Тёмный
No video :(

Pháp Thoại Hay 06.07.2024 - Thích Minh Đạo (Cách Sống AN YÊN HẠNH PHÚC) 

Thầy Thích Minh Đạo
Подписаться 9 тыс.
Просмотров 9 тыс.
50% 1

Pháp Thoại Hay 06.07.2024 - Thích Minh Đạo (Cách Sống AN YÊN HẠNH PHÚC)
~~~
Pháp Thoại Thầy Thích Minh Đạo
• Pháp Thoại Thầy Thích ...
Thầy Thích Minh Đạo Giảng Pháp - Tu Viện Minh Đạo
• Nghe Pháp Thầy Thích M...
Quý Phật tử hoan hỷ đăng ký ủng hộ kênh chia sẻ Phật Pháp tới đại chúng cùng tu học: / @thichminhdao.phapthoai
~~~
Thầy Thích Minh Đạo - Trụ trì Tu viện Minh Đạo ở thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hiện nay Tu viện Minh Đạo đang nuôi dưỡng hơn 60 đứa trẻ với tuổi đời từ 4 đến 23 tuổi, các em được nhà chùa cho đi ăn học đầy đủ như bao đứa trẻ khác ngoài xã hội. Thầy luôn chăm sóc và trò chuyện với các em như những người bạn nhỏ, thầy dạy đờn ca, dạy nhạc, dạy vẽ, sáng tác nhạc và hát cho các em nghe, hát cùng các em trong các buổi sinh hoạt tập thể hàng ngày tại Chùa.
Với tâm niệm là mong muốn những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh này luôn được quan tâm, chăm sóc. Thầy Minh Đạo đã dành dụm số tiền đóng góp từ các nhà hảo tâm cho chùa để xây phòng ăn, phòng ngủ, phòng học, thuê người giúp việc trong chùa, với mong muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các cháu được đến trường, được sống trong môi trường chan hòa tình yêu thương cho đến khi trưởng thành.
#thichminhdao #thayminhdao #tuvienminhdao
~~~
Chúc quý Phật tử tinh tấn nghe pháp được nhiều duyên lành, thân tâm thường an lạc!
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT

Опубликовано:

 

5 июл 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 82   
@Luankinh1948
@Luankinh1948 Месяц назад
❤❤❤❤❤ A Di Đà Phật con xin trì ân công đức của thầy con xin chúc thầy luôn mạnh khỏe bình an 🎉🎉🎉🎉🎉
@xuanmaiho5203
@xuanmaiho5203 Месяц назад
A Di Đà Phật con chúc thầy nhiều sức khỏe hoằng dương phật pháp
@user-su4sv2qi8u
@user-su4sv2qi8u Месяц назад
COn KÍNH CẦU CHÚC THẦY MÃI MẠNH KHỎE AN LẠC .
@user-zb8wh1xx8b
@user-zb8wh1xx8b Месяц назад
Nam mô a di da phat con cám ơn thầy thầy giảng quá hay thấy ơi
@ThaoNguyen-gs5yt
@ThaoNguyen-gs5yt Месяц назад
🙏🙏🙏 con cug kính chào thầy con chúc thầy nhiều sk 😂
@NgaNguyen-pn5js
@NgaNguyen-pn5js Месяц назад
Con chúc sư luôn vui khỏe an lành để hàng dương chảnh pháp cho chúng con học để hiểu biết thêm ạ A Di Đà Phật
@thanhtruongson7079
@thanhtruongson7079 Месяц назад
Nam Mô A Di Đà Phật.
@mienthanh5610
@mienthanh5610 28 дней назад
Nam mô a Di Đà Phật con chúc thầy luôn mạnh khỏe bình an hạnh phúc Nam mô a Di Đà Phật
@user-cn3xz5df5j
@user-cn3xz5df5j Месяц назад
A di đà Phật Ch
@angpham1932
@angpham1932 Месяц назад
Con cầu nguyện cho Sư sức khỏe dồi dào thân tâm an lạc chúng sinh dị độ Phật sự viên thành.❤❤❤🙏🙏🙏
@DaiVan-om2wo
@DaiVan-om2wo Месяц назад
Con kính chúc Thầy sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh và bình an .Nam Mô A Di Đà Phật
@user-rt8kn4cq9i
@user-rt8kn4cq9i Месяц назад
A Di Đà Phật con Kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe Pháp Thể Khinh An Đạo Quả Viên Thành 🙏💖
@khichle1790
@khichle1790 Месяц назад
Con nam mo a di da Phat a ,con xin kinh tri an cong duc cua thay a .
@user-nc1ge3ix8p
@user-nc1ge3ix8p Месяц назад
Con kính chúc thầy mạnh khỏe và an lạc và con muốn nghe thấy giảng Phật thật là thiên cảm và đầy ý nghĩa nam mô a Di Đà Phật
@hoile6685
@hoile6685 Месяц назад
Nam mô a Di Đà Phật. Con chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe và làm những việc thiện cho đời.
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 19 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 2 ) : 4 / Hiểu đúng về chữ " nợ " khi con bất hiếu Nợ do trước đó đã vay mượn của người mà chưa trả nên mắc nợ. Nợ được vận dụng trong thuyết giảng Phật pháp để dễ hình dung về nhân quả. Nhân có vay thì quả phải trả, nhân mắc nợ thì phải bị quả đòi nợ bằng cách này hay cách khác. Cuộc sống muôn màu với nhiều hoàn cảnh và thân phận là biểu hiện của nhân quả, vay trả, trả vay. Hiểu về thuyết nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo có thể giúp chúng ta biết rõ hơn về những điều này. Người ta thường nói “ gieo nhân nào thì gặt quả nấy ”, điều ấy chỉ đúng một phần mà thôi. Để hiểu đúng nhân quả theo giáo lý Phật giáo, chúng ta cần biết về nhân - duyên - quả. Nhân là nguyên nhân chính, duyên là những nguyên nhân phụ giúp hình thành quả, quả là kết quả trong hiện tại. Trong đó duyên đóng vai trò rất quan trọng, có thể làm cho quả lệch hướng, khác biệt ít hoặc nhiều đối với nhân. Tuy nhân - duyên - quả là một tiến trình nhưng chúng không vận hành độc lập mà luôn tương tác với các tiến trình nhân - duyên - quả khác. Nhân của tiến trình này vừa là duyên, là quả của tiến trình kia; duyên của tiến trình này vừa là nhân, là quả của tiến trình nọ; quả của tiến trình này vừa là duyên, là nhân của tiến trình khác. Chúng luôn vận động, tương tác lẫn nhau để hình thành thực tiễn sinh động, đa dạng, trùng trùng điệp điệp. Giáo lý nhân - duyên - quả của Phật giáo phức tạp, đa chiều như thế, nhằm chỉ ra hai điều. Thứ nhất, nhân - duyên - quả đúng với sự thật vận động khách quan của vạn pháp. Thứ hai, chỉ ra vai trò quan trọng của duyên. Nhân thì đã tạo, mang tính thụ động, thuộc nghiệp cũ. Duyên thì đang tạo, mang tính chủ động, thuộc nghiệp mới. Người học đạo nắm được điều này để luôn nỗ lực kết duyên lành, tạo nghiệp mới tích cực thì quả được chuyển hóa tốt đẹp theo. Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật có dạy : Một nắm muối nếu bỏ vào chén nước thì không uống được. Cũng nắm muối ấy nếu bỏ vào sông Hằng thì uống bình thường. Nắm muối ( nhân xấu ) là nghiệp cũ. Nước trong chén ( duyên chưa tốt ) hay trong sông Hằng ( duyên tốt ) là nghiệp mới. Nếu nghiệp mới thiện lành được tạo ra như nước sông Hằng thì không ngại nắm muối kia. Trở lại vấn đề, những gia đình có con bất hiếu với cha mẹ thường là cha mẹ đã mắc nợ xấu với con trong quá khứ. Như vậy, cha mẹ đang có một “ nắm muối ”. Nếu cha mẹ hiểu đúng nhân - duyên - quả thì cần nỗ lực tạo duyên lành. Duyên lành ở đây chính là trau dồi đạo đức ( giữ năm giới ), sống thiện lành ( mười nghiệp lành ) và tăng cường thương yêu, giáo dục con cái. Vì không thể bỏ con nên các bậc cha mẹ nào biết tạo duyên lành thì có thể cải thiện tình hình. Những gia đình có con cái hư đốn nhưng sau một thời gian con biết phục thiện, chí thú làm ăn, thương kính cha mẹ chính là nhờ phước đức của duyên lành như “ nước sông Hằng ” này. Ngược lại, cùng hoàn cảnh con cái bất hiếu như thế nhưng nếu cha mẹ vụng tu, chỉ tạo ra “ nước trong chén ” thì gia đình tan nát, cha mẹ phải khổ suốt đời. Nhân quá khứ đã xấu, duyên lành hiện tại thì kém, không thể có quả an vui. Đối với con cái, nếu bất hiếu với cha mẹ thì tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu. Người ta thường nói : Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. “ Trời ” đây chính là biệt nghiệp của người con, liên quan với cộng nghiệp của cha mẹ. Mỗi người khi sinh ra đều thừa tự nghiệp cũ của mình đồng thời chịu trách nhiệm với các nghiệp mới đang gây tạo. Trường hợp “ con bất hiếu là do cha mẹ mắc nợ con ” là thuộc về nghiệp cũ, cha mẹ cần tạo duyên lành để chuyển hóa và loại trừ. Còn nhiều trường hợp khác, con bất hiếu là do nghiệp mới của nó, vì không được giáo dục tốt, học theo những điều xấu để rồi thành ra bất hiếu. Cả hai trường hợp này đều tạo nghiệp và phạm tội bất hiếu nặng nề. Quan trọng là, cộng nghiệp hay biệt nghiệp đều không cố định, có thể thay đổi, chuyển hóa được. Vì thế các bậc cha mẹ cần sống đạo đức, theo thiện nghiệp, nỗ lực giáo dục và yêu thương thì có thể chuyển hóa con cái ngỗ nghịch. 5 / Kinh Đại thừa có phải do các vị Tổ Trung Hoa viết ra ? Hiện tại trên thế giới có hai truyền thống Phật giáo lớn, đó là Phật giáo Nam tông ( Nam truyền ) và Phật giáo Bắc tông ( Bắc truyền ). Từ chiếc nôi Ấn Độ, Phật giáo truyền xuống phương Nam thì gọi là Nam truyền, truyền lên phương Bắc thì gọi là Bắc truyền. Kinh điển Phật giáo Nam tông được chép bằng tiếng Pali. Kinh điển Phật giáo Bắc tông được chép bằng tiếng Sanskrit. Kinh điển Phật giáo Bắc tông bằng tiếng Sanskrit được các nhà sư Ấn Độ ( Tây Vực nói chung ) lần lượt mang đến và dịch ra tiếng Trung Hoa, kết hợp với các kinh điển do các nhà sư Trung Hoa đi Ấn Độ thỉnh về, theo thời gian kết tập thành kinh điển Hán tạng. Như vậy, những ai nói kinh điển Phật giáo Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) do các vị Tổ Trung Hoa viết ra là hoàn toàn không chính xác. Nghiên cứu lịch sử truyền dịch kinh điển Hán tạng và tìm hiểu xuất xứ của các bản kinh sẽ thấy rõ phần lớn kinh điển Phật giáo ( Hán tạng ) được dịch từ tiếng Sanskrit ( Phạn ngữ ) sang Hán ngữ. Tiếc rằng, hiện có rất ít bản kinh gốc Phạn ngữ được tìm thấy ( phần lớn bị chiến tranh tàn phá tại Ấn Độ ) nên cũng khó khăn cho việc phối kiểm các kinh văn Hán ngữ hiện hành. Mặt khác, cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ ( Phạn ngữ ), còn có một số ít kinh văn được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều ấy. Những kinh văn hậu tác này tuy vẫn được cho nhập tạng nhưng các nhà kiết tập đã cẩn trọng lưu ý và xếp vào Nghi tợ bộ. Thiển nghĩ, trong kinh điển Phật giáo Hán tạng ( Bắc tông, Đại thừa ) tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Hoa, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển ấy không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên. Người học Phật cũng cần biết rằng, ngay cả Kinh tạng Pali, được xem là Nguyên thủy, gần với lời dạy của Đức Phật nhất cũng được ghi chép khá muộn về sau ( khoảng từ 300 đến 500 năm sau Phật Niết bàn ). Trong khoảng thời gian trên dưới bốn thế kỷ, kinh Phật được gìn giữ và lưu truyền chủ yếu nhờ vào trí nhớ, thuộc lòng và truyền miệng. Vì thế, nghi vấn về một số yếu tố hậu tác trong Kinh tạng Pali ( dù không nhiều ) cũng đã được các nhà nghiên cứu đặt ra. Thế nên, để phân biệt kinh nào đúng và kinh nào không đúng lời Phật dạy, người học Phật cần dựa vào Tam pháp ấn. Đức Phật đã dạy về Ba dấu ấn Chánh pháp là vô thường - khổ - vô ngã. Những kinh văn, dù được ghi bất cứ ngôn ngữ nào, nếu thiếu vắng ba dấu ấn này thì không phải Chánh pháp, người học Phật cần thận trọng khi đọc tụng, nghiên cứu và phụng hành. Còn lại những kinh văn nào có đầy đủ ba dấu ấn Chánh pháp thì hãy thọ trì. ......
@huongnguyen-js8wh
@huongnguyen-js8wh Месяц назад
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT con kính bạch THẦY ạ Con xin kính chúc THẦY vạn sự cát tường
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 19 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 4 ) : 10 / Hiểu đúng về tạo nghiệp sát Theo lời Đức Phật dạy, có năm nghề buôn bán mà hàng Phật tử không được làm : “ Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ Kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm ? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc ” ( Kinh Tăng chi bộ, chương 05, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán ). Điều đáng lưu tâm và bàn bạc ở đây là lời dạy Không bán thịt. Hiện có hai khuynh hướng luận giải, giải thích khác nhau về lời dạy này : 1 - Không bán thịt là không làm nghề đồ tể ( trực tiếp giết hại ), 2 - Không bán thịt là chẳng những không giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín ( dù không trực tiếp giết hại ). Trước hết là vấn đề bán thịt có trực tiếp giết hại. Thời xa xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán cho khách thì người hàng thịt phải sát sinh. Cho nên bán thịt ( sống hay chin ) mà kiêm đồ tể, giết mổ để lấy thịt đem bán là hoàn toàn không được, vì tạo nghiệp sát rất nặng nề. Còn vấn đề bán hay trao đổi vật nuôi để lấy sản vật, thiển nghĩ trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời cổ đại, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc bán hoặc trao đổi gia súc để lấy các sản vật khác là hoạt động bình thường. Do đó, cụm từ “ không bán thịt ” ở đây không hẳn là Đức Phật cấm trao đổi gia súc, thú vật nói chung. Thực tiễn hiện nay, người bán hàng ăn mặn như bán bánh mì thì tuy “ có bán thịt ” nhưng hầu hết đó đã là thực phẩm được làm sẵn. Và như vậy họ không hội đủ 05 yếu tố để tạo nên nghiệp sát, gồm : 1 - Có chúng sinh, 2 - Biết rõ chúng sinh ấy, 3 - Có tâm giết hại, 4 - Cố gắng giết hại ( tự giết, bảo người giết, tìm cách giết ), 5 - Chúng sinh ấy chết. Trong trường hợp này, người bán bánh mì thịt tuy có liên hệ trong tương quan cộng nghiệp nhưng không tạo nghiệp sát sinh. Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “ bán bánh mì thịt ” thì trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh vẫn có thể chấp nhận. Vì như đã nói, họ chỉ có liên hệ cộng nghiệp mà thôi chứ không tạo nên nghiệp sát. Liên hệ đến các nghề khác trong cuộc sống, dù cao quý đến mấy, không ai mà không tạo nghiệp, nên gọi là nghề nghiệp. Người Phật tử nguyện sống và làm ăn lương thiện, tránh xa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng chắc chắn không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp vốn vô lượng vô biên không thể kể hết được. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiện, tốt lành khác trong khả năng có thể để vun bồi thêm phước đức. Chúng tôi nghĩ rằng, người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Bởi “ không dám làm gì ” thì sẽ dẫn đến túng thiếu, mà “ cùng tắc biến ” lại chính là nguyên nhân tạo ra vô số tội nghiệp khác. 11 / Hóa giải nghiệp nhân xấu Đúng là “ nghề nghiệp ”, mỗi nghề đều mang một nghiệp riêng. Bạn chỉ là nhân viên, biết là số liệu không đúng nhưng chẳng thể làm khác được. Xét theo bản chất của sự tạo nghiệp thì người chủ doanh nghiệp mới gây tạo nghiệp gian dối, còn bạn chỉ mang cộng nghiệp với chủ mà thôi. Tuy chỉ là cộng nghiệp nhưng ảnh hưởng của nó lên đời sống cũng chẳng phải ít, cho nên bạn cần tư duy để tìm phương cách chuyển hóa. Lý tưởng nhất, nếu có thể thì bạn tìm cách khuyến hóa người chủ doanh nghiệp tin nhân quả mà bớt tham lam và gian dối. Bởi nhân quả luôn rạch ròi, nhân gian tham thì không thể có quả tốt đẹp và bền lâu. Tuy vậy, trong thực tế, điều này rất khó khả thi. Mặt khác, nếu có thể thì bạn nên chuyển chỗ làm, tìm một nơi khác làm ăn chân chính, ít tạo nghiệp hơn. Trong trường hợp chưa tìm được việc làm mới thì bạn luôn ý thức rằng kết quả lao động của bạn hiện nay có một phần của nghiệp làm ăn gian dối. Để góp phần hóa giải cộng nghiệp xấu cho bản thân, thiết nghĩ bạn nên tích cực làm các việc thiện lành một khi có thể. Có vô số nghiệp lành sẽ được tạo ra nếu bạn biết vun bồi. Những nghiệp lành như : Bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, giúp đỡ trong việc thiện, hồi hướng - chia phước, hoan hỷ với phước của người khác hồi hướng, thuyết pháp, nghe pháp, chánh kiến… sẽ tạo ra phước quả góp phần chi phối và chuyển hóa những cộng nghiệp xấu, giúp bạn thiết lập đời sống an vui. ......
@user-rt8kn4cq9i
@user-rt8kn4cq9i Месяц назад
Nam Mô Bổn SưThich Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
@NguyetNguyen-kp7ug
@NguyetNguyen-kp7ug Месяц назад
🙏🏻🙏🏻🙏🏻Con xin chúc Sư Thầy luôn khỏe mạnh , bình yên !!!
