Тёмный
Thân Quang Khoát
Thân Quang Khoát
Thân Quang Khoát
Подписаться
Комментарии
@thanglong2433
@thanglong2433 4 дня назад
cảm ơn thầy, chúc thầy sức khỏe và thành công
@kieno4376
@kieno4376 8 дней назад
Dạ thưa thầy, em xin phép hỏi khi nào mình cần chọn dạng chuẩn hóa hợp lý ạ, liệu 1 dạng chuẩn hóa có thể áp dụng cho tất cả các thuộc tính của dữ liệu không ạ
@otheanh5306
@otheanh5306 22 дня назад
em cảm ơn thầy rất nhiều ạ, bài giảng rất hay, mong thầy sẽ ra thêm nhiều video về ML,DL nữa ạ.
@huangying1403
@huangying1403 24 дня назад
thầy giảng với các bạn sinh viên thương tác nghe dễ thương ghê =)))) học online lại mà thấy thú vị ạ
@thanglong2433
@thanglong2433 3 месяца назад
Rất cảm ơn thầy vì nội dung bài giảng, chúc thầy có thật nhiều sức khoẻ và thành công trong công việc!
@NamVu-bu8de
@NamVu-bu8de 4 месяца назад
Em chào thầy ạ, thầy cho em hỏi thầy có ghi lại các video học sâu không ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 4 месяца назад
Mình không dạy môn đó ở trường nên ko có video em ah.
@khanhvy9609
@khanhvy9609 5 месяцев назад
Dạ thầy cho em hỏi là sao mình chỉ chuẩn hóa thuộc tính income mà không chuẩn hóa thuộc tính age ạ ? vì em thấy thuộc age cũng lớn nên em chưa hiểu. Em cảm ơn thầy nhiều ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 5 месяцев назад
Đó là ví dụ thôi em. Trong thực tế em có thể chuẩn hoá nhiều hoặc tất cả các thuộc tính.
@khanhvy9609
@khanhvy9609 5 месяцев назад
@@thanquangkhoat4070 Dạ vậy trong bài toán tương tự như vậy, thì mình có nên chuẩn hóa thuộc tính age luôn không ạ ?
@DungVu-di7dz
@DungVu-di7dz 5 месяцев назад
không nhìn thấy code hay kết quả thực tế, bài học chưa có ứng dụng!
@vohoang6693
@vohoang6693 5 месяцев назад
Em cảm ơn thầy, bài giảng rất hay và dễ hiểu ạ
@phamngocquang1437
@phamngocquang1437 6 месяцев назад
Có bài giảng bằng tiếng Việt không em ?
@khanhvy9609
@khanhvy9609 6 месяцев назад
Dạ em chào thầy, thầy có thể cho em hỏi là tại sao mình cần chuẩn hóa thuộc tính mean = 0 và std = 1 ạ ? Em có nghe về nó khi thầy đang giảng đến chuẩn hóa giá trị thuộc tính nhưng em vẫn chưa hình dung được ạ. Em cảm ơn thầy ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 6 месяцев назад
Chào em. Nếu mình không chuẩn hoá thì các thuộc tính sẽ có mean và std rất khác nhau. Điều này có thể tạo ra vài hệ quả không mong muốn, và không mô tả bản chất của không gian dữ liệu. Bài về KNN có ví dụ đó em. Nếu thuộc tính A thường nhận giá trị trong khoảng [10K, 100K], trong khi thuộc tính B thường có giá trị thuộc [0, 1], thì thuộc tính A sẽ lấn át B khi tính toán khoảng cách trong KNN và B sẽ có vai trò rất yếu đối với KNN. Tuy nhiên bản chất chưa chắc đã như thế, B có thể rất quan trọng. Cho nên chuẩn hoá sẽ giúp các thuộc tính có vai trò tương đương nhau. Nó có thể phù hợp khi ta dùng phương pháp học máy nào đó mà dễ nhạy cảm với độ lớn của miền giá trị đầu vào. Chú ý: đôi khi chuẩn hoá sẽ phù hợp. Nhưng đôi khi nó có thể làm mất thông tin hoặc phá vỡ bản chất của không gian dữ liệu. Nên khi em dùng thì cần kiểm tra chất lượng của các pp khác nhau, đối với bài toán của em.
