH ạ. ❤🥰
Далее
TẠI TÔI - HỒ BIỂU CHÁNH - TRỌN BỘ
4:46:28
Просмотров 15 тыс.