Truyền thuyết kể về người cá Sống nơi biển sâu, dệt tơ tuyệt đẹp. Trước nay, tình yêu như mơ. Phải chăng cũng từng chết mà chẳng tiếc chi. Từ ngây thơ, vô tư vô lự, đến khi tỏ tường vạn vật. Liệu có ai vẫn giữ được nụ cười như lúc xưa. Từ thanh mai trúc mã cho đến khi sánh bước chẳng rời. Dẫu phong ba cũng không sợ hãi. Nguyện nơi đây núi có cây xanh, người có tình ý. Vì sao trên bầu trời đêm qua thật giống người. Chẳng như chim liền cánh nhưng tâm linh vẫn tương thông. Nguyện thế gian xuân thu và đất trời. Trong mắt chỉ có mỗi mình người. Khổ đau vui buồn, được và mất đến cuối cùng vẫn sẽ là niềm vui.
Nhìn ảnh này, nghe nhạc này cứ liên tưởng tới bộ Husky và sư tôn mèo trắng của hắn. "Từ khi trái tim vô tư, đến lúc tỏ từng mọi chuyện, liệu có còn giữ được nụ cười hồn nhiên thuở nào?" Thương Mặc Nhiên, thương Sở Vãn Ninh. Không có cách nào cân đo đong đếm ai hy sinh cho người kia nhiều hơn. Đều thích nhau từ rất sớm, đều nguyện ý ở bên nhau 1 đời 1 kiếp nhưng lại vô tình dày vò nhau suốt 1 đời. "Sư tôn, người để ý con đi...có được hay không?" "Mặc Nhiên, là ta bảo vệ người không chu toàn. Là ta bạc ngươi... tử sinh không oán."
Bạn nào muốn nghe bản gốc Việt Nhân Ca, có thể xem trong phim Dạ Yến ( the banque 2006 ). Gần cuối phim cảnh Thanh Nữ hát trong đêm dạ yến. Nhân tiện, phim này rất hay
Dạ yến là việt nhân ca, còn bài này thì chỉ lấy 2 câu thơ trong việt nhân ca chứ không phải cùng bài. Nhân tiện việt nhân ca là bài hát thời cổ của một cô gái chèo thuyền với một vị công tử vương thất nên truyền lại thời nay chỉ còn thơ không có nhạc, phối nhạc thì nhiều bản lắm.
@@doanky1805 Có một bản phối việt nhân ca khác trên RU-vid, nếu bạn có ý nghe thử có thể tìm, của Kaiser, tuy nhiên mình thích bản cover lại của Vương Đại nương hơn. Trong Dạ yến do là phim cổ nên cách phối nhạc hát cũng theo kiểu cổ luôn, còn bản phối mình nói thì nó theo kiểu cổ phong hiện đại
Núi có cây xanh , người có tình. Sao trời canh ba sáng tựa Quân. (Quân: cách gọi tôn kính cho người nam) Nhưng hai câu này dường như không ăn nhập gì nhau. Vì câu trên là phần dịch âm Hán Việt (nên mới trông hơi khó hiểu), trong khi câu dưới gần như là dịch thơ thuần Việt luôn, (rất dễ hiểu).
Bài này là do một người lái đò xướng lên để bày tỏ lòng mến mộ khi cùng vương tử chung thuyền, và người lái đò này là nam, nên dịch là "thiếp" thì nghe nó hơi sai sai nhỉ.
Bạn ơi, người xướng bài này là nữ, trích nguyên nguồn Thi viện sẽ như thế này: Đây là một bài ca dao lưu truyền ở nước Sở thời Xuân Thu. Theo Thuyết uyển, thiên Thiện thuyết, em cùng mẹ của Sở vương là Ngạc quân tử 鄂君子 du thuyền trên sông, cô gái người nước Việt chèo thuyền hát một bài ca biểu thị lòng mến mộ ông. Bài thơ được cô lái thuyền hát bằng tiếng Việt, nhưng ông dù không hiểu tiếng Việt mà nghe lời hát lấy làm yêu thích, nhờ người dịch sang tiếng Sở, chính là bài ca ở đây. Ngạc quân tử hiểu được càng vui mừng cởi áo gấm khoác lên người cô gái.
Việt nhân ca Kim tịch hà tịch hề? Khiên chu trung lưu, Kim nhật hà nhật hề? Đắc dữ vương tử đồng chu. Mông tu bị hảo hề, Bất tý cấu sỉ. Tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề, Đắc tri vương tử. Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi, Tâm duyệt quân hề quân bất tri. Dịch nghĩa Đêm nay là đêm nào? Đưa thuyền trôi giữa dòng. Hôm nay là hôm nào? Được cùng vương tử trên thuyền. Thật lấy làm xấu hổ, (Vương tử) không trách mắng thiếp (vì thân phận). Trong lòng thấy phiền muộn không dứt, Được biết vương tử. Núi có cây, cây có cành, Lòng mến thích chàng rồi, chàng không hay. Đây là một bài ca dao lưu truyền ở nước Sở thời Xuân Thu. Theo Thuyết uyển, thiên Thiện thuyết, em cùng mẹ của Sở vương là Ngạc quân tử 鄂君子 du thuyền trên sông, cô gái người nước Việt chèo thuyền hát một bài ca biểu thị lòng mến mộ ông. Bài thơ được cô lái thuyền hát bằng tiếng Việt, nhưng ông dù không hiểu tiếng Việt mà nghe lời hát lấy làm yêu thích, nhờ người dịch sang tiếng Sở, chính là bài ca ở đây. Ngạc quân tử hiểu được càng vui mừng cởi áo gấm khoác lên người cô gái.
Bản trans này không phải của bên tụi mình huhu. Đây là bản trans mình xin bên Mê Mụi, link đây, bạn có thể qua đó xin chị ấy: ru-vid.com/video/%D0%B2%D0%B8%D0%B4%D0%B5%D0%BE-kKXbZZ2Yq7k.html