@khanhvy9609
@khanhvy9609 6 месяцев назад
em cảm ơn thầy nhiều ạ@@thanquangkhoat4070
@khanhvy9609
@khanhvy9609 5 месяцев назад
@@thanquangkhoat4070 Dạ em cảm ơn thầy nhiều ạ
@minhhao5031
@minhhao5031 6 месяцев назад
Thầy giảng quá hay Thầy ạ. Em cảm ơn Thầy nhiều lắm ạ. Kính chúc Thầy cùng gia đình thật nhiều sức khỏe và may mắn ạ!
@neyuniim
@neyuniim 8 месяцев назад
Dạ thầy ơi, em đọc trên mạng thì thấy hàm cost bao quát (hàm loss nằm trong hàm cost) vậy thì mình nên sử dụng hàm cost hay loss để hiệu quả bài toán hồi quy hơn vậy thây, em xin cảm ơn thầy ạ.
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 8 месяцев назад
Chào em, có thể một vài nơi viết dễ gây nhầm lẫn về cost và loss. Em hãy xem trong link sau để phân biệt được hai thứ đó nhé. users.soict.hust.edu.vn/khoattq/lectures/cost-loss.png Hàm c(y,y^) trong đó đôi khi ng ta gọi là cost. Ng ta chỉ nói đến việc dùng hàm Loss để đo đạc lỗi và tạo hàm mục tiêu cho việc huấn luyện. Cho nên em hãy chọn và so sánh các hàm loss với nhau.
@neyuniim
@neyuniim 9 месяцев назад
Thầy ơi cho e hỏi là, sắp tới đây e có làm đồ án về linear regression. Không biết là khi làm xong đến phương pháp OLS này có cần phải sử dụng 2 phương pháp Ridge hay Lasso k ạ, mong thầy trả lời ạ. Em xin cảm ơn thầy
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 9 месяцев назад
Em nên dùng thêm Ridge và Lasso vì chúng thường tốt hơn OLS.
@NguyenPhuongNam588
@NguyenPhuongNam588 10 месяцев назад
hay quá thầy ạ
@BuiThanhBinh-sx3wd
@BuiThanhBinh-sx3wd 10 месяцев назад
Rất hữu ích ạ
@tructrathithanh6580
@tructrathithanh6580 11 месяцев назад
Cám ơn thầy🎉
@nguyenkhanhTung
@nguyenkhanhTung 11 месяцев назад
Bài giảng của thầy PGS Khoát hay thật. Cám ơn thầy.
@phanthanh-vc7it
@phanthanh-vc7it 11 месяцев назад
Em cảm ơn thầy ạ
@phamtuananh2378
@phamtuananh2378 11 месяцев назад
thầy ơi cho em hỏi là ở rừng ngẫu nhiên có giới hạn bao nhiêu cây không ạ. Và nếu chọn cây ngẫu nhiên từ tập D thì có bao giờ sẽ có 2 cây giống nhau hoàn toàn không ạ và nó có ảnh hưởng gì đến tính tối ưu không ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 11 месяцев назад
Không có giới hạn về số cây nhé. Khả năng 2 cây giống nhau hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng với xác suất rất bé nếu bài toán có nhiều thuộc tính.
@phamtuananh2378
@phamtuananh2378 11 месяцев назад
@@thanquangkhoat4070 dạ em cảm ơn thầy ạ
@Covey2004
@Covey2004 Год назад
thầy ơi thầy học cái này là phải học giỏi toán cao cấp rời rạc, xác xuất chứ chưa động đến kĩ năng lập trình hả thầy
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Em chỉ cần biết kiến thức cơ bản của mấy môn đó là có thể hiểu bài giảng. Coding là cần thiết nếu em muốn dùng đc ML. Đôi khi chỉ cần biết code cơ bản.
@taicong9937
@taicong9937 Год назад
Bài giảng của thầy rất hay, lý thuyết rất kỹ nhưng liệu ở các phần ví dụ sau khi đưa ra các phương pháp giải thầy có thể làm mẫu các bước tìm ra được hàm thay vì đưa kết quả được không ạ. Vì đôi khi làm theo thì các trọng số của e lại khác với của thầy
@taicong9937
@taicong9937 Год назад
hay thầy dùng code để tìm được hàm luôn ạ =.=
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
@@taicong9937 Em tính theo công thức nghiệm tối ưu hay tự giải hệ phương trình? E kiểm tra kỹ xem có nhầm gì không nhé.