@yle2425
@yle2425 Месяц назад
Nammô adi đàphật ❤con kính chúc thầy nhiều sức khỏe. ❤❤thầy giảng hay quá con tri ân công đức của thầy nhiều ❤❤nammô adi đàphật ❤
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 17 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 78 ) : 220 / Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật pháp Bệnh tật, theo quan điểm Phật pháp là do thừa tự các nghiệp xấu ở quá khứ. Nghiệp xấu ở đây chủ yếu là do não hại, đánh đập, hành hạ các loài hữu tình, không tu dưỡng tâm từ ( Kinh Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135 ). Nghiệp nhân gây bệnh tật có cũ và mới. Nghiệp cũ thì như đã nói, nghiệp mới có thể là tiếp tục bức hại sinh vật hoặc do các hành vi lối sống không lành mạnh góp phần gây ra tật bệnh. Bệnh do nghiệp mà sinh, muốn hết bệnh thì phải chuyển nghiệp. Đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hợp pháp là cách chuyển nghiệp đầu tiên. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ ra bệnh trạng, các nguyên nhân gây bệnh ( di truyền, ăn uống, lối sống v.v… ), cách chữa lành bệnh. Tuân thủ theo phác đồ điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ chính là cách chuyển hóa bệnh nghiệp. Tuy nhiên, ngành y khoa không phải toàn năng nên có bệnh thì chữa lành, có bệnh chỉ chữa bớt vài phần, có bệnh thì chờ… nghiên cứu thêm. Thế nên, người Phật tử khi mang bệnh, ngoài trị liệu theo y khoa cần gia tâm sám hối, làm thiện để hồi hướng công đức, đây là cách chuyển nghiệp tiếp theo. Sám hối để tiêu trừ oan nghiệp đã tạo trong quá khứ. Làm thiện để vun bồi thêm phước báo hiện tại. Khi tội diệt, phước sinh thì góp phần tích cực cho việc chuyển hóa bệnh tật và các điều không như ý khác trong cuộc sống. Oan gia trái chủ là cách nói trong dân gian, chỉ cho nhân quả của các nghiệp cũ. Không nên hiểu oan gia trái chủ theo kiểu “ vong theo báo oán ” rồi cầu cúng để xin giải nghiệp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của nghiệp cũ và nghiệp quả xấu ấy đã chín muồi hay chưa để biết quá trình chuyển hóa bệnh nghiệp thành công được nhiều hay ít ( bệnh có chữa lành hay không ). Bởi khi nghiệp quả xấu đã đến gần với cường độ mạnh mẽ thì rất khó để hóa giải, nói cách khác là không ai có thể cứu được. Người Phật tử có chánh kiến cần nhận thức các vấn đề liên quan đến bệnh nghiệp theo quy luật nhân - duyên - quả. Tránh các niềm tin sai lạc, tà kiến, rơi vào mê tín, cầu cúng để cầu mong khỏi bệnh chỉ tiền mất tật mang. 221 / Làm nghề chăn nuôi có tạo nghiệp sát ? Nghiệp sát được tạo ra khi hội đủ năm yếu tố : Có tâm sát hại, có đối tượng để giết ( người hay vật ), tưởng đó là đối tượng, dùng các phương tiện giết, đối tượng bị giết chết. Bạn làm công việc chuyên môn như nuôi vật, chữa bệnh, phối giống v.v... trong trang trại, chắc chắn bạn không tạo nghiệp sát ( biệt nghiệp ). Tuy vậy, về phương diện cộng nghiệp giết hại thì hầu như ít ai có thể tránh khỏi, không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Cộng nghiệp giết hại phần lớn được tạo ra theo cách gián tiếp nên sám hối được và chuyển hóa dễ dàng nếu cố gắng tu tập, tích phước, hành thiện. Vì thế bạn hãy yên tâm với công việc chuyên môn của mình. 222 / Hiểu đúng về nhân quả Kinh Nhân quả ba đời ( Tam thế nhân quả kinh ) là kinh điển Hán truyền, có nhiều bản Việt dịch, hiện được lưu hành rộng rãi trong và ngoài nước. Trong Hán tạng, kinh này có nhiều dị bản, đơn cử như bản đời Đường, Sa Môn Già Phạm Đạt Ma ( dịch từ Phạn sang Hán ); bản đời Minh của Lâm Thục Quyên. Hiện có nghi vấn kinh Nhân quả ba đời không phải do Phật Thích Ca thuyết giảng mà được kết tập rất muộn về sau. Trong danh mục 129 ngụy kinh do chùa Đông Lâm ( Lô Sơn, Trung Quốc ) công bố có kinh này, xếp thứ 125 (www.fodizi.net/qt/qita/12009.html). Xác định kinh này là do Phật nói hay không, là chơn kinh hay ngụy kinh là thẩm quyền của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu một số cấu trúc và tương quan nhân quả mà bản kinh này đề cập. Kinh Nhân quả ba đời có cấu trúc nhân quả đơn tuyến. Nghĩa là do đời trước tạo nhân gì, đời này nhận quả gì. Về căn bản, cấu trúc nhân quả này không sai nhưng xét kỹ về tương quan nhân quả thì không hoàn toàn đúng. Ngay trong Kinh tạng Pali, một số kinh cũng có cấu trúc nhân quả dạng này. Kinh Tiểu nghiệp phân biệt ( Trung bộ kinh, số 135 ), Đức Phật cũng nói đến một số nhân và quả dạng đơn tuyến, đơn cử như đời trước sát sinh thì đời này đoản mạng, nếu không sát sinh được trường thọ v.v… Thiết nghĩ, thuyết minh cấu trúc nhân quả đơn tuyến là một cách khái quát về nhân quả, mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, giúp cho người nghe dễ hiểu và tin về nhân quả hơn. Thực chất thì nhân quả có cấu trúc đa tuyến, nói đúng là nhân - duyên - quả. Nhân quá khứ thì cố định, duyên quá khứ hoặc hiện tại thì linh động, vì thế quả hiện tại cũng biến động theo, lệch hướng so với nhân. Mặt khác, nhân - duyên - quả của tiến trình này lại làm nhân - duyên - quả của các tiến trình khác. Chúng tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau vô cùng vô tận trong quá trình vận hành để trổ quả trong hiện tại. Thành ra nói “ nhân như thế nào thì quả như thế nấy ” không hoàn toàn đúng với vận hành nhân - duyên - quả. Thế nên, cần nhận thức nhân quả bằng tuệ giác duyên sinh, thấy rõ tính “ trùng trùng duyên khởi ” của vận hành nhân quả. Nhờ hiểu nhân quả với tuệ giác duyên sinh nên chúng ta mới có thể sám hối và chuyển nghiệp được. Bản chất của nhân quả là vô ngã. Nếu không tu tập thì đúng nhân nào quả nấy. Còn nếu có tu tập chuyển hóa tốt thì các nhân xấu trước đây bị lệch hướng, thậm chí bị triệt tiêu, được hóa giải hoàn toàn. Đây chính là cơ sở để người tu thành tựu đạo quả ngay trong đời này. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 3 дня назад
Thiền Lâm Tế Nhật Bản : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Như Hạ Điển và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 13 ) : VI. Phổ Hệ Thiền Lâm Tế Nhật Bản sau thời kỳ Trung Hưng : 2. Bạch Ẩn Huệ Hạc Cuối đời, Ngài viết bài ca về “ Nhổ Cỏ ” , một chương trong 6 chương của tác phẩm Bạch Ẩn Toàn Tập. Mới nghe, ai cũng tưởng rằng đó là một bài ca dao ở nông thôn, người ta hát lên khi nhổ cỏ, nhưng nếu bây giờ ngồi chăm chú đọc lại, thấy nội dung chẳng có gì khó hiểu, nhưng phải nói, những vần thơ ấy mang hấp lực truyền đạo rất mạnh, mà ai cũng có thể cảm nhận được. Ấy là tư tưởng về Thiền vô cùng thâm thuý của Bạch Ẩn. Thật là bất khả tư nghì, một áng văn hay đến như vậy ! Bạch Ẩn kiêm cả “ Thiền Tịnh Song Tu ” như Nhất Hưu. Không phải ở cửa Thiền truyền bá tinh hoa của Tịnh Độ mà còn hành trì với tự tin đây là tông chỉ thực tiễn. Bài thơ “ Nhổ Cỏ ” như : Ngay nơi tâm mình, thành Phật ! Hơn vạn biến - hãy niệm danh hiệu A Di Đà, Tâm trở nên thanh tịnh, Tâm ấy chính là Tịnh Độ, Thế Chí, Quan Âm đủ cả hai, Phiền não Bồ Đề vốn không khác ” Với Bạch Ẩn, khi ăn cũng niệm danh hiệu “ Nam Mô A Di Đà Phật ” và “ Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” Có giả thuyết cho rằng “ Toạ Thiền Hoà Tán ” trong sách nầy, Bạch Ẩn soạn lúc về già, vì năm tháng ra đời không rõ ràng. Thật ra, có thể tác phẩm “ Toạ Thiền Hoà Tán ” Bạch Ẩn sáng tác và diễn thuyết giữa thời kỳ Meiji. Vì trong tác phẩm Hoà Tán có tư tưởng của kinh Pháp Hoa rất thịnh hành. Kinh Pháp Hoa là một trong những bản kinh được tôn trọng như là Vua trong các kinh Đại Thừa. Thế nhưng, nội dung kinh nầy chẳng ghi lại những giáo điều như Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo hay Thánh Điển của Nho Giáo, mà chỉ toàn là những thí dụ về chơn lý, mà những thí dụ ấy đều có tính cách biểu trưng. Đọc kinh Pháp Hoa nhưng không hiểu, hoặc bởi đây là Vua trong các kinh, không thể hiểu được, hoặc giả là khả năng giác ngộ còn quá yếu kém nên không thể lãnh hội được tôn ý trong kinh. Có lẽ vì không hiểu cho nên kinh Pháp Hoa vẫn còn giá trị. Thật ra, người “ Đọc kinh Pháp Hoa; nhưng chẳng hiểu Pháp Hoa là gì ? ” từ xưa đến nay không phải là ít, như Phú Vĩnh Xung Cơ thời kỳ Edo, như Bình Điền Mã Dận một học giả tầm cỡ quốc gia. Rất nhiều người cho rằng kinh Pháp Hoa không có giá trị vì dùng để tranh luận một cách thế tục. Năm Bạch Ẩn 16 tuổi lần đầu tiên nghe một vị Tăng thuộc Tông Nhật Liên nói : “ Thật là thất vọng khi đọc kinh Pháp Hoa thấy có quá nhiều thí dụ. Nếu cho rằng đọc kinh nầy có công đức, thì hàng trăm nhà sử học và nhạc sĩ tác giả những khúc hát trong nhân gian đều là những đại công đức. Tiếc rằng những ước nguyện của họ bây giờ không còn nữa. Càng tiếc càng không an. Khác với quan niệm của Phú Vĩnh Xung Cơ, Bình Điền Mã Dận và nhiều người về sau là không mở quyển kinh Pháp Hoa trong tay lần thứ hai, Ngài Bạch Ẩn xuất gia năm 15 tuổi phát nguyện : “ Dẫu thân nầy bị lửa đốt, nước trôi, không đủ năng lực, thà chết chứ không buông bỏ ý nguyện “ thường đọc kinh, lễ bái. Với Ngài, dù không dám khinh thường kinh điển nhưng đối với nội dung kinh Pháp Hoa cũng không khỏi mang tâm trạng nghi ngờ. Thế nhưng, lúc 26 tuổi, Bạch Ẩn tạo nhân duyên cho mọi người trì tụng kinh Pháp Hoa với Ngài. Bởi vì sau một thời gian dài lần lượt trì tụng kinh điển trong nhiều pháp hội để quyết định kinh nào sẽ trì tụng. Lạ lùng thay, kinh Pháp Hoa là bản kinh trong số những bản kinh được quyết định trì tụng lại. Bạch Ẩn liên tục nghiên cứu và đọc tụng kinh Pháp Hoa bắt đầu từ phẩm Tựa cho đến hết. Một đêm, đọc kinh Pháp Hoa đến phẩm “ Thí Dụ “ ở chương ba, đột nhiên nghe trong tai vang lên âm thanh cọ xát của những hòn đá, ngài liền ngộ được thâm ý thí dụ của kinh Pháp Hoa, không có gì là thần bí cả. Lâu nay, sở dĩ không giải thích những điều trong kinh được, vì những điều ấy không thuộc phạm vi tri thức của con người. Ngộ rồi, tự nhiên những vấn nạn, những câu hỏi, những nghi ngờ của Ngài được giải quyết hoàn toàn. Giống như cho đến khi nào phát minh của Khoa Học và Kỹ Thuật được công bố, cho đến khi ấy những gì nghi ngờ liền có kết quả, và mọi sự được giải đáp. Trường hợp của Bạch Ẩn cũng thế, không phải cái âm thanh xào xạc kia là đáp án, mà âm thanh ấy là nhân duyên làm sáng lên thật tế, vì tâm không tin kinh Pháp Hoa nên không rõ ý nghĩa cao siêu của những “ Thí Dụ ” trong kinh Pháp Hoa. Đó là sự phát hiện của Bạch Ẩn. Để hiểu được kinh Pháp Hoa, Bạch Ẩn phải nỗ lực trì tụng kinh Pháp Hoa từ năm 16 tuổi đến năm 42 tuổi, tổng cộng là 27 năm tròn. Khi còn trẻ, ngài chỉ tìm hiểu chữ nghĩa, văn tự chứ không đọc kinh điển, đến khi có tuổi, Bạch Ẩn đọc kinh không màng đến chữ nghĩa nữa. Do vậy âm thanh kia đánh thức Ngài để hiểu rõ kinh Pháp Hoa trong khi đang đọc. Thật ra, đây mới đúng là “ mở mắt ” khi đọc kinh. “ Mở mắt ” khi đọc kinh có nghĩa là hiểu rõ sự thật như hoa nở, chim hót v.v..., là những hiện tượng chân thật như là chân lý, mà trước đó 26 năm, có lẽ Bạch Ẩn chỉ hiểu rõ một nữa mà thôi. Tác phẩm “ Chư Sử Bách Gia “, “ Dao Thơ Kỷ Điển “ và những tạp chí trong hiện đại, nếu tự đọc bằng con mắt kinh điển đã khai mở, trong ấy những ký sự tuy bình thường nhưng đều là chơn lý sâu xa. Ngay cả, những thí dụ xấu xa thô tục của thế nhân cũng là biểu tượng chân lý, trong đó hàm chứa thanh tịnh. Tất cả đều được bộc phát từ nơi tâm của Bạch Ẩn, khi đã phát sanh hiểu biết sâu sắc. Đọc kinh bằng con mắt đặc biệt như thế, Bạch Ẩn có những tư tưởng phóng khoáng bao dung trong tác phẩm “ Diên Mệnh Thập Cú Quan Âm Kinh Linh Nghiệm Ký “. Ở tuổi 75 tại chùa Đông Uyên, Uenoike, Bạch Ẩn chấp bút viết tác phẩm giá trị như :“ Bát Tụng Luật “. Những bản kinh “ Diên Mệnh Thập Cú Quan Âm Kinh “ và “ Thập Cú Quan Âm Kinh “, các học giả nghiên cứu cho rằng những bản kinh cổ xưa của người Tân Cương, thuộc vùng Tây Bắc, Trung Hoa, không phải phát xuất từ Ấn Độ. Đặc biệt, những bản kinh biên soạn tại Trung Hoa được gọi là “ Nguỵ Kinh “. “ Ngụy Kinh “ có nghĩa là dựa theo ý Kinh mà sáng tác ra, với mục đích duy nhất là truyền bá tư tưởng Phật Học vào trong tín ngưỡng dân gian, chỉ cho họ thấy kinh điển không gì phức tạp, chẳng phải lễ nghi riêng biệt của Phật Giáo, miễn làm sao ý nghĩa không ra ngoài chân lý và miễn sao nội dung của những bản kinh “ không do Phật trực tiếp nói, mà được sáng chế tại Trung Hoa ” chuyên chở ý chánh của Phật, thích hợp với sự truyền đạo của Phật Giáo là được. “ Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh “ cũng là một trong những nguỵ kinh. Bạch Ẩn cũng biết rằng “ Thập Cú Quan Âm Kinh “ là nguỵ kinh, nhưng ngài tuyên bố rõ ràng như sau : “ Chẳng có gì là ngụy mà cũng chẳng gì là chơn, miễn là linh nghiệm trong cuộc đời, mang lợi lạc đến cho tha nhân, như Cận Tùng Môn Tại đã làm, như Chí Đạo Cang một bậc mô phạm thời ấy đã nói : “ Người ta tụng kinh niệm Phật ngày đêm bởi vì họ tin. Hãy nhìn vào hiệu dụng của kinh, người tại gia tụng kinh cầu cho gia đình bình an, bậc xuất gia cầu tín tâm kiên cố, trí tánh thường minh để thấu rõ Phật Đạo cao siêu. Ai thường bố thí Pháp, sẽ thành tựu đại Bồ Đề. Ấy chẳng phải công đức của kinh sao ? ” Không phải chỉ đối với kinh điển, khi đọc sách cũng nên đọc với con mắt như thế. Bạch Ẩn nghe được âm thanh, khi đọc đến phẩm Thí Dụ, trong kinh Pháp Hoa, mà ngộ chân lý. Dù là nguỵ kinh đi nữa, nhưng tất cả đều trở thành Tịnh Lưu Ly, khi tin rằng do Đức Thế Tôn giảng pháp. ......