@taicong9937
@taicong9937 Год назад
@@thanquangkhoat4070 e học bách khoa, ngành cơ điện tử. Bên e thầy chỉ làm theo phương pháp ma trận còn bài này e làm đối vs 4 dayx dữ liệu thôi á thầy
@phamminhhieu4349
@phamminhhieu4349 Год назад
Em chào thầy ạ, thầy cho em hỏi bản chất của việc chuẩn hóa dữ liệu các thuộc tính về 1 miền giá trị tại sao đôi khi lại đem lại hiệu quả cho mô hình tốt hơn ạ? Thêm nữa thầy cho em hỏi là có phương pháp nào để đánh giá phương pháp mình tiền xử lý là phù hợp và đối với những bài toán như nào để mình nhận ra nên tiền xử lí theo phương pháp nào hay tất cả là dựa trên kinh nghiệm ạ?
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Chào em. 1. "chuẩn hóa dữ liệu các thuộc tính về 1 miền giá trị tại sao đôi khi lại đem lại hiệu quả"? Em có thể tham khảo thêm giải thích từ Bài giảng 6 về KNN (ru-vid.com/video/%D0%B2%D0%B8%D0%B4%D0%B5%D0%BE-gHavNvEZyf4.html). Miền giá trị của 1 thuộc tính A mà quá lớn thì có thể lấn át "một cách thơ ngây" các thuộc tính khác, mà chưa chắc A đã thực sự có vai trò quan trọng trong bài toán ấy. 2. "đánh giá phương pháp mình tiền xử lý là phù hợp"? Câu hỏi rất thực tế. Em hãy nhớ lại Định lý No-Free-Lunch. Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp tiền xử lý khác nhau, em có thể tham khảo bài giảng về Đánh giá hiệu quả của mô hình (ru-vid.com/video/%D0%B2%D0%B8%D0%B4%D0%B5%D0%BE-ujDDwR2GZZM.html). Mỗi cách tiền xử lý khác nhau có thể tạo ra 1 mô hình ML khác nhau.
@phamminhhieu4349
@phamminhhieu4349 Год назад
@@thanquangkhoat4070 em cảm ơn thầy rất nhiều vì đã bỏ chút thời gian ra giải đáp thắc mắc của em ạ. Em chúc thầy thật nhiều sức khoẻ !
@maivuduy8282
@maivuduy8282 Год назад
nhờ xem video của thầy mà e đã được A môn này, e cảm ơn <3
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Chúc mừng em. Do nỗ lực của em thôi.
@quybuiquang1745
@quybuiquang1745 Год назад
hay quá. Ra thêm nhiều video đi thầy ơi
@tinluongthanh8782
@tinluongthanh8782 Год назад
very helpful !
@nguyennv130
@nguyennv130 Год назад
em thưa thầy, em không phải là học sinh của thầy. Nhưng em thấy thầy giảng dễ hiểu quá và em cũng rất đam mê machine learning nên em rất mong được thầy đăng các video bài giảng của thầy ạ để bọn em, những sinh viên không học ở những môi trường tuyệt vời như Bách Khoa Hà nội có cơ hội tiếp cận mảng này 1 cách đơn giản ạ. em cảm ơn thầy rất nhiều
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Cám ơn em. Mình sẽ cố gắng đăng nếu có video hữu ích cho mọi người.
@thiphuongo55
@thiphuongo55 Год назад
Anh ơi anh cho em xin link facebook hoặc zalo để liên hệ với anh được k ạ ?
@NguyenNgocAnh-lp6ec
@NguyenNgocAnh-lp6ec Год назад
Thầy dạy hay nhưng nhiều lý thuyết đúng chất BK. Có ví dụ chạy thực tế đồ họa thì học viên dễ theo hiểu đc hơn ạ. Em cảm ơn thầy
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Cám ơn em. Mặc dù không có video về ví dụ thực hành, em có thể xem ví dụ trong demo code. Hãy lấy trong website môn học và chạy vài thử nghiệm xem.
@bacnguyendinh8949
@bacnguyendinh8949 Год назад
Cảm ơn Thầy, dễ hiểu ạ
@NguyenDung-mn1ut
@NguyenDung-mn1ut Год назад
Em chào thầy. E là cựu sv BK hiện tại đang học thêm về ML. Thầy có thể cho e xin một số các bài tập cụ thể về ML được không ạ. Em cảm ơn thầy ạ.
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Em hãy xem trong website của môn học ML-DM nhé.
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
@@NguyenDung-mn1ut Xem mô tả ở trên.