@LanNguyen-pr5ss
@LanNguyen-pr5ss Месяц назад
Con chúc thầy TMĐ. Luôn luôn bình an a di đà Phật
@user-vh1fz1js2u
@user-vh1fz1js2u Месяц назад
Nam Mô A Di Đà Phật
@xuyennguyen753
@xuyennguyen753 Месяц назад
A Di Đà Phật
@VanNguyen-bb4bt
@VanNguyen-bb4bt Месяц назад
Thầy giảng hay quá ❤ . Nam mô a di đà Phật 🙏🙏🙏
@MaiNguyen-wj8oc
@MaiNguyen-wj8oc Месяц назад
nam mô a di đà phật con chúc thầy luôn mạnh khỏe bình an
@huehoang6444
@huehoang6444 Месяц назад
Nam mo a Di da phat con kinh chuc thay sk doi dao moi su binh an
@Thaotran-mn6wk
@Thaotran-mn6wk Месяц назад
Nam mô a Di Đà thây ơi giảng hay quá em nghe sao mà em nho anh thây nhiêu nhiêu
@user-kk8ux1jh6e
@user-kk8ux1jh6e Месяц назад
Con chúc thầy MINH ĐẠO luôn được bình an mạnh khỏe thân tâm luôn luôn an lạc Nam mô Bổn Sư Thích ca mâu ni Phật Nam mô a di đà Phật
@user-my1qg9cy9b
@user-my1qg9cy9b Месяц назад
Nam mô a Di Đà Phật
@huongmai7012
@huongmai7012 Месяц назад
nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật 🙏🙏🙏 con thành kính tri ân công đức của thầy giảng dạy cho chúng con nghe hiểu biết về Phật pháp 🙏🙏🙏 con thành kính chúc thầy luôn luôn nhiêu sức khỏe thân tâm an lạc van sư cát tường a Di Đà Phật 🙏🙏🙏♥️🌻🌷
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 26 дней назад
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. …… + Các Vị Cố Trưởng Lão, Thiền Sư, Tổ,......Trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai : + Ba Mươi Ba Vị Tổ Sư Thiền Tôn Ấn Độ - Trung Hoa và Tam Tổ Thiền Tôn Việt Nam ( Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Thương Na Hòa Tu, U Ba Cúc Đa, Đề Đa Ca, Di Dá Ca, Bà Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phục Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Phú Na Dạ Xa, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thọ, Ca Na Đề Bà, La Hầu Đa La, Tăng Già Nan Đề, Già Da Xá Đa, Cưu Ma La Đa, Xà Dạ Đa, Bà Tu Bàn Đầu, Ma Noa La, Hạc Lạc Na, Sư Tử, Bà Xá Tư Đa, Bất Như Mật Đa, Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Đa, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang ) và Các Vị Thiền Sư Khác Của Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam - Triều Tiên - Nhật Bản - Phương Tây - Hoa Kỳ : Hư Vân, Tuyên Hóa, Thánh Nghiêm, Phi Ấn Thông Dung Tông Lâm Tế, Thiên Hoàng Đạo Ngô, Mật Vân Viên Ngô, Vô Minh Huệ Kinh, Trạm Nhiên Viên Trừng, Bác Sơn Nguyên Lai, Hối Đài Nguyên Kính, Giác Lãng Đạo Thịnh, Ngọc Lâm Thông Tú, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Vân Thê Chu Hoằng, Hám Sơn Đức Thanh, Tuyết Đình Phúc Dụ, Trung Phong Minh Bản, Pháp Nhãn Vân Ích, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Trí Nột, Đại Huệ Tông Cảo, Vĩnh Minh Diên Thọ, Hoằng Trí Chính Giác, Đại Huệ Tông Cảo, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Dương Huệ Trung, Vĩnh Gia Huyền Giác, Hà Trạch Thần Hội, Thạch Đầu, Dược Sơn Duy Nguyễn, Thiên Hoàng Đạo Ngộ, Đan Hà Thiên Nhiên, Dương Kì Phương Hội, Hoàng Long Huệ Nam, Ngọc Tuyền Thần Tú, Hạ Trạch Thần Hội, Tung Nhạc Huệ An Quốc Sư, Khuê Phong Tông Mật, Bạch Vân Cảnh Nhàn, Thái Cổ Phổ Ngu, Lãn Ông Huệ Cần, Ẩn Nguyên Long Kì, ……Thiền Sư Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản : Tứ Minh Đường (Samyeongdang), Cảnh Hư ( Gyeongheo ); Mãn Không (Mangong), Âm Quán (Suwol), Huệ Minh (Hyewol), Hán Nham (Hanam), Hiểu Phong Học Nột, Điền Cương Vĩnh Tín, Long Thành (Yongseong), Cửu Sơn (Kusan sunim), Long Thành Thần Chung (Yongseong), Vạn Hải (Manhae), Tính Triệt (Seongcheol) Sùng Sơn Hạnh Nguyên (Seungshah), Đạo Nguyên Hi Huyền, Minh Am Vinh Tây, Tâm Địa Giác Tâm, Nam Phổ Thiệu Minh, Bạch Ấn Huệ Hạc, Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Bách Trượng Hoài Hải, Vô Ngôn Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thông Giác Thủy Nguyệt, Nhất Cú Trí Giáo, Thạch Liêm, Viên Văn Chuyết Chuyết, Minh Hành Tại Tại, Nguyên Thiều Siêu Bạch, Minh Hoằng Tử Dung, Liễu Quán Thiệt Diệu, Thích Thanh Từ, Phong Khuê Tông Mật, Thích Duy Lực, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, ….. Ngoài ra còn các vị Thiền Sư ớ các nước Khác ở Hoa Kỳ, Phương Tây thuộc các dòng Thiền như : Tông Lâm Tế Nhật Bản, Tông Tào Động Nhật Bản, Sanbo Kyodan, Thiền Tông Trung Quốc, Thiền Tông Hàn Quốc,… + Mật Sư, Kim Cang Thừa : ( Đức Pháp Vương Gyalwang Dukpa, Padmasambhava ( Liên Hoa Sanh ), Atisa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Mahamaya, Từ Đạo Hạnh, Trì Bát, Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi, Vạn Hạnh, Thiền Nham, Nguyện Học, Thích Viên Thành, Thích Trí Không,...... + Mười Ba Vị Tổ Tịnh Độ ( Liên Tông ) Đại Sư : Tổ Khai Đạo Là Ngài Đạo Xước, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang, Diên Thọ, Tỉnh Thường, Châu Hoằng, Trí Húc, Hành Sách, Thật Hiền, Tế Tỉnh, Ấn Quang ), Cưu Ma La Thập, Nguyên Không ( Hơnen, Pháp Nhiên Thượng Nhân, Cát Thủy Đại Sư, Cát Thủy Thánh Nhân, Hắc Cốc Thượng Nhơn ), Pháp Nhiên ( Viên Quang Đại Sư, Đông Tiệm Đại Sư, Huệ Thành Đại Sư, Hoằng Giác Đại Sư, Từ Giáo Đại Sư ),..... + Luận Sư ( Na Tiên (Nāgaseṇa), Phật Âm (Buddhaghosa), Pháp Hộ (Dhammapāla), Hiếp Tôn Giả (Pārasava), Mã Minh (Aśvaghoṣa), Thế Hữu (Vasumitra), Long Thọ (Nāgārjuṇa), Thánh Thiên (Ariyadeva), Phật Hộ (Buddhapāla), Thanh Biện (Bhavaviveka), Vô Trước (Asaṅga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dinnāga - Dignāga), Hộ Pháp (Dharmapāla), Pháp Xứng (Dharmakirti), Tăng Triệu, Giới Hiền, …… ). + Các Ngài Luật Sư : Ưu Ba Ly, Đàm Ma Ca La, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), Đại Trí Thiền Sư ( Nguyên Chiếu ), Truyền Đăng Đại Pháp Sư ( Giám Chân ),..... + Hoa Nghiêm Tông : Bồ Tát Mã Minh, Long Thụ, Đế Tâm Tôn Giả ( Đôn Hoàng Bồ Tát, Đỗ Thuận ), Văn Hoa Trí Nghiễm, Hiền Thủ Pháp Tạng, Thanh Lương Trừng Quán ( Thanh Lương Tông ), Khuê Phong Tông Mật, Tử Tuyền, Tứ Đại Gia Đời Tống ( Đạo Đinh, Quan Phục, Sư Hội, Hy Địch ), Phổ Thuy, Viên Giác, Bổn Hao, Bàn Cốc, Văn Tài, Đạt Ích Ba, Đức Thanh, Cổ Đinh, Lý Trác Ngộ, Đạo Thông, Như Phi, Tổ Trụ, Chu Khắc Phục, Tục Pháp, Đạo Tuyền, Thẩm Tường, Lương Biện, Thật Trung, Đẳng Định, Chánh Tấn, Quang Trí,……) + Tam Luận Tông : Bồ Tát Long Thụ, Ka Na Bà Đề, Cưu Ma La Thập, La Hầu La Đa Là Tân Già La ( Piṅgalanetra, Thanh Mục ); Tu Lợi Da Bạt Đà, Tu Lợi Da Tô Ma, Cát Tạng, Pháp Lãng, Gia Tường Đại Sư, Huệ Quán, Khuyến Lặc,…… + Thiên Thai Tông ( Pháp Hoa Tông ) : Trí Khải Đại Sư, Trí Giả Đại Sư, Truyền Giáo Đại Sư ( Tối Trừng, Dengyo Daishi, Saichơ ),…… + Chân Ngôn Tông : Đại Sư Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí ( Vajrabodhi ), Bất Không ( Amoghavajra ), Hoằng Pháp Đại Sư ( Kobo Daishi, Không Hải ), Hàm Quang, Huệ Lãng, Huệ Qủa, Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa Thảo,…… + Câu Xá Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Tchitsu, Tchitasu,…… + Thành Thật Tông : Ha Lê Bạt Ma, Cưu Ma La Thập ( Kumrajyva, Đồng Thọ ), Huệ Quán, Khuyến Lặc,…… + Pháp Tướng Tông : Bồ Tát Thế Thân, Huyền Trang, Đạo Chiêu ( Dơshơ ), Huyền Phảng ( Genbơ ), Huệ Chiểu,...... + Sư, Tổ, Qúy Hòa Thượng, Thiền Sư, Thượng Tọa, Đại Đức, Tôn Đức, Tăng Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni ( Khánh Hòa, Khánh Anh, Bách Trượng, Tăng Trượng, Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Vạn Hạnh, Minh Đăng Quang, ......) Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại Và Vị Lai. + Các Ngài Tam Tạng Pháp Sư, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Pháp Sư Pháp Đăng, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà, Bồ Đề Lưu Chi, Nam Sơn Đại Sư ( Đạo Tuyên ), ......Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại và Vị Lai.
@ThuongNguyen-st8kd
@ThuongNguyen-st8kd Месяц назад
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT con ở ngoài bắc xa quá ko có đk để gặp thầy con vẫn xem thầy giảng trên zu tút thầy giảng rất hay con xin đảnh lễ và tri ân công đức vô lượng của quý thầy ❤❤❤ con chúc thầy thật nhiều sk bình an ạ
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 13 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 231 ) : 710 / Phật pháp thậm thâm : Nghe giảng hay tìm hiểu giáo pháp nói chung cần phải theo trình tự, thứ lớp thì sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn. Những câu kinh, thi kệ mà bạn hỏi có ý nghĩa rất thâm thúy, ngoài sự trực nhận thông thường nên lắng lòng chiêm nghiệm lâu ngày mới thẩm thấu được tinh nghĩa. Trước hết là vấn đề “ thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe... ”. Đây là một cách nói khác của việc làm chủ tâm ý khi đối duyên xúc cảnh. Chánh niệm tỉnh giác không để tâm ý chạy theo cảnh duyên bên ngoài là pháp tu căn bản của Đạo Phật. Với người thường thì khi mắt thấy sắc, tai nghe thanh liền đó tâm khởi phân biệt ; nếu yêu thích thì chạy theo, thù ghét thì xua đuổi. Như vậy, người này thấy và nghe mà bị sắc thanh trói buộc. Trong khi người tu tuy mắt vẫn thấy và tai vẫn nghe nhưng chánh niệm tỉnh giác không chạy theo sắc, không đắm vào thanh nên nói “ thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe... ”. Kế đến, “ khi chưa vào đạo thấy núi là núi ” chính là nhận thức thông thường của chúng ta. Cái thấy của người chưa biết tu học, nhìn mọi thứ trên đời là có thật. Vì nghĩ rằng các pháp có thật nên luôn bị tham đắm buộc ràng. Nhưng khi “ học đạo rồi thấy núi không phải núi ”, đây là cái thấy có sự quán chiếu, soi rọi của tuệ giác Duyên khởi. Lúc này, người học đạo thấy mọi sự ở đời đều do nhân duyên. Đủ duyên thì tụ mà hết duyên thì tán. Cái gọi là núi kỳ thực do những cái không phải núi hợp lại mà thành. Cái thấy này có vai trò quan trọng để xả ly mọi chấp thủ, thẳng đến trí tuệ Bát Nhã, xóa tan vô minh, thành tựu giải thoát. Và khi “ đắc đạo rồi thấy núi lại là núi ” chính là tuệ giác vô phân biệt, trực nhận các pháp như chính nó. Lúc này tuy “ thấy núi là núi ” nhưng đó không phải là cái thấy phàm phu như trước đây mà chính là cái thấy của Bậc Thánh sáng tỏ hoàn toàn, không còn lầm chấp và tham ái, tự tại giải thoát. Về hai câu thơ “ Khi đã biết trần gian là huyễn mộng / Thì Niết Bàn có lẽ cũng chiêm bao ” cũng chính là cái ý pháp “ Sinh tử và Niết Bàn đều là hoa đốm giữa hư không ” của Kinh Viên Giác. Trần gian là huyễn mộng thì đã đành nhưng trụ chấp vào Niết Bàn ( như một thực thể đối lập với sanh tử ) thì chưa thực chứng Niết Bàn. Do đó, thấy rõ trần gian là chiêm bao và Niết Bàn đều là huyễn mộng, siêu việt lên những cặp phạm trù đối đãi nhị nguyên mới chính là giác ngộ đích thực. 711 / Tự tâm thôi thúc xuất gia : Bạn vốn có căn lành, sinh ra và lớn lên trong gia đình tương đối khá giả, cuộc sống vật chất sung túc. Về mặt tâm linh thì bạn đã bén duyên với đạo rất sớm. Tuy đang độ tuổi hoa mà bạn đã biết tìm hiểu Phật pháp, tu học theo pháp môn Tịnh Độ, quan tâm đến việc trau dồi đạo đức, biết rung cảm với điều thiện và đau lòng với những điều xấu ác… chứng tỏ bạn có thiện tâm rất lớn. Bạn thường có những suy nghĩ, tâm tư hướng về sự tu học, sinh hoạt trong chùa viện và trong lòng luôn thôi thúc bạn xuất gia đã phản ánh rõ nét duyên nghiệp gắn bó với Tam Bảo của bạn trong quá khứ. Những hạt giống ( chủng tử ) tốt hoặc xấu đã gieo trồng vào tâm thức thì không bao giờ mất. Thường thì chủng loại hạt giống nào dày đặc và mạnh mẽ nhất sẽ biểu hiện ra trong tâm thức nhiều nhất, khiến ta thường suy tư nghĩ ngợi về nó mà đôi lúc không biết tại sao. Với những người mà căn lành và thiện tâm sung mãn, trước các điều xấu ác như giết người, cướp của, bất hiếu với Cha Mẹ… thường khiến họ rất đau lòng, cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về sự vô thường, mong manh của đời sống đồng thời lòng bi mẫn trong tự tâm phát khởi, mong muốn được làm một điều gì cụ thể để cứu độ chúng sanh, như xuất gia tu học để làm lợi mình và lợi người chẳng hạn. Chư Vị Bồ Tát, Các Bậc tu hành và những nhà hoạt động xã hội cùng với những vị mạnh thường quân chân chính luôn hành động không mệt mỏi để làm lợi ích cho nhân loại là vì vậy. Do đó, bạn đã có mầm thiện rồi thì nên tiếp tục nuôi dưỡng và phát huy nó bằng cách nỗ lực hơn nữa trong học hành, tu tập và trưởng dưỡng đạo đức nhằm tự hoàn thiện mình. Những biểu hiện trong tâm bạn hiện nay là điều bình thường. Đó chỉ là tâm thiện lành, hướng thượng của người có nhiều thiện căn với Tam Bảo. Nếu tiếp tục vun bồi thiện căn thì bạn sẽ trở thành một cư sĩ trụ tín, thuần thành, hộ đạo tích cực. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày sự thôi thúc xuất gia ở trong lòng càng mãnh liệt hơn, trở thành lẽ sống của bạn thì nên tìm thầy để xuất gia hành đạo. Hảo tâm xuất gia như bạn cũng là một trong những điều kiện cần để thành công trên con đường tu tập, tự thân giải thoát và lợi lạc quần sanh. 712 / Thăm mộ : Cha của bạn tuổi đã cao mà vẫn giữ một lòng yêu thương son sắt, hàng tháng đều thăm viếng và cúng bái nơi mộ phần của người vợ hiền đã khuất trong suốt thời gian dài như vậy, nghĩa cử ấy thật đáng trân trọng. Như bạn đã biết, người già thường sống với hoài niệm của quá khứ nên Cha của bạn rất vui mỗi lần được đi thăm mộ người bạn đời là vì vậy. Do đó, để Cha hoan hỷ sống vui lúc về già, bạn nên dành thời gian đưa Cha đi thăm viếng bà con họ hàng, nhất là đi thăm mồ mả những người thân yêu mỗi khi có thể. Mẹ của bạn đã mất 24 năm rồi, nên thiết nghĩ lời ai đó khuyên gia đình bạn “ nên hạn chế đi thăm mộ để Mẹ bạn dễ siêu thoát ” là không thiết thực, đó là chưa nói đến việc hạn chế thăm mộ sẽ ảnh hưởng không tốt cho Cha bạn khi Ông xem đó là niềm vui lớn nhất, là một phần sự sống của Ông trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời. Mỗi lần thăm mộ, lễ phẩm chủ yếu là hương đèn hoa quả, riêng thức ăn thì trừ ngày giỗ ra còn những ngày thường không có cũng chẳng sao. Cha của bạn cũng đã già, vì thế bạn nên đưa Cha đi thăm mộ lúc nào Ông muốn và nếu mua được thức ăn chay để cúng cho Mẹ thì càng hay. Tốt nhất, nếu có thể được, bạn nên thưa với Cha là mỗi lần đến thăm mộ Mẹ, cùng với những hoài niệm như trước đây thì nên tụng cho Mẹ một biến kinh hay niệm vài trăm danh hiệu Phật để hồi hướng công đức cho Mẹ sẽ vô cùng lợi ích cho người còn cũng như người đã mất. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 19 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : ( đoạn 5 ) : 12 / Cầu nguyện và linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả ? Nhân quả là giáo lý căn bản của Phật giáo. Tuy nhiên, thuyết Nhân quả của Phật giáo vô cùng sâu sắc, khác biệt rất nhiều so với khái niệm Nhân quả của các triết thuyết khác, đó chính là Nhân - duyên - quả. Từ nhân đến quả chịu sự chi phối mãnh liệt của các duyên ( nhân phụ ). Trong một tiến trình Nhân - duyên - quả, thì mỗi thành tố nhân, duyên, quả lại đóng vai trò nhân, duyên, quả cho các tiến trình Nhân - duyên - quả khác. Tất cả đều vận hành, hỗ trợ hay tiêu trừ lẫn nhau tạo thành một chuỗi tương tác trùng điệp, vô cùng vô tận, xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng ta chỉ biết về những cấu trúc Nhân quả đơn tuyến ( nhãn tiền ), còn quy luật vận hành và tương tác của tiến trình Nhân - duyên - quả vốn đa tuyến, cực kỳ vi tế và sâu nhiệm, đến nỗi chỉ có trí tuệ của chư Phật, Bồ Tát mới biết hết. Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi quy luật Nhân - duyên - quả. Biểu hiện cụ thể của mỗi phút giây đời sống này ( về biệt nghiệp - cá nhân cũng như cộng nghiệp - tập thể ) chính là trình hiện chân thật nhất của Nhân - duyên - quả. Chư Phật, Bồ Tát có thị hiện độ sinh cũng thuận hợp với quy luật này, không thể khác. Vậy sự cầu nguyện và linh ứng trong Phật giáo thỉnh thoảng vẫn xảy ra, có “ sai sai ” không ? Trước hết, sự cầu nguyện và linh ứng chỉ xảy ra với một số người, không phải là tất cả. Đang lúc nguy cấp hay bế tắc, chúng ta nhất tâm cầu nguyện để mong được sự trợ duyên. Người cầu nguyện phát khởi những niệm lành như kính tin Tam bảo mãnh liệt, tuyệt đối tin tưởng vào oai lực của chư Phật, nguyện làm những việc thiện lành v.v... Nhờ thiện tâm khởi lên đúng lúc mà thiện nghiệp được hình thành, cùng tương tác vào Nhân - duyên - quả đang tới gần, đang dần hiện hữu. Trong một số trường hợp người còn phước đức thì duyên mới tạo ra này đã chi phối mạnh mẽ làm cho quả xấu bị lệch hướng, họa lớn thành hại nhỏ, được cứu nguy trong gang tấc. Sự trợ duyên này nhiều người tin rằng đó là oai lực của chư Phật, Bồ Tát gia hộ. Kỳ thực thì năng lực và phương tiện độ sinh của chư Phật, Bồ Tát vốn không thể nghĩ bàn. Có khi nào chúng ta suy ngẫm rằng, có những việc không ai cầu nhưng các Ngài vẫn cứu ? Nên không thể dùng khả năng nhận thức phàm phu mà suy lường về việc cứu độ. Chúng ta chỉ có niềm tin về năng lực gia hộ và cứu độ của các Ngài ( Mười thần lực của Như Lai ) mà thôi, song nếu có thì đó vẫn là Tăng thượng duyên của tiến trình Nhân - duyên - quả, không hề có gì “ sai sai ” ở đây cả. Những chuyện như “ bé đi lạc, người nhà niệm Bồ Tát Quan Thế Âm thì tìm được bé ” ( và một số chuyện linh ứng khác ) là chuyện thật, người trong cuộc đã trải nghiệm và tin vào sự linh ứng là có thật, không ai có thể làm lay chuyển niềm tin của họ. Còn chúng ta, người ngoài cuộc hay người đã từng cầu mà không ứng nên chưa tin hoặc không tin là điều bình thường. Thành ra, người học Phật nếu quán chiếu sâu sắc về Nhân quả sẽ nghiệm ra rằng, được “ Bồ Tát cứu giúp ” hay do “ nghiệp duyên ” tuy hai mà một, vẫn không ngoài Nhân - duyên - quả. 13 / Ăn chay, nấu mặn có mắc tội không ? Mục đích của việc ăn chay để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh xa sự sát sinh. Nên khi bạn ăn chay mà phải nấu mặn, để không mắc tội bạn cần mua thực phẩm đã làm sẵn, không được giết hại. Mặt khác, bạn nên khéo léo thiết kế các món ăn thuần rau củ quả nhiều hơn, giảm bớt một số món mặn, như thế vừa tốt cho sức khỏe cả nhà, vừa tiện lợi cho việc nấu nướng của bạn. Hiện có khá nhiều gia đình chưa hội đủ thuận duyên để vợ chồng con cái cùng ăn chay nên khi người vợ ăn chay vẫn phải đi chợ và nấu đồ ăn mặn cho gia đình. Thiển nghĩ, đây cũng là chuyện bình thường. Vì gia đình là trên hết, lo cho gia đình êm ấm, đầy đủ mới là điều quan trọng nhất. Bạn hãy chăm sóc gia đình bằng tất cả tấm lòng. Kham nhẫn tất cả vì hạnh phúc gia đình. Tìm cách chuyển hóa cả nhà cùng ăn chay với bạn vào những ngày chay. Phật giáo khuyến khích tín đồ mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, nhiều hơn ( bốn ngày ) thì càng tốt. Mục tiêu này bạn cần lập ra cho cả nhà phấn đấu. Khi có được sự trợ duyên đồng thuận của cả nhà thì bạn sẽ không còn băn khoăn khi ăn chay mà phải nấu mặn nữa. 14 / Thương hoa và yêu vật Nguyện không làm tổn hại chúng sinh là một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phát tâm giữ giới Không sát sinh. Trọng tâm của giới này là nguyện không giết người, sau đó là không làm tổn hại mọi loài. Nếu vô tình hay vì hoàn cảnh mưu sinh mà làm tổn hại các loài sâu bọ nhỏ nhít thì có thể sám hối. Nếu trồng hồng chỉ để chơi thì bạn nên chọn giải pháp không xịt thuốc trừ sâu. Hiện nay, có nhiều giải pháp thân thiện với môi trường mà vẫn có thể xua đuổi hiệu quả sâu bọ và côn trùng phá hoại. Cách này khá vất vả nhưng vẫn có ít hoa hồng để ngắm và thỏa mãn đam mê trồng hoa. Trong trường hợp trồng hoa hồng để buôn bán mưu sinh thì phân bón và thuốc trừ sâu gần như là bắt buộc. Thiết nghĩ, trường hợp này thì người trồng hoa hãy canh tác như bình thường và chấp nhận nghiệp quả của mình. Bởi nghề nào cũng có nghiệp và cộng nghiệp. Sợ tạo nghiệp mà vội bỏ nghề thì sẽ gặp khó khăn, không có tiền mưu sinh sẽ dễ dàng tạo ra nghiệp xấu khác nặng nề hơn. Khi biết mình có tạo nghiệp do đặc thù của nghề, chúng ta nên tránh tạo các nghiệp xấu khác đồng thời tích cực làm các việc thiện trong khả năng để cân bằng. 15 / Nên tùy duyên với xác thân tứ đại Hiện nay, tùy theo phong tục của từng vùng miền mà có cách thức mai táng khác nhau. Một số vùng miền thì sau khi chôn cất, xây lăng đắp mộ là xong. Một số vùng miền khác, sau khi chôn cất một thời gian khoảng vài năm thì cải táng, cải táng xong lập mộ phần cũng được xem là xong. Hiện có khá nhiều nơi ở đô thị chọn phương thức hỏa táng, tro cốt đem thờ ở chùa hoặc nghĩa trang là đã xong. Nói chung, sau khi đã lo xong, ổn định mộ phần cho người chết theo các cách như trên thì thân nhân không còn lo nghĩ gì thêm, chỉ còn việc thăm viếng hương khói hay sửa sang tu bổ nếu cần. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như giải tỏa nghĩa trang ( hay nghĩa trang quá xa nơi ở hiện tại, con cháu không tiện thăm viếng và nhang khói, hoặc muốn thỉnh các cụ về quê cha đất tổ ) thì mới tiếp tục dời mộ sang nơi khác, hoặc đem thiêu thờ ở chùa gần nhà. Trường hợp của gia đình bạn, mộ phần của cụ ông được xem là đã ổn định. Nếu không vì nhu cầu thỉnh cụ về gần con cháu ( hay về quê ) thì cứ để cụ an yên. Với Phật giáo, con người sau khi chết thì tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn thân thể tứ đại ( đất, nước, gió, lửa ) trả về với tứ đại. Vì thế, người Phật tử chân chính, hiếu thảo thì siêng năng làm phước để hồi hướng công đức phước báo cho người thân đã mất. Còn xương ( tro ) thuộc thân tứ đại của người chết thì tùy duyên; an táng cách nào cũng được. ......
@thichminhdao.phapthoai
@thichminhdao.phapthoai 19 дней назад
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 14 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 176 ) : 532 / Ý nghĩa & cách thức sử dụng chuông mõ tại tư gia Chuông gia trì và mõ là hai pháp khí quan trọng để hàng Phật tử tụng kinh, niệm Phật tại tư gia. Chuông gia trì được đúc bằng chất liệu đồng, kích thước vừa và nhỏ, thường đặt phía bên tay phải người chủ lễ, khi thỉnh chuông tiếng ngân vang thanh thoát mà trầm hùng. Chuông gia trì chủ yếu sử dụng trong khi làm lễ, tụng niệm. Tiếng chuông gia trì là những hiệu lệnh cần thiết để buổi lễ diễn ra nhịp nhàng đúng với trình tự của khoa nghi, giúp mọi người tham dự lễ hòa hợp, thanh tịnh và hướng đến nhất tâm. Người thỉnh chuông gia trì gọi là duy na. Trong buổi lễ, duy na là người điều hành buổi lễ theo đúng với ý hướng của vị chủ lễ. Vì vậy, người thỉnh chuông gia trì phải am tường khoa nghi và chú tâm cao độ mới có thể làm tốt phận sự của mình. Ngoài chuông gia trì, mõ cũng là một pháp khí rất quan trọng. Mõ được làm bằng gỗ, hình bầu dục, được đặt phía bên tay trái người chủ lễ, khi gõ mõ phát ra tiếng trầm hùng mà thanh thoát. Trong khi tụng niệm, tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, dã dượi, và cũng chính vì ý này mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình cá, loài không bao giờ nhắm mắt ngủ để biểu thị cho sự luôn luôn tỉnh thức. Người gõ mõ trong buổi lễ gọi là duyệt chúng, nghĩa là làm cho đại chúng đẹp lòng, tụng niệm một cách hòa hợp, hân hoan. Vì thế, gõ mõ làm cho vui lòng đại chúng trong khi tụng niệm nhằm giúp họ hướng đến nhất tâm là cả một nghệ thuật, phải học tập và rèn luyện thật nhiều mới có thể làm tròn phận sự. Về cách thức sử dụng chuông mõ tại tư gia, trước khi làm lễ cần đốt hương đèn, kế đó chủ lễ mặc áo tràng trang nghiêm bước vào vị trí trước bàn kinh chuẩn bị quỳ niêm hương, thỉnh ba tiếng chuông ( trước khi thỉnh chuông cần thức chuông, giập nhẹ dùi vào vành chuông ). Trong trường hợp không có người giúp chuông mõ hay tụng niệm một mình thì vị chủ lễ phải kiêm hết cả chuông lẫn mõ. Kế đến vị chủ lễ xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật một xá, thỉnh một tiếng chuông. Rồi đến đảnh lễ Tam bảo, trước mỗi lạy thỉnh một tiếng chuông ( khi vị chủ lễ lạy trán chạm đất thì giập chuông - dùng dùi chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại, không cho âm thanh ngân lên ). Sau khi lễ Phật xong, mọi người ngồi xuống hướng về Tam bảo, chuẩn bị khai chuông mõ để tụng niệm. Ở đây, để tiện diễn đạt, tạm quy ước tiếng chuông là (c) và tiếng mõ là (m). Trước, thỉnh ba tiếng chuông rời nhau - (c), (c), (c). Sau ba tiếng chuông, gõ bảy tiếng mõ theo cách : bốn tiếng đầu rời, hai tiếng sau dính liền, một tiếng sau cùng rời - (m), (m), (m), (m), (m)(m), (m). Tiếp theo là thỉnh chuông và mõ đan xen nhau theo cách : chuông trước mõ sau, ba lần như vậy thì ngừng chuông, kế mõ gõ tiếng thứ tư, tiếng mõ thứ năm và sáu dính liền nhau, tiếng mõ thứ bảy rời - (c), (m), (c), (m), (c), (m), (m), (m)(m), (m) - chấm dứt bằng tiếng giập chuông. Khai chuông mõ xong thì bắt đầu tụng niệm, lệ thường mỗi chữ một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh ( kệ ) đầu tiên cất lên, chưa gõ mõ, tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ, tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư, thứ năm về sau nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng thần chú thì nhanh, tụng kinh sám thì chậm hoặc vừa; tụng kinh bộ thì nên gõ mõ theo lối “ nhanh dần đều ”. Đến khi chấm dứt bài kinh ( kệ ), muốn dừng lại, thì những tiếng mõ gần cuối gõ chậm lại, hai tiếng mõ áp chót dính liền và tiếng mõ cuối cùng gõ rời ra - (m), (m)(m), (m). Thỉnh chuông cũng vậy, thường thì cuối bài kệ hay cuối đoạn kinh điểm một tiếng chuông. Lúc niệm Phật, muốn chuyển qua danh hiệu khác, thỉnh một tiếng chuông. Khi muốn chấm dứt thì tiếng thứ năm ( hoặc thứ ba ) gần cuối bài kinh ( kệ ) thỉnh một tiếng chuông, tiếng cuối cùng thỉnh thêm một tiếng chuông nữa. Về cách thức tụng niệm, bạn hãy thỉnh một cuốn kinh Nhật tụng bằng tiếng Việt ( tránh dùng kinh Nhật tụng phiên âm Hán - Việt, vì phần nhiều không hiểu nghĩa ). Trong kinh, mỗi phần đều có hướng dẫn tụng niệm rất rõ ràng. Phối hợp với cách sử dụng chuông mõ như đã nêu, bạn có thể tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật hàng ngày rất dễ dàng. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 13 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 207 ) : 640 / Thêu tranh hình Phật Ngày xưa, trước khi khởi sự là những việc có tính thiêng liêng, trọng đại người ta thường phát nguyện “ ăn chay, nằm đất ” ( bao hàm không quan hệ ân ái nam nữ ) chí ít từ ba ngày trở lên. Dĩ nhiên việc ăn chay, nằm đất này được thực hành theo đúng nghĩa đen của nó. Nhưng qua đó, sự phát nguyện này mang một ý nghĩa sâu xa là tịnh hóa thân tâm, thể hiện sự trong sạch, trang nghiêm, thành kính của thân thể và tâm hồn trước những việc có tính hệ trọng để mong ơn trên gia hộ cho công việc được thành tựu như ý. Riêng đối với những công việc có tính thiêng liêng như vẽ, thêu, khắc, tạc tượng Phật và Bồ Tát thì sự phát nguyện thực hành “ ăn chay, nằm đất ” lại càng tinh chuyên hơn. Ngày nay, thỉnh thoảng vẫn còn một số người tuân thủ theo những nguyên tắc này. Nghiêm giữ những điều kiêng kỵ hay tự thúc liễm mình theo kỷ luật riêng trước và trong khi làm những việc thiêng liêng, trọng đại. Ai làm được như lệ xưa thì rất tốt, rất đáng được ca ngợi. Còn ai chưa làm được, theo thiển nghĩ, biết lưu tâm tới vấn đề tịnh hóa thân tâm đã là quý hóa lắm rồi, vì các điều kiện nêu trên không phải ai cũng làm được. Riêng bạn, thêu tranh Phật như một hình thức công phu là rất tốt. Thêu tranh Phật cũng chính là tu, ý tập trung vào hình tượng Phật, tay nắn nót từng mũi chỉ đường kim theo hình tượng Phật, nếu thêm miệng thầm niệm Phật nữa thì chính là ba nghiệp thanh tịnh. Nhờ nương vào việc thêu tranh tượng Phật mà bạn tịnh hóa được ba nghiệp nên tuy không “ ăn chay, nằm đất ” theo nghĩa đen trong thực tế mà vẫn trọn vẹn ý nghĩa dọn mình trong sạch, chẳng những không mắc tội mà còn được công đức vô lượng. 641 / Cần trực tiếp tham dự Lễ quy y Cả hai bạn đều nên đến chùa đăng ký quy y, và nhất là phải trực tiếp tham dự lễ để tự thân mình đối trước Phật - Pháp - Tăng phát lời thệ nguyện trọn đời quy hướng Tam bảo, chính thức trở thành Phật tử. Sau khi quy y xong, cũng đối trước Tam bảo phát lời thệ nguyện giữ gìn 05 giới ( hoặc ít hơn ) thì vấn đề quy giới mới thành tựu như pháp. Mặc dù hiện nay, tâm và hạnh của các bạn đã là tâm hạnh một Phật tử thuần thành. Nhưng sẽ tốt hơn cho các bạn rất nhiều nếu đủ duyên lành trực tiếp tham dự Lễ quy y. Vì lúc đối trước Tam bảo phát nguyện quy y là giờ phút thiêng liêng. Chính nhờ sự giao cảm đó người quy y mới nhận được năng lượng hộ trì rất hùng hậu từ Tam bảo mà người không quy y chẳng bao giờ cảm nhận được; và điều này sẽ trợ duyên cho Phật tử tu học tinh tấn trên đường đạo rất nhiều. Riêng bạn Quang Doanh muốn giữ pháp danh của mình, tốt nhất là về quê, lên chùa ( đã cấp phái quy y cho bạn ) xin quy y Tam bảo. Trong trường hợp bạn không về chùa quê để quy y mà quy y tại một ngôi chùa khác thì tốt nhất nên dùng pháp danh sau này. Nhân đây chúng tôi thiết nghĩ, Chư Vị Tăng Ni khi hướng dẫn quy y cho Phật tử, tuy có phương tiện “ tùy duyên ” nhưng phải tuân thủ sự “ bất biến ” để Phật sự quy y luôn đúng như luật, như pháp. 642 / Khi chồng đòi ly hôn Do hoàn cảnh cuộc sống bận rộn và xa xôi cách trở nên sự tìm hiểu về người bạn đời tương lai của cả hai vợ chồng bạn trước khi thành hôn có thể nói là chưa được sâu sát. Nên sau khi về sống chung với nhau, tính cách thực của mỗi người dần được hé lộ ra. Sự bất đồng quan điểm dẫn đến cãi cọ trong thời gian đầu sống chung cũng không phải là chuyện hiếm giữa các cặp vợ chồng son. Tuy vậy, nếu vợ chồng sống chung gần gũi thì dần dà có thể tìm hiểu sâu hơn về tính cách của nhau để khắc phục tình trạng bất đồng này. Nhưng đối với hoàn cảnh của bạn hiện nay, anh ấy đang lao động ở nước ngoài, lại đòi ly hôn, còn hăm he “ sẽ không về nước nữa, cho vợ đợi đến khi nào chán sẽ thôi ”, nếu không nỗ lực thì cũng khó có cơ hội khắc phục. Theo chúng tôi, hiện bạn đã học xong, có bằng cấp đàng hoàng nên việc đầu tiên là bạn cần nhanh chóng tìm việc làm. Đi làm, đối với bạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có công ăn việc làm sẽ khiến bạn tự chủ, xua tan mặc cảm tự ti “ ăn bám chồng ” cùng cảm giác nhàm chán suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Bạn cứ mạnh dạn đi làm vì không ai có thể buộc bạn ở nhà cả, dù đó là chồng của bạn. Chính môi trường làm việc, giao tiếp, sự tự chủ về kinh tế cùng với nhiều ứng xử xã hội khác sẽ giúp bạn giải tỏa nhiều vướng mắc trong hiện tại và ngày một trưởng thành, vững chãi hơn. Song hành với việc đi làm, thông qua các phương tiện liên lạc hiện đại hiện nay, bạn cố gắng kết nối với chồng để sẻ chia, tâm sự, bày tỏ tất cả tâm tư, tình cảm, ước vọng của mình với một tấm lòng chân thành, yêu thương, kính trọng nhất. Nhất là những bất đồng dẫn đến cãi cọ bạn cần tháo gỡ với tâm hòa giải, xây dựng. Bạn biết nhường nhịn trong mỗi lần vợ chồng xảy ra cãi vã là điều tốt, nhưng sau đó hết căng thẳng phải mạnh mẽ góp ý xây dựng lẫn nhau, quyết không để nhường nhịn thành nhu nhược. Bạn cứ hết lòng mong muốn hàn gắn những rạn nứt để đoàn tụ gia đình nhưng nếu chồng bạn kiên quyết đòi ly hôn hoặc ly thân ( không về nước nữa ) thì bạn cũng nên cân nhắc để chọn cho mình một hướng đi mới. Trong tình cảm vợ chồng, sau mọi nỗ lực cứu vãn mà không hàn gắn được nữa thì cũng nên chủ động “ giải thoát ” cho mình và người bạn đời. Là Phật tử, chúng ta không nên quá chấp thủ bất cứ điều gì mà phải cố gắng tháo gỡ để sao cho nhẹ nhàng, thanh thản trong mọi phương diện nhằm sống khỏe, sống vui trong cuộc đời tạm bợ này. Nếu ly hôn, bạn vẫn tiếp tục công việc của mình, ngoài giờ làm việc bạn lên chùa để tu tâm dưỡng tánh thêm thì rất tốt. Nhưng nếu ly hôn rồi bạn có ý vào chùa ở ( xin xuất gia ) thì không nên, vì không nhất thiết phải như vậy. 643 / Nghiệp “ Câu cá ” Trong dân gian hay nói “ nghề chơi cũng lắm công phu ”. Câu cá cũng được xem là một trò chơi, thú tiêu khiển khá công phu của một số người nhàn rỗi, khá giả. Nhưng trong vô số trò tiêu khiển, thú vui của tuổi già thì câu cá ( hay săn bắn ) không phải là trò hiền lành mà gắn liền với nghiệp sát hại chúng sanh. Người Phật tử có thể xem đây là một trò chơi ác, một thú vui bất thiện, có hại cho đời này và cả đời sau, không nên tham dự vào. Bạn là Phật tử và đã có quan điểm rất đúng đắn “ luôn tâm niệm sống thế nào cho tốt, góp phần bảo vệ thiên nhiên, nuôi dưỡng từ tâm theo Phật dạy ”. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác, có lợi ích cho thân tâm, cho đời này và cả đời sau hơn câu cá rất nhiều như tập dưỡng sinh, tập thiền, đi bộ, trồng cây… và các hoạt động xã hội bổ ích khác. Mỗi người đều có nghiệp riêng, chọn thú tiêu khiển câu cá cũng do nghiệp của họ. Nếu có dịp, bạn cũng nên chia sẻ tâm sự để những người bạn thích đi câu nhận thức được hành vi câu cá để tiêu khiển là không tốt, vì tạo nghiệp giết chóc, tàn hại môi trường nhằm giúp họ chuyển nghiệp xấu câu cá sang một hoạt động giải trí khác bổ ích hơn. ......
@tuanphap3186
@tuanphap3186 20 дней назад
Thầy là Hòn Ngọc của Phật giáo. Nguyện xin cho Thầy thân tâm thường an lạc, để tiếp tục tỏa chiếu Chánh Pháp. Nam mô A Di Đà Phật.🙏🙏🙏
@thichminhdao.phapthoai
@thichminhdao.phapthoai 14 дней назад
Năm Mô A Di Đà Phật
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 23 дня назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 32 ) : 200 / Tôn Giả Nadikassapa ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), là anh của Kassapa. Ngài thiên hẳn đời sống xuất gia, không ưa thích đời sống gia đình, và Ngài trở thành một ẩn sĩ. Với ba trăm đồ chúng, Ngài sống một đời sống ẩn sĩ trên bờ sông Neranjarà ( Ni Liên Thiền ), và do vậy Ngài được biết và được gọi là Kassapa ở bên sông ( Nadi - Kassapa ). Ngài được Thế Tôn giáo hóa cùng với hai anh em, như đã được ghi trong Luật tạng. Sau khi Thế Tôn thuyết Kinh Lửa Bốc Cháy, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, suy tư trên thiền chứng, Ngài nói lên chánh trí của mình, bằng cách nhổ lên các sai lầm : Thật lợi ích cho ta Ðức Phật đến tại đây, Ðến con sông tên gọi Sông Nê Răn Ja Ra, Ta nghe pháp Ngài giảng Ðoạn tận các tà kiến Ta hành lễ tế tự, Ðọc cao lời tế lễ, Ta đốt lên lửa thiêng, Ðổ cúng dường vào lửa, Nghĩ rằng ta thanh tịnh, Ta thật mù, phàm phu. Lang thang rừng tà kiến, Bị giới cấm, mờ mắt, Không tịnh, nghĩ thanh tịnh, Mù lòa, ta không thấy Ta đoạn tận tà kiến, Mọi sanh hữu phá tan, Ta đốt lên ngọn lửa, Xứng đáng được cúng dường, Ta cúi mình đảnh lễ, Bậc Như Lai Ðiều Ngự. Mọi si mê, ta đoạn, Hữu ái được phá hủy, Ðường sanh tử đoạn tận, Nay không còn tái sanh. 201 / Tôn Giả Gayà - Kassapa ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn, câu chuyện Ngài giống như câu chuyện của Nadì - Kassapa, chỉ khác Ngài chỉ có hai trăm đệ tử và sống ở Gayà, Ngài nói lên chánh trí bằng cách tán thán tẩy sạch các điều ác như sau : Buổi sáng, trưa, buổi chiều, Ba lần trong một ngày, Ta xuống dòng Gà Yà, Sông Ga Ya Phay Gu. Các điều ác, ta làm Trong các đời sống trước, Nay đây ta rửa sạch, Xưa ta tin là vậy. Nghe lời nói khéo giảng, Con đường đủ pháp nghĩa, Với ý nghĩa chân thật, Ta như lý quán sát. Ta tắm sạch mọi ác, Ta không uế, trong sạch. Ta trong sạch thuần tịnh, Thừa tự bậc trong sạch, Ta chính là con trai, Con chính tông Đức Phật. Lặn vào dòng Tám chánh, Ta gột sạch mọi ác, Ba minh ta đạt được, Lời Phật dạy làm xong. 202 / Tôn Giả Vakkali ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong một dòng họ Bà La Môn và được gọi tên Vakkali. Khi đến tuổi trưởng thành, và học xong ba tập Vệ đà, trở thành thuần thục trong những thành tích Bà La Môn, Ngài thấy Bậc Ðạo Sư, Ngài nhìn không chán thân hình tuyệt vời của Đức Phật, và Ngài đi theo Bậc Ðạo Sư. Khi Ngài trở về nhà, Ngài nghĩ nếu ở lại nhà, Ngài sẽ không có dịp luôn luôn thấy được Đức Phật. Do vậy, Ngài xuất gia, và từ khi ăn uống và tắm rửa, Ngài để toàn thì giờ để chiêm ngưỡng Đức Phật. Bậc Ðạo Sư, chờ đợi thiền quán của Ngài được chín muồi, nên trong một thời gian dài, Đức Phật không nói gì. Một hôm Đức Phật hỏi : “ Này Vakkali, thân bất tịnh này mà Thầy thấy, đối với Thầy như thế nào ? Ai thấy Pháp người ấy tức thấy Ta. Vì rằng thấy Pháp tức là thấy Ta, và thấy ta tức là thấy Pháp “. Nghe lời nói Đức Phật, Ngài không chiêm ngưỡng thân Đức Phật nữa, nhưng Ngài chưa bỏ đi xa được. Bậc Ðạo Sư nghĩ rằng : “ Tỷ Kheo này, nếu không được xúc động mạnh, sẽ không thức tỉnh “, nên vào cuối ngày an cư mùa mưa, Đức Phật nói : Này Vakkali, hãy đi đi “. Nghe Bậc Ðạo Sư nói vậy, Ngài tự nghĩ Ngài phải đi, nhưng nghĩ rằng đời Ngài có ý nghĩa gì, nếu không được gặp Bậc Ðạo Sư, nên Ngài có ý định leo lên núi Linh Thứu để gieo mình xuống vực núi tự tử. Ðức Phật biết được Vakkali có ý định như vậy, nên sợ Ngài phá hoại những điều kiện chứng được thánh quả, nên hiện ra trước mặt Ngài và đọc lên bài kệ : Tỷ Kheo nhiều hân hoan, Tịnh tín giáo pháp Phật, Chứng cảnh giới tịch tịnh, Các hạnh an tịnh lạc. Ðức Phật đưa tay và nói : “ Hãy đến, này Tỷ Kheo ! “. Vakkali rất lấy làm sung sướng được nghe lời Phật dạy, thấy được điều gì mình đang làm, đứng trên hư không suy tư đến lời Phật dạy, chứng quả A La Hán với sự hiểu biết về nghĩa và về pháp. ( Ðây là những tài liệu được tập sớ của bộ Anguttara Nikàya và tập sớ của Dhammapaca ghi chép lại ). Theo những tài liệu khác, Vakkali chưa chứng quả A La Hán, sau khi nghe lời dạy của Bậc Ðạo Sư, Ngài ở trên núi Linh Thứu, phát triển thiền quán. Thế Tôn cho Ngài một đề tài tu tập, nhưng vì quá đói và bị tê liệt nên Ngài không chứng quả được. Biết vậy, Thế Tôn nói với Ngài như sau : Bị bệnh gió chi phối, Thầy sống trong rừng sâu, Chỗ khất thực hạn chế, Thân gầy mòn ốm yếu, Tỷ Kheo sẽ làm gì ? Với thân thể như vậy ? Vị Trưởng Lão nói lên sự hân hoan thường xuyên của mình, nhờ được sự an lạc siêu nhân : Thân con được tràn ngập, Với hỷ lạc tỏa rộng, Dầu có bị gầy ốm, Con sẽ sống trong rừng. Tu tập Bốn niệm xứ, Năm căn và Năm lực, Tu tập các Giác chi, Con sẽ sống trong rừng. Con thấy bạn đồng tu, Sống hòa hiệp, dõng mãnh, Luôn kiên trì tinh tấn, Con sẽ sống trong rừng. Tùy niệm Phật thiền định, Bậc Tối Thượng Ðiều Ngự, Ngày đêm không biếng nhác, Con sẽ sống trong rừng. Khi nói vậy, Ngài phát triển thiền quán và ngay khi ấy chứng quả A La Hán. 203 / Tôn Giả Vigitasena ( Thera. 39 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ra trong một gia đình huấn luyện voi ở nước Kosala, và được đặt tên là Vigitasena. Những người Cậu bên Ngoại, Sena và Upasena cả hai đã xuất gia và chứng quả A La Hán. Vigitasena sau khi đã thuần thục nghề của mình, thấy thần thông song hành của Bậc Ðạo Sư khởi lòng tin, và theo bản năng tự nhiên, xin xuất gia dưới sự hướng dẫn của các người Cậu. Nhờ các người Cậu giảng dạy, Ngài đạt đến thiền quán, nhưng tâm trí ngài thiên về lý luận chạy theo những vật bên ngoài, nên Ngài giảng dạy cho tâm trí Ngài như sau : Ta sẽ chế ngự ngươi, Như cửa khóa ngăn voi, Ta sẽ không thúc ngươi, Này tâm trong điều ác, Ngươi chính là lưới dục, Ngươi do thân sanh ra. Chế ngự ngươi không đi, Như voi, không cửa mở, Này tâm, kẻ phù thủy, Dầu ngươi cố gắng mãi, Ngươi không còn lang thang, Ưa thích làm điều ác. Như người cầm câu móc, Ngăn mãi voi chưa thuần, Như người dùng sức mạnh, Cải hóa kẻ không muốn, Cũng vậy đối với ngươi, Ta sẽ cải hóa ngươi. Như bánh xe tuyệt hảo, Khéo huấn luyện ngựa hay, Cũng vậy ta điều ngươi, Dựa lên trên Năm lực. Ta sẽ cột chặt ngươi, Với chánh niệm vững chắc, Tự mình đã chế ngự, Ta sẽ chế ngự ngươi, Nhờ sức nặng tinh tấn, Ngươi được ta áp lực, Do vậy, hỡi này tâm, Ngươi sẽ không xa ta. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 14 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 172 ) : 520 / Thờ tượng Phật ngoài trời tại tư gia có phạm pháp ? Trước hết chúng tôi hoan nghênh tinh thần “ là Phật tử chân chánh, luôn tôn trọng pháp luật ” của bạn. Là một công dân tốt, một Phật tử mẫu mực thì điều đầu tiên phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Nói về pháp luật thì đương nhiên là đúng đắn, quy định cụ thể, chi tiết và ngày tháng rõ ràng. Pháp luật luôn được công khai, mọi người đều biết rõ để cùng nhau chấp hành. Trường hợp cán bộ xã buộc người dân thực thi pháp luật mà chỉ nói chung chung, ra lệnh bằng miệng, cố tình giấu giếm hoặc không dựa vào văn bản pháp luật hiện hành nào cả là điều không thể chấp nhận. Bạn là người dân nên vốn không mấy am tường về các văn bản pháp luật, nhất là các nghị định, nghị quyết… mới, nên có quyền yêu cầu cán bộ hướng dẫn cụ thể để hiểu và chấp hành. Nếu cán bộ không đưa ra văn bản pháp luật nào mà bắt buộc hay cưỡng chế người dân di dời một công trình nào đó thì chính các cán bộ ấy vi phạm pháp luật. Có hai vấn đề cần đặt ra trong trường hợp của bạn, nếu thực sự có văn bản pháp luật mới quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia thì phải xem thời gian ra đời của văn bản đó. Bạn đặt tượng từ 07 năm trước, nay mới có quy định thì chắc chắn bạn không vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ nên ân cần vận động, nhẹ nhàng giải thích, hỗ trợ nhiều cách cho người dân hiểu vấn đề để họ tự nguyện thực thi pháp luật vì lợi ích chung. Ngược lại, nếu bạn dựng tượng sau ngày ban hành văn bản pháp luật thì bạn đã phạm pháp. Trường hợp này cán bộ mới có quyền xử lý người vi phạm theo pháp luật hiện hành. Về phương diện văn bản pháp luật, chúng tôi đã tìm hiểu Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo ( số 21 / 2004 / PL - UBTVQH11, ngày 18 - 6 - 2004 ), Nghị định số 92 / 2012 / NĐ - CP ( do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8 - 11 - 2012 về tín ngưỡng, tôn giáo ), Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( tu chỉnh lần 5 ), Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương ( tu chỉnh lần 4 )… và cũng chưa tìm thấy quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia Phật tử. Điều đáng nói là hiện nay, một số địa phương trên cả nước vẫn tồn tại việc chính quyền yêu cầu người dân Phật tử tháo dỡ, di dời tượng thờ lộ thiên tại tư gia ( ra lệnh bằng miệng ) mà hầu như không đưa ra một văn bản pháp luật nào cả. Điều này khiến cho không ít Phật tử bức xúc phản đối cũng như tạo ra sự lúng túng trong khi xử lý vấn đề của chính quyền địa phương. Thiết nghĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phối hợp với các ban ngành chức năng của Nhà nước sớm ban hành quy chế cụ thể về tượng thờ lộ thiên ( như địa điểm và cách thức tôn trí, kích thước tôn tượng… ) để người Phật tử được tự do thể hiện tín ngưỡng cũng như sự quản lý của Nhà nước được thuận tiện và rõ ràng. Cần nói thêm rằng, trong đời sống thực tiễn xã hội, việc Phật tử thờ tượng Bồ tát lộ thiên ở trên sân thượng, non bộ và trong sân vườn tại tư gia Phật tử là truyền thống lâu đời và rất phổ biến. Trong tín ngưỡng thờ phụng của Phật giáo, hầu hết các vị Phật và Bồ tát, Thánh tăng thường thờ trong chánh điện, đặc biệt riêng Bồ tát Quán Thế Âm thường được thờ ngoài trời, ngoài biển, ngoài vườn ( quen gọi là Quán Âm lộ thiên ). Trở lại vấn đề, bạn đang sống trong một xã hội với hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và nghiêm minh. Vì thế, nếu chính quyền xã nơi bạn cư trú không đưa ra văn bản nào của Nhà nước quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia Phật tử thì bạn không có nghĩa vụ chấp hành, và bạn hoàn toàn không vi phạm pháp luật. 521 / Cần làm phước để hồi hướng Trong vòng 49 ngày là khoảng thời gian tốt nhất cho thân nhân làm phước rồi hồi hướng công đức cho người thân đã mất. Cách thức làm phước thì rất đa dạng, nhưng thông dụng và phổ biến hơn cả là phát tâm tụng kinh, cúng dường, bố thí, ăn chay, ấn tống kinh sách, phóng sanh,…nói chung là hướng Phật, làm lành. Cần lưu ý là, việc làm phước của thân nhân chỉ có tác dụng trợ duyên nhằm “ ảnh hưởng tốt nhất đến tiến trình tái sanh ” mà thôi chứ không mang tính quyết định. Chính nghiệp lực của mỗi người tốt hay xấu kết hợp với khả năng thức tỉnh nhiều hay ít mới là nhân tố quan trọng quyết định xu hướng tái sanh vào cảnh giới lành hay dữ trong lục đạo. Sau khi hỏa táng, tro cốt người mất nên thờ ở chùa hay nghĩa trang; ở nhà chỉ nên thờ di ảnh mà thôi. 522 / Thân trung ấm tồn tại có trái ngược với giáo lý Vô ngã ? Đúng là trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật dạy “ năm uẩn đều không ”. Khó hiểu nhất trong lời dạy này là chữ Không. Không đây không phải mang nghĩa đối lập với có, là không có gì cả mà siêu việt nghĩa có - không thường tình. Không chính là không có tự tính, duyên khởi tính, vô ngã tính, là Sunyata. Như vậy, Phật dạy thân năm uẩn này là không có tự ngã, do duyên sanh chứ không nói thân này là “ không có cái gì cả ”. Ngoài giáo lý duyên sanh, vô ngã, Đức Phật còn dạy về luân hồi và tái sanh. Con người sau khi chết không mất hẳn mà tái sanh vào trong lục đạo tương ứng với nghiệp của mình. Vậy cái gì đi tái sanh ? Cái đó, tạm gọi là “ thần thức - hương linh - thân trung ấm - trung hữu ”. Điều đáng nói là cái thần thức… này không phải là linh hồn trường cửu, bất biến ( như quan niệm của các tôn giáo khác ) mà nó cũng duyên sanh, vô ngã như thân năm uẩn vậy. Có thể nói, khi còn sanh tiền năm uẩn đều Không, khi mất rồi thần thức… cũng đều Không. Và như thế, không có gì chấp ngã hay không đúng với “ lời kinh, ý Phật ” hoặc “ ngược lại với giáo lý vô thường, vô ngã, tánh không ” cả. Theo chỗ bạn biết : “ thời Đức Phật còn trụ thế, Ngài chưa từng nói về lễ cầu siêu, cũng chưa từng có thuyết linh ”, thiết nghĩ, bạn có biết nhưng chưa trọn. Trước hết, đối tượng để cầu siêu không phải chỉ có thần thức, thân trung ấm mà các chúng sanh trong ác đạo ( đặc biệt là loài ngạ quỷ sống quanh ta ). Thời Phật tại thế, chính Đức Phật cũng như các Tỳ kheo nói pháp khai thị ( thuyết linh ) cho các ngạ quỷ, dạ xoa, la sát giác ngộ, bỏ tà quy chánh rất nhiều. Mặt khác, mỗi khi có người qua đời, tứ chúng thường hỏi Thế Tôn vị ấy sanh về nơi nào, Thế Tôn thường nói cho tứ chúng biết rõ người ấy đã siêu thoát hay bị đọa lạc. Và như thế, lễ cầu siêu hiện nay là hoàn toàn cần thiết trong tâm nguyện cầu âm siêu, dương thái của mọi người. Vấn đề “ Đức Thế Tôn có phải đang dần bị các thứ nghi lễ kia thần thánh hóa, biến thành vị thần xin thì cho, cầu thì ban hay không ” hoàn toàn tùy thuộc vào tuệ giác, chánh kiến của những người thực hành các nghi lễ cầu an, cầu siêu. Nếu những thí chủ tổ chức lễ chỉ nhằm “ xin, cầu ” Phật cho họ an, siêu và những vị Tăng ( Ni ) cũng nhắm mắt “ xin, cầu ” giúp cho thí chủ mà không khai hóa, hướng dẫn họ hiểu và tu học đúng như Chánh pháp thì việc này không phải là Phật sự đúng nghĩa. Bởi Phật không có quyền ban phúc hay giáng họa cho ai nên “ xin, cầu ” thì Ngài cũng không giúp được ( huống là những Tăng, Ni bình thường ). Chỉ có nhân quả mới thực sự có quyền năng, nên hãy gieo nhân lành để gặt phước quả tốt đẹp. Phật dạy nên “ xin, cầu ” điều tốt để hưởng quả lành. Cầu siêu cũng vậy, Phật cũng không giúp cho họ siêu sanh, và chúng ta không một ai có thể làm cho họ siêu sanh, trừ việc chính họ tỉnh thức mà thăng hoa, siêu thoát. Đức Phật là bậc Giác ngộ, giáo pháp của Ngài luôn đồng nhất một vị giải thoát. Vì thế, cần nghiên tầm và thực hành theo đúng Chánh pháp để được lợi ích, an lạc. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 14 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 175 ) : 530 / Làm sao để chia sẻ buồn vui với mọi người ? Đúng như điều bạn đã chiêm nghiệm về Phật pháp, “ con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau ”, nên mình muốn hạnh phúc thì hãy trợ duyên giúp người thiết lập an vui, hạnh phúc. Không thể có hạnh phúc đích thực nếu tự thân mình chưa hoàn thiện ( suy nghĩ, nói năng, hành động chưa thuần thiện - lợi mình, lợi người ) và xung quanh có quá nhiều người bất hạnh. Vì thế, ngoài việc tự kiện toàn nhân cách đạo đức của người Phật tử ( giữ năm giới, biết hổ thẹn với những điều sai trái đã làm ), sống tử tế và hài hòa với mọi người thì chia sẻ buồn vui với người, khiến mọi người thêm hạnh phúc an vui là điều cần thiết, nên làm. Khi một người có niềm vui, họ thổ lộ ra, bạn liền khởi tâm tùy hỷ ( bày tỏ sự hân hoan, vui với niềm vui của họ ). Bạn chỉ cần nở một nụ cười, hân hoan nói xin chúc mừng là đã đủ. Việc này không mất công, nhọc sức, chỉ cần có tấm lòng thật sự sẻ chia, vui với hạnh phúc của người là làm được. Tuy nhiên, thực tế đời sống thì việc nhỏ này ( tùy hỷ ) lại không dễ làm. Vì trước thành công hay hạnh phúc của người, trong ta thường dấy lên tâm ganh tỵ nên cố gắng lắm mới nói được lời chúc mừng gượng gạo mà thôi. Bạn đã hiểu về lý Duyên sinh, niềm vui của người luôn tương tức với hạnh phúc của mình, vậy thì phải chuyển hóa ngay tâm ganh tỵ và đố kỵ ( nếu có ) để thật lòng tùy hỷ. Ngược lại, khi một người thổ lộ những nỗi khổ niềm đau, bạn nghe mà xót thương, nhói lòng chính là tâm bi hiển lộ. Đừng sợ niềm đau ấy xâm chiếm tâm mình. Hãy lắng nghe họ, chỉ cần lắng nghe một cách chân thành thôi mà không cần làm gì khác ( vì rất nhiều việc có thể ngoài khả năng của mình ), sau khi lắng nghe, động viên “ bạn cố gắng lên nhé ” thì thực sự mình đã yêu thương ( từ ) và đã giúp cho họ bớt khổ rất nhiều ( bi ). Có không ít người nghĩ rằng, mình phải có điều kiện thế này thế kia mới có thể thực hành từ bi, giúp người khác bớt khổ. Sự thật không hẳn như vậy, không cần có nhiều điều kiện, chỉ cần có tấm lòng thì mình đã có thể “ sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ ”. Đối với người đang đau khổ, bạn đã biết thực hành từ bi. Đối với người có niềm vui, bạn đã thực tập sẻ chia niềm hoan hỷ. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập từ bi và hoan hỷ, có nhiều trường hợp bạn chưa thật thoải mái, lý do là vì bạn chưa tu tập tâm xả. Xả chính là một trong Bốn tâm vô lượng ( từ, bi, hỷ, xả ). Xả chính là tâm buông bỏ, tự tại, an nhiên, bình thản trước mọi biến động thuận nghịch ở đời. Không luyến ái và cũng không thờ ơ, vô cảm là đặc tính của tâm xả. Ngay cả khi thực hành tâm từ ( yêu thương rộng lớn, hóa giải sân hận ), tâm bi ( thương xót và cứu giúp chúng sanh, lắng dịu độc ác và bạo tàn ), tâm hỷ ( mừng vui trước sự thành đạt, hạnh phúc của chúng sanh và loại trừ ganh ghét, đố kỵ ) thì tâm ta vẫn còn những xung động vi tế, cần buông xả tất cả. Vì vậy, khi ứng dụng thực tập chia sẻ buồn vui với mọi người, bạn cần trang bị thêm cho mình tâm xả. Tùy duyên mà làm việc tốt và sống tốt, sau đó là xả buông. Trước những thành bại, được mất, hơn thua, khen chê, vui khổ... ở đời, bạn nên giữ tâm điềm nhiên và bình lặng như mặt đất thì sẽ giúp người và chính mình luôn an lạc. 531 / Sự linh ứng của Bồ tát có mâu thuẫn với luật nhân quả ? Đúng như bạn nhận thức về nhân quả, “ những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ ”, không có việc gì xảy ra mà chẳng có nguyên nhân. Tuy nhiên, từ nhân đến quả là một tiến trình phức tạp đầy biến động, trong đó, duyên ( những nhân phụ ) luôn tác động và chi phối vào nhân chính khiến cho quả bị lệch tốt hoặc xấu hơn so với nhân ban đầu. Ví dụ, ta có hạt giống rất tốt ( nhân chính tốt ), theo nguyên tắc thì sẽ cho quả tốt nhưng nếu gieo vào đất xấu, không người chăm sóc ( duyên xấu ) thì cho quả không tốt. Ngược lại, ta có hạt giống không mấy tốt nhưng gieo vào đất tốt, có người chăm sóc ( duyên tốt ) thì lại cho quả tốt ( có thể tốt hơn nhân chính rất nhiều lần ). Nói như vậy để thấy rằng, trong tiến trình nhân - duyên - quả, duyên đóng vai trò rất quan trọng. Nhân đã tạo ra trong quá khứ ( xa hoặc gần ) vốn không thay đổi được. Trong khi duyên được chúng ta chủ động tạo ra trong quá khứ gần và ngay trong hiện tại, thông qua những nỗ lực hướng thiện của cá nhân, sẽ tác động mạnh mẽ lên kết quả. Bạn thành tâm niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, thiết tha trì tụng thần chú Đại bi ( hay tu tập, làm phước nói chung ), cầu tai qua nạn khỏi, mong vạn sự an lành chính là nỗ lực tạo ra những duyên tốt nhằm tác động vào nhân chưa tốt để thành tựu quả tốt đẹp hơn. Chính điều này đã lý giải cho việc có người trì chú Đại bi, niệm danh Bồ tát thì được linh ứng như nguyện nhưng có người lại không. Những người được như nguyện nhờ nghiệp nhân trong quá khứ của họ không xấu lắm, cộng với duyên hướng thiện ( tu tập, làm phước ) trong hiện tại rất mạnh mẽ, nên những kết quả không lành nếu lớn thì hóa nhỏ, nếu nhỏ thì hóa không, mọi sự tưởng chừng khó khăn đều trở nên thuận lợi, tốt đẹp. Ngược lại, những người cũng trì chú mà không được như nguyện vì nghiệp nhân trong quá khứ của họ vốn đã xấu, cộng với duyên hướng thiện ( tu tập, làm phước ) trong hiện tại chưa đủ mạnh nên không tác động tích cực vào kết quả, do đó những gì mà họ cầu nguyện không được như ý. Vì vậy, những điều bạn cầu nguyện được linh ứng hoặc những điều mà người khác cầu nguyện không linh ứng đều do nơi duyên đủ hay chưa. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự vận hành nhân - duyên - quả, không có gì mâu thuẫn cả. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 13 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 208 ) : 644 / Không phạm tội “ Hủy hoại kinh sách ” Biên chép kinh sách, Phật hiệu hay thần chú ra giấy để lưu trữ, học tập là một trong những việc làm phổ biến của Tăng Ni, Phật tử. Dĩ nhiên trong quá trình biên chép không thể tránh khỏi sai sót hoặc cần phải xử lý bản thảo thì những trang viết hoặc quyển kinh sách đó cần được mang đi tịnh hóa. Tịnh hóa là cách thức xử lý các kinh sách ( văn hóa phẩm Phật giáo nói chung ) đã hư cũ bằng cách chọn một nơi sạch sẽ đốt cháy hoàn toàn. Sau khi lửa tắt hết, dùng nước sạch dội lên tro tàn khiến không còn bất cứ dấu vết nào nữa. Trong chùa hay tại tư gia các Phật tử, sau khi học tập, sử dụng xong những trang hay quyển tập vở dùng ghi chép kinh điển đều được mang đi tịnh hóa đúng như pháp. Chúng tôi thiết nghĩ, việc bạn dọn dẹp bàn làm việc và vô tình xé những tờ giấy ghi chép kinh chú chép sai bị loại bỏ trước đó là một việc bình thường, không hề phạm tội “ hủy hoại kinh sách ”. Do không phạm tội nên cũng không hề bị đọa. Trái lại, bạn đã có sự lưu tâm đặc biệt với vấn đề kính trọng Pháp bảo là điều đáng trân trọng. Vì vậy, bạn hãy yên tâm tu học đồng thời luôn giữ tâm kính trọng Pháp bảo để vun bồi và tăng trưởng phước đức. 645 / Cúng chay, đãi mặn Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ ( lễ ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “ chín người mười ý ”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay. Do đó, người Phật tử nên vận dụng tinh thần “ tùy duyên ”, cúng chay và đãi chay là rất tốt, trong những trường hợp khác thiếu duyên hơn thì vẫn cúng chay còn đãi khách thì tùy thực tiễn, chay hoặc mặn đều được. Miễn sao vào những dịp giỗ quảy mọi người trong gia đình hòa hợp và hiếu thuận, khách bạn hoan hỷ. Các Phật tử hãy nêu cao tinh thần hòa hiếu, không nên vì vấn đề “ chay - mặn ” mà dẫn đến căng thẳng, xung đột, bất hòa trong ngày giỗ. Nếu đãi tiệc mặn thì việc cần lưu ý nhất là tránh trực tiếp giết hại chúng sanh. Có một điều rất quan trọng khác mà chúng ta ít để ý đó là việc cúng và đãi tiệc mặn ( có trực tiếp giết thịt chúng sanh ) chẳng những ảnh hưởng không tốt đến người mất mà còn liên quan ảnh hưởng xấu đến con cháu hiện đang tạo nghiệp. Khi người thân mới mất, trong vòng dưới 49 ngày, việc tổ chức tang lễ của thân nhân có liên quan đến sát sanh, thì ngoài việc thân nhân tạo ác nghiệp, nghiệp xấu ấy còn tác động và ảnh hưởng khá lớn đến xu hướng tái sanh của hương linh. Nhưng sau 49 ngày khi thần thức hầu hết đã tái sanh, vào những dịp giỗ quảy họ nếu thân nhân tổ chức cúng và đãi mặn có trực tiếp giết thịt thì người bị tội nghiệp nặng nề không phải hương linh mà chính là con cháu hiện tiền. Vì thế, những bận tâm cho hương linh, sợ họ cộng nghiệp giết hại là điều tốt nhưng lo lắng về vấn đề tạo ác nghiệp của chính mình mới là điều cần thiết và quan trọng nhất. Nên không chỉ trong những dịp tang lễ hay giỗ quảy mà mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, người Phật tử luôn chú tâm tỉnh giác để không tạo nghiệp sát sanh. Đối với những người chưa ăn chay được nhiều ngày trong một tháng thì cứ ăn uống bình thường nhưng quyết không chính tay mình tạo nghiệp giết hại. 646 / Đọc chú " Vãng sanh " trước khi ăn, được không ? Thực tập ăn chay đúng cách rất tốt cho sức khỏe và trưởng dưỡng đạo tâm của người Phật tử. Tuy vậy, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà điều chỉnh hạnh lành này sao cho phù hợp với thực tiễn. Một người Phật tử sau khi quy y Tam bảo luôn được Chư Tăng Ni khuyến khích thực hành ăn chay một tháng ít nhất là 02 ngày, nhiều hơn thì càng tốt chứ không hề bắt buộc trường chay. Do vậy, vì hoàn cảnh chưa cho phép thì bạn nên ăn chay mỗi tháng 02 ( hoặc 04 ) ngày thôi, còn những ngày khác thì hãy ăn uống bình thường. Người Phật tử khi phát tâm giữ giới không sát sinh luôn kiểm soát thân tâm để “ không trực tiếp giết hại, không xúi bảo người giết hại, không thấy sự giết hại mà sanh tâm vui mừng ”. Như vậy, trong quan hệ nhân - duyên - quả chằng chịt, thì việc không ăn chay của bạn có liên quan đến nghiệp sát sanh của người khác nhưng bạn chỉ “ khuyết ” mà không “ phạm ” ( dù gián tiếp ) giới sát sanh. Cho nên, dù chưa ăn chay được như ý nhưng bạn cũng không nên quá mang nặng mặc cảm tội lỗi về việc ăn uống của mình. Chính Chư Tăng trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy ( Nam Tông ) hiện nay đi khất thực được thí chủ cúng gì thì ăn nấy, không phân biệt chay mặn mà vẫn trọn vẹn với Giới Luật không giết hại chúng sanh do Đức Phật chế định. Nên thiết nghĩ, trước khi ăn cơm dù chay hay mặn, bạn không nên đọc thầm bài chú “ Vãng sanh ” và niệm thầm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu siêu mà nên nhiếp tâm thầm niệm danh hiệu Phật Thích Ca ( niệm ân Tam bảo ), kế đến quán tưởng đến công ơn Cha Mẹ và tất cả mọi người đã lao nhọc để tạo ra bữa ăn này. Ăn cơm ( hay sử dụng các vật khác ) với tinh thần biết ơn sâu sắc và khởi tâm đền đáp mọi người, tri ân cuộc đời bằng sự nỗ lực học tập, lao động chân chính của mình chính là tinh thần chánh niệm trong ăn uống, tiêu thụ hàng ngày của người Phật tử. 647 / “ Có Phật A Di Đà thật không ? ” Đúng là trong Tam tạng kinh điển của Phật Giáo Nguyên thủy không nhắc tới Phật A Di Đà và các chùa, Thiền viện theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy hiện nay cũng không thờ Phật A Di Đà cùng Chư Vị Bồ Tát như Quán Âm, Địa Tạng v.v… Đây là quan điểm của Phật Giáo Nguyên Thủy mà chúng ta cần tuyệt đối tôn trọng. Tuy vậy, trong truyền thống Phật Giáo Phát Triển ( Bắc Tông ) thì tín niệm về Phật A Di Đà cùng Chư Vị Bồ Tát rất phổ biến, nhất là Tịnh Độ Tông. Phật A Di Đà là một trong những Vị Phật có nhân duyên cứu độ chúng sanh trong cõi Ta Bà sanh về Cực Lạc, do chính Phật Thích Ca giới thiệu. Phật tử chúng ta đã tin Phật Thích Ca thì chắc chắn sẽ tín thuận những gì Phật Thích Ca giảng nói. Do vậy, sẽ thừa khi hỏi “ Có Phật A Di Đà thật không ? ”. Đối với Kinh Vô Lượng Thọ cũng vậy. Kinh này hiện có mặt trong Tam tạng kinh điển của Phật Giáo Bắc Tông, là một trong ba kinh văn căn bản được các Phật tử Tịnh Độ Tông nhiệt tâm tin tưởng, phụng hành. Đây cũng là quan điểm của Phật Giáo Phát Triển mà chúng ta cần tuyệt đối tôn trọng. Như vậy, hiện nay trên thế giới có hai truyền thống Phật Giáo lớn ( Nguyên Thủy và Phát Triển ) đang tồn tại song hành. Ở Việt Nam lại càng đặc biệt hơn khi có mặt đầy đủ cả hai truyền thống Phật giáo này. Là Phật tử chân chính, chúng ta cần tìm hiểu để học tập những điểm tương đồng giữa hai truyền thống đồng thời tuyệt đối tôn trọng những điểm dị biệt nếu có. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 14 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 173 ) : 523 / Phật Niết bàn nằm nghiêng bên nào ? Theo Kinh Trường bộ I, ghi nhận hình ảnh Thế Tôn khi chuẩn bị nhập Niết bàn nằm nghiêng bên phải : “ Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỳ kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda : Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ. Xin vâng, bạch Thế Tôn ! Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau ( Kinh Đại bát Niết bàn, số 16 ). Kinh Trường A hàm cũng ghi nhận tương tự như vậy : “ Bấy giờ Phật vào thành Câu thi, Ngài đến nơi sinh quán đời trước, giữa cây song thọ, thuộc bộ tộc Mạt la, và bảo A nan : Ông hãy sửa chỗ cho Ta nằm, giữa cây song thọ, đầu quay về hướng Bắc, mặt quay về hướng Tây. Sau khi sửa soạn xong, Đức Thế Tôn nằm nghỉ, và tự lấy y Tăng già lê xếp thành bốn lớp đắp lên mình. Ngài nằm nghiêng về bên phải, như sư tử chúa, hai chân chồng lên nhau ” ( Kinh Du hành, số 02 ). Kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phật giáo phát triển cũng ghi nhận Đức Phật nhập Niết bàn nằm nghiêng bên phải : “ Sau khi ba lần thuận nghịch nhập các thiền định cùng phổ cáo đại chúng, Đức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu ( phải ) trên giường thất bảo : Gối đầu phương Bắc, chân chỉ thẳng phương Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông ( Kinh Đại Bát Niết bàn, phẩm 27 ). Như vậy, nằm nghiêng bên phải là một trong những đặc điểm quan trọng của tướng Niết bàn. Do đó, tạc tượng Phật Niết bàn nằm nghiêng về bên trái, thiết nghĩ không phù hợp với “ Niết bàn tướng ” mà kinh luận Phật giáo đã đặc tả. 524 / Thần thức có mặt trong bào thai khi nào ? Thần thức là một trong ba thành tố căn bản hình thành nên bào thai, mầm sống trong giai đoạn nguyên thủy và sơ khai nhất. Theo Phật giáo, bào thai do tinh cha huyết mẹ cùng thần thức hòa hợp mà thành. Đoạn kinh sau đây đã xác chứng điều này : “ Này các Tỳ kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình : ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm ( gandhabba ) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm ( gandhabba ) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỳ kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình ” ( Kinh Trung bộ I, Đại kinh Đoạn tận ái, số 38 ). Kết hợp tuệ giác kinh Phật với những khảo nghiệm của khoa học hiện đại, chúng ta có thể xác định, thời khắc thụ thai ( lúc tinh trùng xâm nhập vào trứng ) cũng chính là lúc thần thức có mặt để hội đủ nhân duyên hình thành bào thai. Về vấn đề, người Phật tử ăn trứng vịt lộn có phạm giới sát sanh ? Như chúng tôi đã từng trình bày, ngoài những ngày ăn chay thì người Phật tử ăn uống bình thường. Tuy nhiên trong những ngày không ăn chay ấy, người Phật tử nên mua các thực phẩm ( cá, thịt ) đã làm sẵn, không trực tiếp giết hại. Do vậy, nếu người Phật tử luộc trứng vịt lộn ( trực tiếp giết ) thì mang tội sát sanh nhưng mua trứng mà người ta đã luộc sẵn về ăn thì không phạm giới sát. Nhân đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, ăn trứng vịt lộn ở xứ ta là chuyện bình thường nhưng với đa phần người nước ngoài xem đó là “ dã man ”. Vì thế, trong những ngày không ăn chay, Phật tử cũng nên tránh các thực phẩm “ độc ” có thể gây thêm tính ác cho con người. 525 / Bất hiếu & tà kiến ? Chị của bạn lúc gần cuối đời, một phần do bệnh tật đau đớn hành hạ, một phần do phiền muộn và tức giận con cái nên đã nói ra những lời cay độc. Những dấu hiệu đó cho thấy trước lúc chết, cận tử nghiệp của chị cũng không được thanh thản và nhẹ nhàng. Thông thường, người lúc sắp lâm chung mang cận tử nghiệp xấu ác thì khó có thể sanh vào cõi lành. Còn những người con của chị bạn đã không tròn câu hiếu đạo khi mẹ của họ còn sanh tiền. Sau khi mẹ chết, vì sợ “ mẹ về cắn ” nên họ đã nhờ thầy pháp trấn yểm, giam cầm mẹ vĩnh viễn ngoài phần mộ chịu lạnh lẽo, đói khát lại càng bất hiếu hơn. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến việc liệu thầy pháp có thực sự làm được những yêu cầu ấy hay không, chỉ xét đến động cơ của việc làm này đã cho thấy con cái đã cạn tình với mẹ, bất hiếu nặng nề. Theo quan điểm của Phật giáo, một người khi chết đi thì thần thức theo nghiệp thọ sanh. Năng lực của nghiệp rất mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được. Do đó, việc nhờ thầy pháp trấn yểm để giam cầm vĩnh viễn người chết dưới mộ phần là điều không thể. Trấn yểm người thân chỉ là tín niệm dân gian, mang sắc thái tà kiến, mê tín, phi nhân và phi nghĩa. Thiết nghĩ, việc giải thoát cho chị của bạn, theo hướng tháo gỡ bùa phép đã trấn yểm, thực sự là không cần. Vì như đã nói ở trên, không gì có thể ngăn được nghiệp lực tìm hướng tái sanh nên chắc chắn chị của bạn không bị “ nhốt dưới mộ ” mà sẽ tùy nghiệp tái sanh vào một trong những cảnh giới của lục đạo. Tuy nhiên, với cận tử nghiệp nhiều vướng mắc và muộn phiền nên chị của bạn khó được sanh vào cõi lành. Trong Phật giáo có những pháp thức siêu độ vong linh, nhất là những chúng sanh đọa lạc trong tam đồ, ác đạo. Vấn đề là, những người thân có tâm nguyện và khả năng để thỉnh Tăng lập đàn siêu độ cho người chết hay không. ......
@user-rz7rp1yf2x
@user-rz7rp1yf2x Месяц назад
cho hỏi sau nghe T MĐ đi học rồi mà
@tungphamthi9472
@tungphamthi9472 Месяц назад
Giờ quan điểm Sư nào có Đạo là đúng đường Phật tâm.
@lonkim9438
@lonkim9438 Месяц назад
Con tri ân công đức của thầy chúc thầy luôn luôn có sức khỏe
@vinhle670
@vinhle670 Месяц назад
Con thành tâm kính chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ
@HỗtrợKháchhàng-m7n
@HỗtrợKháchhàng-m7n Месяц назад
A di đà phật .thầy dảng pháp .tiệt vời .con cầu nguyện thầy x khỏe hạnh phúc bình an cùng .
@lienoan6534
@lienoan6534 Месяц назад
Nam Mô A Di Đà phật
@taylorban8401
@taylorban8401 Месяц назад
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
@daoanh4953
@daoanh4953 Месяц назад
Nam mô a di đà phât
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 14 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 177 ) : 533 / Giữ giới không sát sanh Trong năm giới, giới không sát hại chúng sanh được xếp đầu tiên, vì giết hại là một tập khí sâu dày của chúng sanh nên Đức Phật nhấn mạnh để chúng ta lưu tâm. Người Phật tử giữ giới không sát sanh cần hết sức lưu ý rằng : Trọng tâm của giới này là không giết người, kế đến là tránh giết các loài to lớn như heo gà chó mèo…, đối với các loài li ti nhỏ nhít thì cũng không cố sát nhưng nếu vô tình giẫm đạp hay làm tổn hại chúng thì phải thành tâm sám hối. Do đó, nếu giết người thì người Phật tử phạm giới thứ nhất không sát sanh, chắc chắn sẽ đọa vào ác đạo, chịu quả báo nặng nề. Còn nếu cố tình ( hay vô ý ) giết hại các loài vật khác thì bị khuyết giới, tuy vẫn bị quả báo xấu về sau ( tùy mức độ tạo nghiệp ) nhưng có thể ăn năn, sám hối. Tùy theo sự thành tâm sám hối của mình, đồng thời nguyện không tái phạm và tích cực phóng sanh thì nghiệp sát của mình sẽ mỏng dần cho đến nhẹ nhàng. Trong trường hợp vì công việc hay giao tế cần tham dự tiệc tùng với đối tác và bạn bè, nếu bạn làm tổn hại chúng sanh ( như ăn lẩu tôm, cá còn sống nấu ngay trên bàn ) thì như trên đã nói, bạn bị khuyết giới chứ chưa phạm giới. Do đó, bạn phải thành tâm sám hối tội lỗi nghiệp chướng của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp có thể từ chối được, bạn cần nói rõ với mọi người rằng bạn là Phật tử, đã phát nguyện không sát hại chúng sanh. Dẫu ngoài những ngày ăn chay thì bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng đó là thực phẩm đã làm sẵn, không trực tiếp giết hay chứng kiến người khác giết các loài vật để làm thức ăn cho mình. Sự hòa hợp với bạn bè là cần thiết nhưng vẫn có thể hòa mà không đồng. Đơn cử như có khá nhiều người tham dự tiệc tùng mà phải ăn kiêng vì bệnh thì họ chỉ dùng những món phù hợp. Cũng vậy, trong khi nhóm bạn bè ăn lẩu tôm tươi sống, nếu bạn không thích thì có thể gọi cho mình một món khác phù hợp hơn mà không có gì trở ngại cả. Thiết nghĩ, người Phật tử chân chính nên tự khẳng định mình là Phật tử trước mọi người và luôn thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ( không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say nghiện ) của mình. Chính sự thẳng thắn và thành thật về mình ( là một Phật tử ) thì mọi người sẽ tôn trọng, hiểu và cảm thông với mình hơn, nhất là không hề cho mình là lập dị hay cố tình khác người. 534 / Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào ? Duyên sinh ( duyên khởi ) là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo. Mọi sự, mọi việc ở đời đều do nhân duyên sinh. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp, vô cùng vô tận. Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân ( nguyên nhân chính ), đủ duyên ( các nhân phụ ) thì sự việc ( vật ) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc ( vật ) chưa thành. Sự thành - trụ - hoại - không của thế giới hay sanh - lão - bệnh - tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên. Người Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì người Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngược lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu như sự việc vẫn không như ý mình thì cũng an nhiên, vì chưa đủ duyên. Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “ cái gi đên rôi sẽ đến nên ” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “ cái sẽ đến ” không được toại nguyện, như ý. 535 / Điều phục vọng tưởng : Những nỗi khổ niềm đau trong đời thì ai cũng có. Theo thời gian, có người nhanh chóng quên đi quá khứ đau buồn hoặc có nhớ lại thì cũng thoáng qua. Nhưng có người thì không thể nào nguôi ngoai được, ký ức về quá khứ đau buồn rất sâu đậm và mạnh mẽ, luôn trỗi dậy trong tâm trí khiến cho vết thương lòng càng thêm dai dẳng. Nói về nhân quả - nghiệp báo thì tất cả những biểu hiện của thân tâm mình trong hiện tại đã phản ánh rõ nét nghiệp của mình đã gây tạo trong quá khứ ( xa và gần ). Điều đáng nói là nghiệp lực của mỗi người do tự mình tạo ra nhưng nghiệp không cố định, nếu nỗ lực tu dưỡng thì có thể chuyển hóa được. Bạn hay nhớ lại chuyện “ những người gây oán thù với mình ”. Dù bạn không muốn nhớ những chuyện đau buồn ấy nhưng vẫn cứ nhớ, chứng tỏ trong sâu thẳm của nội tâm bạn vẫn còn cố chấp, chưa thực sự buông xả. Bạn cần bình tâm quán sát thật rõ về những “ oán thù ” ấy để thấy rằng đó là quả đắng của các nhân bất thiện trong những đời quá khứ. Có vay thì phải trả, trả được chừng nào thì nhẹ nhàng hơn chừng nấy. Khi chưa biết đạo, tâm mình luôn ghim gút hận thù. Nay mình hiểu rõ đạo lý nhân quả - nghiệp báo ( tất cả đều do mình ) nên chấp nhận những quả báo xấu, xem như đã trả nợ rồi buông xả và tha thứ hết thảy, kể cả những người đã làm khổ mình. Chính sự chấp nhận, tha thứ và buông xả đã tháo tung nội kết chôn vùi trong tâm bấy lâu nay. Khi hạt giống khổ đau và oán hận được nhổ lên và chuyển hóa thì chúng sẽ ít tái hiện lại trong tâm thức. Nhờ đó, tâm bạn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Đối với vấn đề bạn “ hay lo lắng mặc dù chuyện ấy chưa xảy ra với mình và lại hay đặt tình huống giả định rồi sợ hãi ” chính là vọng tưởng và cũng là nghiệp riêng của bạn. Bạn nên quán chiếu việc quá khứ thì đã qua rồi, việc tương lai thì chưa đến để an trú trong hiện tại; mà thực ra hiện tại cũng đang trôi chảy nói gì đến tương lai. Đối với ý kiến cho rằng “ vọng tưởng của mình là do các vong linh gợi lên ”, theo chúng tôi, có chăng cũng chỉ là một vài trường hợp hi hữu như báo mộng chẳng hạn. Người học Phật có chánh kiến cần xác quyết rằng vọng tưởng chính là do nghiệp lực của mình ( nội ma ) dấy động, không nên nghĩ rằng vọng tưởng đó là do trời thần ma quỷ vong hồn nào đó ( ngoại ma ) gợi lên. Bạn đã biết niệm Phật A Di Đà ( hay Bồ tát Quán Thế Âm ) thì hàng ngày nên siêng năng niệm Phật, lấy đó làm pháp môn tu của mình. Cần có ít nhất hai thời niệm Phật cố định trong ngày, sau đó tùy duyên niệm Phật mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình tu tập, không phải đợi vọng tưởng khởi lên mới niệm Phật mà ngược lại bạn luôn niệm Phật, còn vọng tưởng khởi lên thì cứ mặc nhiên ( chỉ cần chánh niệm nhận biết rõ mà không duyên theo rồi tự nó cũng tan biến mà thôi ). Vọng tưởng như vang theo tiếng, như bóng theo hình. Phải thấy rằng, vọng tưởng là khách, tâm chánh niệm với Phật hiệu mới là chủ. Khách đến mà chủ không tiếp thì khách tự ra đi. Nên trọng tâm tu tập của bạn là “ không ngại vọng tưởng khởi lên, chỉ ngại không nhất tâm niệm Phật ”. Việc sám hối nghiệp chướng, oan gia trái chủ tiền khiên cũng rất cần thiết nhưng chính yếu của tu tập là thiết lập được giới - định - tuệ trong đời sống hàng ngày. Sống đạo đức thì tâm mới an định, tâm được định thì trí mới sáng, trí sáng thì vô minh phiền não tiêu tan, và nhờ đó bạn thành tựu thảnh thơi, an lạc. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 13 дней назад
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 213 ) : 661 / Buông bỏ tất cả để tu hành có bị xem là ích kỷ ? Việt Nam là nơi giao thoa, dung hội các truyền thống Phật giáo trên thế giới. Bạn quan tâm đến tu thiền nên bài viết chỉ nói đến Thiền tông. Ở nước ta có hai truyền thống thiền học lớn đó là thiền Phật giáo Nguyên thủy và thiền Phật giáo Đại thừa. Trong mỗi truyền thống đều có các thiền phái nhỏ tuy cùng mục tiêu giác ngộ, giải thoát nhưng có những đặc trưng riêng khác biệt nhau. Về thiền Phật giáo Đại thừa, hiện thiền phái Trúc Lâm ( do Thiền Sư Thích Thanh Từ lãnh đạo ) được truyền thừa và tiếp nối mạnh mẽ trong các thiền viện thuộc hệ thống thiền Trúc Lâm có mặt trên toàn quốc và ngoài nước. Thiền phái Làng Mai ( do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh lãnh đạo ) khá thịnh hành trong nước và nước ngoài ( với các trung tâm lớn ở Pháp, Đức, Thái Lan ). Ngoài ra, còn rất nhiều chùa, viện chuyên tu tập và giảng dạy thiền Đại thừa. Về thiền Phật giáo Nguyên thủy, tuy có mặt ở Việt Nam ( trong cộng đồng người Kinh ) khá muộn, từ khoảng giữa thế kỷ XX nhưng đến nay đã phát triển khá mạnh mẽ, có ảnh hưởng tích cực. Hiện có một số chùa thuộc hệ phái Nam tông ( Kinh ) dạy thiền Phật giáo Nguyên thủy ( Vipassana ) như chùa Nguyên Thủy, chùa Bửu Long, chùa Bửu Quang ( Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh ); thiền viện Phước Sơn ( Đồng Nai ); thiền viện Viên Không ( Bà Rịa - Vũng Tàu ); Huyền Không Sơn Thượng ( Huế ). Trong đó, có nơi tổ chức những khóa thiền 10 ngày do Các Thiền Sư nước ngoài như Myanmar, Sri Lanka hướng dẫn. Bên cạnh đó, thiền Vipassana, thiền phái S.N. Goenka ( Ấn Độ ) được giảng dạy tại Sóc Sơn ( Hà Nội ), Củ Chi ( Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh ), tịnh xá Ngọc Thành, Thủ Đức ( Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh ). Ngoài ra, tịnh xá Ngọc Đăng, Bình Thạnh ( Thành Phố Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh ), chùa Hồng Trung Sơn, Tân Phú ( Đồng Nai ) cũng thường tổ chức dạy thiền Vipassana. Như vậy, một người Việt phát tâm tu học thiền Phật giáo Nguyên thủy hay Đại thừa ( tùy nhân duyên ) đều có thể dễ dàng tìm hiểu và đăng ký tu học ngay tại trong nước, không cần vội ra nước ngoài. Sau khi tu học xong các khóa căn bản và nâng cao, người học thiền có thể du phương tham học nơi các bậc đại thiền sư tại các trường thiền hay những thiền viện nổi tiếng ở nước ngoài. Còn việc bạn phát tâm tu hành là tốt nhưng đối với người có gia đình thì điều đó còn tùy thuộc nhân duyên, hội đủ duyên lành mới xuất gia được. Phải được sự hoan hỷ đồng thuận và sắp xếp ổn thỏa mọi thứ cho vợ con thì bạn mới được phép xuất gia. Thiết nghĩ, bạn không nên quan niệm xuất gia tại thời điểm ấy ( sau khi thu xếp ổn thỏa việc gia đình ) là sớm hay muộn mà phải hoan hỷ chấp nhận với cái nhân duyên xuất gia của mình. Thậm chí có thể bạn không xuất gia được vì nhiều chướng ngại, gia duyên không thể nói trước được. Tuy vậy, đó không phải là trở ngại lớn, bởi cốt tủy của việc tu hành là thanh tịnh ba nghiệp ngay bây giờ và ở đây chứ không phải đợi đến ngày nào đó ở tương lai. Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán. Nếu xuất gia với tâm thái này thì cũng không thể tịnh tâm tu hành được. Buông bỏ là xả tâm với mọi dính mắc và chấp thủ, còn trách nhiệm với gia đình thì phải chu toàn. Thiển nghĩ, với người có gia đình thì gia đình là trên hết, tu thiền trong đời sống hàng ngày là ưu tiên, còn xuất gia thì tùy duyên. 662 / Gặp Vị Sư khất thực, Phật tử phải làm sao cho đúng ? Trước hết, cần xác định khất thực là một truyền thống tốt đẹp, là pháp hành cao quý của mười phương Chư Phật và của Chư Vị Tăng Ni. Được cúng dường thực phẩm ( hay bốn vật dụng thiết yếu ) đến Vị Tăng đang ôm bình bát khất thực, sống bằng vật thí thanh tịnh của bá tánh là phước lành của hàng Phật tử. Ở các nước Phật giáo Nam tông ( Nguyên thủy ), Chư Tăng mỗi ngày đều đi khất thực, Phật tử chuẩn bị sẵn thực phẩm chờ Chư Tăng đi qua để dâng cúng. Hoặc Phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa viện sớt bát cúng dường Chư Tăng trước giờ thọ trai. Riêng tại xứ ta, phần lớn theo truyền thống Phật giáo Bắc tông ( Đại thừa ), Chư Tăng Ni không đi khất thực mà nấu ăn tại chùa. Ngoài ra, còn có hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ, Chư Tăng vẫn tùy duyên duy trì hạnh tu khất thực. Nói tùy duyên bởi vì không phải Chư Vị khất thực hàng ngày, phần lớn vẫn nấu ăn tại chùa viện như Chư Tăng Phật giáo Bắc tông. Tuy nhiên do những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều việc giả sư khất thực phi pháp làm tổn hại đến uy danh của Tăng già nên Giáo hội đã đề nghị tạm ngưng việc khất thực ( nếu có thì chỉ khất thực trong khuôn viên chùa viện, hoặc khất thực bên ngoài thì phải đúng pháp và có cả Tăng đoàn của chùa viện ấy ). Để nhận diện Các Vị Sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm ( không nhận tiền ), y bát đầy đủ, oai nghi tề chỉnh, về chùa trước 12 giờ trưa. Những Vị đi khất thực mà thiên về nhận tiền, đứng hoài một chỗ, y phục nhếch nhác thì chắc chắn họ là giả sư. Là một Phật tử, khi thấy một hay nhiều Vị Sư ôm bát khất thực, nếu có học giáo pháp thì dễ dàng nhận ra Các Vị Sư ấy đang khất thực đúng pháp hay không và những Vị nào là giả sư khất thực. Trong trường hợp chưa biết rõ họ có giả sư hay không thì chúng ta cần giữ tâm cung kính bình đẳng với người mang hình tướng “ đầu tròn, áo vuông ”. Tuy nhiên, muốn cúng dường hay giúp đỡ họ cần phải cân nhắc vì hiện tại hầu hết họ là giả sư. Có thể bố thí cho Các Vị ấy đồ ăn thức uống nhưng tuyệt đối không được cúng tiền. Vì cúng tiền cho những Vị đi khất thực là không đúng pháp, mặt khác là tiếp tay cho nạn giả sư hoành hành, lợi dụng sự kính tín của Phật tử để tư lợi và làm tổn hại Chánh pháp. ......
@sieuba475
@sieuba475 Месяц назад
21111111111111111
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 26 дней назад
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả. Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ). Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát. ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……). Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. …… “ Hương các loại hoa thơm, Không ngược bay chiều gió, Nhưng hương người đức hạnh, Ngược gió khắp tung bay. Chỉ có bậc chân nhân, Tỏa khắp mọi phương trời. “ “ Hoa chiên đàn, già la; Hoa sen, hoa vũ quý; Giữa những hương hoa ấy; Giới hương là vô thượng “ “ Ít giá trị hương này; Hương già la, chiên đàn; Chỉ hương người đức hạnh; Tối thượng tỏa Thiên giới.” …… + Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả ( Xá Lợi Phất - Sāriputra - Trí Huệ Đệ Nhất; Ma Ha Ca Diếp - Mahākāśyapa - Đầu Đà ( Khổ Hạnh ) Đệ Nhất; Mục Kiền Liên - Mahāmaudgalyāyana - Thần Thông Đệ Nhất; Phú Lâu Na - Pūrṇa - Thuyết Pháp Đệ Nhất; Tu Bồ Đề - Subhūti - Giải Không Đệ Nhất; La Hầu La - Rāhula - Mật Hạnh Đệ Nhất; A Nan Đà - Ānanda - Đa Văn Đệ Nhất; Ưu Bà Li - Upāli - Giới Luật Đệ Nhất; A Na Luật - Aniruddha - Thiên Nhãn Đệ Nhất; Ca Chiên Diên - Katyāyana - Luận Nghĩa Đệ Nhất ); Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Đại Đức, Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni. + Chúng Tỷ Kheo Ni : Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni ( Màhàpàjapati Gotamì - Tối Thắng Đệ Nhất; Khemà - Đại trí tuệ, tối thằng; Uppalavannà - Đầy đủ thần thông, tối thắng; Patàcàrà - Trì Luật, tối thắng; Dhammadinnà - Thuyết Pháp, tối thắng; Nandà - Tu Thiền, tối thắng; Sonà - Tinh cần tinh tấn, tối thắng; Sakulà - Thiên nhãn, tối thắng; Bhaddà Kundalakesà - Có thắng trí mau lẹ, tối thắng; Bhaddà Kapilànì - Nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng; Bhaddà Kaccana - Đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng; Kisàgotami - Mang thô y, tối thắng; Sigalàmàtà - Đầy đủ tin thắng giải, tối thắng ) và Các Vị ( Cố ) Ni Sư Trưởng, Ni Sư, Sư Cô. + Nhị Thập Chúng Tỷ Kheo ( 20 vị ) : Ba Ca Ly: Tín tâm đệ nhất - Bà Kỳ Sa: Thí tài đệ nhất - Bạc Câu La: Không bệnh đệ nhất - Ca Ly Hào Đà Tử Bạt Đề: Tánh quý đệ nhất - Ca Lưu Đà Di: Giao tế đệ nhất - Câu Hy La: Bác giải đệ nhất - Chu Ly Bàn Đà Già: Giải thoát đệ nhất - Câu Sát Đà Na: Hạnh vận đệ nhất - Kiếp Tân Na: Giáo hội Tỳ kheo đệ nhất - Kiều Trần Như: Pháp lạp đệ nhất - La Cưu Sất Ca Bạt Đề: Mỹ ngôn đệ nhất - Ly Bà Đa: Thiền định đệ nhất - Ma Ha Bàn Đề: Vô trưởng đệ nhất - Nan Đà Ca: Giáo hội ni chúng đệ nhất - Tần Đầu Lô: Sư hống đệ nhất - Tô Na Khảo Lỵ Tỳ Sa: Tinh tấn đệ nhất - Tư Bá Ly: Sở đắc đệ nhất - Ưu Lâu Tần La Ca Diếp: Lãnh chúng đệ nhất - Ưu Bà Ly: Ký ức đệ nhất - Văn Nhị Bách Ức: Mỹ âm đệ nhất. + Lục Chúng Ưu Bà Tắc ( 6 vị ) : Chất Đa: Thuyết pháp đệ nhất - Kỳ Bà: Y bộ đệ nhất - Nan Cưu La: Tín thất đệ nhất - Tu Đạt: Bố thí đệ nhất - Tu La Am Bà Đa: Bất hại tín tâm đệ nhất - Úc Ca: Cúng dường đệ nhất. + Ngũ Chúng Ưu Bà Di ( 5 vị ) : Ca Đế Nhỉ: Tín ngưỡng kiên cố đệ nhất - Ca Ly: Truyền Tam bảo đệ nhất - Tu Bỉ Đa: Khán bệnh đệ nhất - Tỳ Xá Khư: Bố thí đệ nhất - Uất Đa La: Đa văn đệ nhất. + Bát Đệ Tử Đặc Thù Của Đức Phật ( 8 vị ) : Chu Ly Bàn Đà Già ( Suddhi panthaka, Cung Thác Bán Ca ) - Kiều Trần Như - Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp ( Urivilia Kasyapa ) - Văn Nhị Bách Ức ( Nhị Thông Ức Nhĩ ) - Ma Ha Ba Xà Ba Đề - Liên Hoa Sắc - Cư Sĩ Tu Đạt ( Cấp Cô Độc ) - Ưu Bà Di Tỳ Xá Khư. ( Vasàkhà, Lộc Mẫu, Vợ Của Trưởng Giả Tu Đạt ). ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 23 дня назад
Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Ngài Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tu Nữ, Phật Tử, Tứ Chúng, Tăng Đoàn, Đạo Tràng, Tinh Xá,……Của Phật Giáo Theravada, Nam Tông, Bắc Tông,……: ( đoạn 33 ) : 204 / Tôn Giả Yasadatta ( Thera. 40 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh trong dòng họ Vua Malla, được đặt tên là Yasadatta, Ngài được học ở Takkasilà. Sau khi đi du hành vói Du sĩ Sabhiya, cả hai đến Sàvatthi, tại đây hỏi Thế Tôn một số câu hỏi. Yasadatta ngồi nghe những câu trả lời, ý muốn ưa chỉ trích : “ Ta sẽ nêu lên những khuyết điểm trong những câu trả lời của Sa Môn Gotama “. Thế Tôn hiểu tâm tư của Yasadatta, nên sau khi nói Kinh Sabhiya, Thế Tôn giáo huấn Yasadatta như sau : Với tâm, muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã thắng trận, Người ấy, thái độ vậy, Rất xa vời Chánh pháp, Như đất xa bầu trời. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Tổn giảm xa Chánh pháp, Như trăng nửa tháng đen. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Khô cạn trong diệu pháp, Như cá mắc nước cạn. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của Bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Không lớn trong diệu pháp, Như giống thối trong ruộng. Ai tâm tư thỏa mãn, Nghe Bậc Thánh giảng dạy, Từ bỏ mọi lậu hoặc, Chứng ngộ không dao động, Ðạt tịch tịnh tối thượng, Chứng Niết Bàn vô lậu. 205 / Tôn Giả Sonakutikanna ( Thera. 40 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở xứ Avanti, trong một gia đình rất giàu có, và được đặt tên là Sona. Vì đeo một bông tai đắt giá, Ngài cũng được gọi là Koti hay Kutikanna ( người có lỗ tai đắt giá ). Lớn lên, Ngài trở thành một điền chủ, và khi Trưởng Lão Mahà Kaccàna ở gần bên nhà, Ngài cung cấp các vật dụng nhu yếu, nghe Chánh pháp, cuối cùng cảm thấy dao động, xin xuất gia với Trưởng Lão Kaccàna. Rủ thêm mười người một cách khó khăn, Ngài xin phép Vị Trưởng Lão đi đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Ðược phép ngủ đêm trong chái phòng Đức Phật, và buổi sáng được mời tụng đọc, Ngài được khen khi đọc mười sáu Athaka. Khi đọc đến câu : “ Thấy sự nguy hiểm của một đời thế tục “, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán. Khi Ngài được Đức Bổn Sư bằng lòng về ba vấn đề mà Vị Trưởng Lão Mahà Kaccàna giao cho Ngài hỏi, Ngài trở về chỗ cũ và thưa lại với Bậc giáo thọ sư của mình ( Sự kiện này được ghi chép đầy đủ trong tập Udàna và tập sớ Anguttara, nhưng ở đây lại nói Ngài chứng quả A La Hán khi còn học tập với Vị giáo thọ sư của mình ). Rồi, trong khi sống, thọ hưởng an lạc giải thoát, Ngài ôn lại sự thanh đạt của mình, và với tâm hoan hỷ, Ngài nói lên những bài kệ như sau : Ta thọ được đại giới, Ta giải thoát vô lậu, Thế Tôn, ta được thấy, Ta sống chung tinh xá. Thế Tôn, trải nhiều ngày Sống ngay ở ngoài trời, Ðạo Sư khéo an trú, Rồi mới vào tịnh xá. Trải y Tăng già lê Gotama nằm xuống, Như sư tử hang đá, Ðoạn tận mọi sợ hãi. Khéo lựa lời tốt lành, Ðệ tử Bậc Chánh Giác, Trước Đức Phật tuyệt hảo, Sona thuyết diệu pháp. Liễu Tri Năm thủ uẩn, Tu tập con đường Thánh Ðạt an tịnh tối thượng, Chứng Niết Bàn vô lậu. 206 / Tôn Giả Kosiya ( Thera. 41 ) : Trong thời Ðức Phật hiện tại, Ngài sanh trong một gia đình Bà La Môn ở Magadha và được đặt tên là Sona. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài hay đến nghe Trưởng Lão Sàriputta thuyết pháp, tin tưởng ở nơi giáo lý, xuất gia và không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi ôn lại quá trình giải thoát của mình, Ngài tán thán đức hạnh và sức mạnh quyết định hành thiện của các Bậc Thánh với những bài kệ sau đây : Ai hiểu những lời dạy Của các Bậc Ðạo Sư, Bậc trí sống an trú, Phát sanh lòng ái niệm, Bậc trí có lòng tin, Biết thù thắng trong Pháp. Vị khi nạn lớn khởi, Suy tư không tê liệt, Bậc trí có kiên trì, Biết thù thắng trong Pháp. Ai vững trú như biển, Không dục, trí tuệ sâu, Thấy rõ chân nghĩa lý, Tế nhị và vi diệu, Bậc trí trú bất động, Biết thù thắng trong Pháp. Bậc nghe nhiều, trì Pháp, Hành pháp và Tùy pháp, Bậc trí gọi như thị, Biết thù thắng trong Pháp. Ai hiểu nghĩa lời nói, Biết nghĩa, hành như thật, Bậc trí gọi nội nghĩa, Biết thù thắng trong Pháp. Chương VI - Phẩm Sáu Kệ : Ðảnh Lễ Ðức Thế Tôn Bậc A La Hán Chánh Ðẳng Giác : 207 / Tôn Giả Uruvelà Kassapa ( Thera. 42 ) : Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm anh cả trong ba anh em một gia đình Bà La Môn tên Kassapa, và cả ba đều học thông ba tập Vệ đà. Ba anh em có đến năm trăm, ba trăm và hai trăm thanh niên đệ tử vì không tìm được chân lý trong kinh điển của họ, chỉ tìm thấy những vấn đề thế tục, nên họ từ bỏ gia đình và trở thành những ẩn sĩ. Cả ba được đặt tên tùy theo chỗ ở của mỗi Vị, và Ngài được gọi là Uruvelà Kassapa vì Ngài ở Uruvelà. Một số sự kiện đã xảy ra, Vị Bồ Tát xuất gia, chuyển Pháp luân, năm Vị Trưởng Lão chứng quả A La Hán, năm mươi bạn đứng đầu là Yasa được hóa độ, sự xuất phát của Vị A La Hán để thuyết pháp độ sanh, sự hóa độ ba mươi người bạn giàu có, Bậc Ðạo Sư đi đến Uruvelà. Khi Thế Tôn hiện ra nhiều thần thông bắt đầu với sự nhiếp phục con rắn, Kassapa khởi lòng tin và xuất gia, hai người em cũng bắt chước người anh cả. Thế Tôn giảng kinh AAdittapariyàya cho ba anh em Kassapa với một ngàn đệ tử và khiến mọi người chứng quả A La Hán. Uruvelà Kassapa ôn lại sự thành quả của mình, nói lên chánh trí với những bài kệ như sau : Thấy được các thần thông Gotama danh tiếng, Nhưng ta chưa thần phục, Bị ganh, mạn lừa dối. Bậc Ðiều Ngự loài Người, Biết được tâm tư ta, Chất vấn ta hốt hoảng, Kỳ diệu lông dựng ngược. Xưa ta thuộc bện tóc, Thần thông ta nhỏ mọn, Ta xem chúng vô dụng, Ta xuất gia đầu Phật, Xưa bằng lòng tế tự, Xem dục giới hàng đầu, Sau ta nhổ tận sạch Cả tham, sân và si. Ta biết các đời truóc, Thiên nhãn ta trong sạch, Thần thông biết tâm nguòi, Thiên nhĩ, ta đạt được. Do đích gì xuất gia, Bỏ nhà, sống không nhà, Ðích ấy ta đạt được, Mọi kiết sử tận diệt. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Месяц назад
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “ Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả. Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả. Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát. ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……). Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Vui thay, Phật ra đời !; Vui thay, Pháp được giảng !; Vui thay, Tăng hòa hợp !; Hòa hợp tu, vui thay !. Khó thay, được làm người; Khó thay, được sống còn; Khó thay, nghe diệu pháp; Khó thay, Phật ra đời !. Chúng con thành tâm cầu nguyện, cầu mong cho tất cả pháp giới chúng sinh dù tu theo tông ( tôn ) nào, môn nào trong đạo Phật thì luôn luôn cố gắng nương về, quay về bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Chúng, Tứ Chúng trong tăng đoàn của Ngài. Luôn luôn khắc nhớ, hành theo những lời dạy căn bản, xuyên suốt của Ngài : Ba mươi bảy phẩm trợ đạo; Thập nhị nhơn duyên; Lấy giới Luật làm Thầy, nghiêm trì Giới luật; Giữ vững tinh thần “ Lục Hòa “ trong đạo Phật và áp dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi người; Đừng làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, là lời Chư Phật dạy; Cố gắng giữ được Thiền định trong từng sát na, hơi thở, …… Ba mươi bảy phẩm trợ đạo : ( đoạn 1 ) : + Tứ Niệm Xứ ( Bốn Món Niệm Xứ ) + Tứ Chánh Cần ( Bốn Món Chánh Cần ) + Tứ Như Ý Túc ( Bốn Món Như Ý Túc ) + Ngũ Căn ( Năm Căn ) + Ngũ Lực ( Năm Lực ) + Thất Bồ Đề Phần ( Bảy phần Bồ Đề ) + Bát Chánh Đạo Phần ( Tám Phần Chánh Đạo ) TỨ DIỆU ĐẾ Tứ Diệu đế là : Khổ Diệu Đế ( Dukkha ariyasacca ), Tập Diệu Đế ( Samudaya ariyasacca ), Diệt Diệu Đế ( Nirodha ariyasacca ), Đạo Diệu Đế ( Magga ariyasacca ). Sau khi đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Đức Thế Tôn, mới Chuyển Pháp Luân, Ngài ngự đến rừng Lộc Giả ( Isipatanamigadayavana ), gần thành Baranasi thuyết pháp độ năm vị tỳ khưu, bọn Kiều Trần Như và 18 vạn Phạm thiên. 1. Khổ Diệu Đế : Đức Thế Tôn tự thuyết rằng : Tatthakatama jatipidukkha jarapidukkha byadhi pidukkha maranampidukkha sokaparidevadukkha domanassupayasapidukkha appiyehisampayogodukkha piyehivippayogodukkho yampicchamnalabhati tampidukkha samkhittenapancupadanakkhandhapidukkha Nầy các vị tỳ khưu ! Những sự thống khổ mà Như Lai diễn giải đây, nó hằng phá hại chúng sanh phải chịu nhiều sự khổ não không ngừng nghỉ, đeo đuổi mà làm cho chúng sanh phải chịu điêu đứng không cùng, những sự khổ ấy như thế nào ? Nầy các vị tỳ khưu! Sự khổ có tất cả 13 điều : 1.1. Jati dukkha: khổ vì sự sanh ; Như Lai gọi khổ vì sự sanh, bởi chúng sanh đều phải có sự khổ từ khi di chuyển sanh trong 4 loại: andaja: loài noãn sanh, trước sanh trong trứng, sau mới nở ra thành con vật; jalambuja: loài thai sanh, sanh vào bào thai mẹ (như loài người); samsedaja: loài thấp sanh, sanh nơi ẩm thấp (như côn trùng); upapatika: loài hóa sanh, hóa sanh nguyên hình, như Chư thiên, một phen sanh ra thì đều đủ các thể chất, như một người tuổi lên mười sáu. Cách hóa sanh, chẳng phải chỉ có Chư thiên, mà nhơn loại cũng có khi được như nàng Ambapasika, cùng người Bà-la-môn Pokkharasāti. Tất cả chúng sanh trong 4 loại này đều phải chịu chi phối của sự sanh, đó là duyên khởi luân hồi trong tam giới, sanh diệt, diệt sanh khắp loài, khắp cõi, không nơi cùng tột. Dầu chúng sanh, thuộc loại Thai sanh, hoặc có lục căn đầy đủ, hoặc không đầy đủ, thuộc loại Noãn sanh, Thấp sanh hay Hóa sanh chẳng hạn đều phải chịu các sự khổ sanh như nhau không sao tưởng được, nhưng loại Thai sanh thường chịu nặng nề hơn. ......
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q Месяц назад
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ). Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Kinh Vạn Phật Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiền Hạ Tâm và Các Qúy Tôn Đức Khác : + Chín mươi mốt kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Tỳ Bà Thi Như Lai, Phật thọ số tám mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Ba Tra La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Kiết Sa, hai tên Khán Trà. Phật có thị giả tên Vô Ưu, Phật có con tên Thành Âm. Phật có Cha tên Bàn Đầu, Mẹ tên Bàn Đầu Ý, thành tên Bàn Đầu. 忍辱爲第一; 佛說無爲最; 不以剃鬚髮; 害他爲沙門 Nhẫn nhục vi đệ nhất; Phật thuyết vô vi tối; Bất dĩ thế tu phát; Hại tha vi sa môn. Tạm dịch : Nhẫn nhục là bậc nhất; Niết bàn là tối thượng; Xuất gia não hại người; Không xứng danh Sa môn. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, Phật thọ số sáu mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Phân Đà Lợi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Tinh Tú, hai tên Thượng. Phật có thị giả tên Ly Úy, Phật có con tên Bất Khả Lượng. Phật có Cha tên Câu Na, Mẹ tên Thắng, thành tên A Lầu Na Bạt Đề. 若眼見非邪; 者不座牀亦復然; 執志爲專一; 是則諸佛敎 Nhược nhãn kiến phi tà; Tọa sàng diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Dịch nghĩa : Như mắt thấy sai quấy; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, trong kiếp đó lại có Tỳ Xá Phù Như Lai, Phật thọ số hai ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật ở dưới cây Ta La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có hai nhóm Thinh Văn. Phật có thị giả tên Tịch, Phật có con tên Thiện Trí. Phật có Cha tên A Lầu Na Thiên Tử, Mẹ tên Xứng Ý, thành tên Tùy Ý. 不 害 亦 不 非; 奉 行 於 大 戒; 於 食 知 止 足; 座 牀 亦 復 然; 執 志 爲 專 一; 是 則 諸 佛 敎 Bất hại diệc bất phi; Phụng hành ư đại giới; Ư thực tri chỉ túc; Tọa sang diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Không hại, không sai trái; Luôn hành trì đại giới; Ăn uống biết dừng đủ; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Câu Lưu Tôn, Phật thọ số mười bốn tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ưu Đầu Bạt Đề đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn,……Phật có thị giả tên Trí, Phật có con tên Thượng. Phật có Cha tên Công Đức, Mẹ tên Quang Bỉ Thiên Tử Vô Úy, thành tên Vô Úy. 譬如蜂採花; 其色甚香潔; 以味惠施他; 道士遊聚落; 不誹謗於人; 亦不觀是非; 但自觀身行; 諦觀正不正 Thí như phong thái hoa; Kỳ sắc thậm hương khiết; Dĩ vị huệ thí tha; Đạo sĩ du tụ lạc Bất phỉ báng ư nhân; Diệc bất quán thị phi; Đản tự quán thân hành; Đế quán chánh bất chánh Tạm dịch : Như ong hút mật hoa; Hương sắc hoa càng thắm; Đem vị ban cho người; Tỳ kheo vào làng xóm Không phỉ báng một ai; Thị phi chẳng nhìn đến; Chỉ xét hành vi mình; Có đoan chính hay không. + Trong kiếp HIền có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phât thọ số ba mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ớ dưới cây Thi Lợi Sa đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử thinh Văn thứ nhất một tên là Hượt ( sống ), hai tên là Tỳ Đầu La. Phật có thị giả tên Thân ( gần ), Phật có con tên Thắng. Phật có Cha tên Hỏa Đức, Mẹ tên Nan Thắng Thiên Tử Trang Nghiêm, thành tên Trang Nghiêm. 執志莫輕戲; 當學尊寂道; 賢者無愁憂; 當滅志所念 Chấp chí mạc khinh hý; Đương học tôn tịch đạo; Hiền giả vô sầu ưu; Đương diệt chí sở niệm Tạm dịch : Giữ tâm chớ khinh đùa; Cần học đạo tịch diệt; Hiền giả không sầu lo; Quyết tâm diệt sở niệm. + Trong kiếp Hiền có Phật Ca Diếp, Phật thọ số hai mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ni Câu Luật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Du Na, hai tên là Phạ La Đọa. Phật có thị giả tên Ca Thiên, Phật có con tên Đạo Sư. Phật có Cha tên Tịnh Đức, Mẹ tên Thiện Tài Thiên Tử Tri Sử, thành tên Tri Sử ( thành Ba La Nại ). 一切惡莫作; 當奉行其善; 自淨其志意; 是則諸佛敎 Nhất thiết ác mạc tác; Đương phụng hành kỳ thiện; Tự tịnh kỳ chí ý; Thị tắc chư Phật giáo Tạm dịch : Đừng làm các điều ác; Vâng làm các điều thiện; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời chư Phật dạy. + Trong kiếp Hiền có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật thọ số chỉ trong vòng một trăm năm. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Cù Đàm, Phật ở dưới cây A Thuyết Tha đặng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Xá Lợi Phất ( trí tuệ đệ nhất ), hai tên là Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất ). Phật có thị giả tên Khánh Hỷ ( A Nan Đà ), Phật có con tên La Hầu La. Phật có Cha tên Du Đầu Đàn ( Tịnh Phạn Vương ), Mẹ tên Ma Ha Ma Da, thành tên Ca Tỳ La. 護口意清淨; 身行亦清淨; 淨此三行迹; 修行仙人道 Hộ khẩu ý thanh tịnh; Thân hành diệc thanh tịnh; Tịnh thử tam hành tích; Tu hành tiên nhân đạo Tạm dịch : Giữ miệng, ý thanh tịnh; Thân hành cũng trong sạch; Ba nghiệp đều thanh tịnh; Đạo Như Lai tu hành.
Далее