@chituongla8407
@chituongla8407 Год назад
giờ thì t đã hiểu vì sao cấp 3 phải học hàm số, tích phân,... rồi :)
@menpham6739
@menpham6739 Год назад
Nói chung sự chấp nhận máy chủ tượng hình phong thủy ký hiệu biểu tượng triết lý toán lý hoá sinh và thuật vẽ kỹ thuật mô hình và quí vị đặt vào mạch bo mạch với đan xen tương ưng dự toán đám mây cảm biến màn hình câu lệnh ứng dụng ngành nghề tâm bệnh bằng tâm sinh lý máy sẽ có kết quả dự đoàn bát kỳ loại hình nào bao gồm quí vị dang tính toán đạo hàm đơn giản là đủ bí quyết trương sinh tính toán được.thực tế tâm bệnh thuộc biết cách hay không đó là ở kinh nghiệm chứ chỉ quí vị cũng ko hiểu được nó thuộc cá nhân để xem mấy ổng thành phật thế nào hóc búa hỏi bất chợt biết ngay tu tập tới đâu rất tiếc bảng phong thần mới có hai vị thôi thấy viêtteeu RU-vid luyện ba game đúng tào lao nằm mơ chưa hỉnh thành được cách nhân hoá nhân vật thần truyện thôi chứ không đạt nếu Huyền bỏ photo quí vị tự nói là không cần liên mạch nhưng phong cách của tôi máy tính chủ đã nhận ra phon cách còn lại miễn pholo cũng bị đơ thôi đẻ xem bực đập bỏ máy dt xuống suối cho nên máy tính với dt một bộ nếu tôi vứt thì máy khác cũng đứng tới đấy mà thôi ngầu nhiên máy thuật nội dung trùng khớp ở nên tảng nào đấy vd CC DD hai hàm số thuật viết tắt còn con trợ lý khuyết tật nge ko rõ cả tỷ kiếp nó cũng sính ra khuyết tật thôi tâm linh 12 năm Huyền phán cho nghiệp ổng thầy nào tự lãnh lấy khoa học công nghệ tôi bị lãnh xui sẻo trời đất làm cho ra lẽ ko
@DinhNgocAn
@DinhNgocAn Год назад
Video của thầy xem rất dễ hiểu! Em cảm ơn thầy, chúc thầy luôn vui khỏe và thành công!
@ninhvanthoi579
@ninhvanthoi579 Год назад
Video này bị thiếu phần giải BT phải k thầy
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Em có thể lấy code + data trong trang web bài giảng về làm thực hành.
@tonytony6858
@tonytony6858 Год назад
Like it
@tungduongpham4689
@tungduongpham4689 Год назад
Chào thầy, Có phải một số video được ẩn đi không nhỉ ? Em không thấy video về phần Regularization
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Chào bạn. Nội dung đó khá chuyên sâu nên mình chỉ có PDF bài giảng trong web môn học, chứ không làm video.
@nguyenvietbuu
@nguyenvietbuu Год назад
Thầy ơi cho e hỏi học hết list video đã đủ kiến thức đi thực tập chưa ạ.
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Câu hỏi này của em liên quan đến kết quả thu được của người học và yêu cầu của công ty tuyển dụng, nên mình chưa nói được gì. Theo mình, nếu em đã nắm rõ các kiến thức căn bản trong khoá học + thực hành thành thạo các mô hình và vận dụng tốt các mô hình ML thì có thể dễ tìm chỗ thực tập.
@nguyenvietbuu
@nguyenvietbuu Год назад
@@thanquangkhoat4070 dạ e cảm ơn thầy
@nhuthuy1716
@nhuthuy1716 Год назад
buổi học của thầy em học được nhiều kiến thức toán hay lắm ạ. cảm ơn Thầy!
@laglac4988
@laglac4988 Год назад
bài giảng rất hay thầy ơi, em nghe hiểu không sót 1 chữ ạ
@mrvinh2606
@mrvinh2606 Год назад
Thưa thầy, nếu có sự chênh lệch khá lớn về đơn vị đo giữa các Xj, Zj vậy chúng ta dùng mỗi Xj, Zj để chia cho tổng chung của X, Z (kết quả của mỗi Xj, Zj mới sẽ chạy từ 0->1). Lúc đó chúng ta tính khoảng các dựa trên các tỉ lệ mới không có sự chênh lệch về đơn vị đo nữa, liệu giải pháp này có tốt hơn không ạ?
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Đó cũng là một cách chuẩn hoá. Tuy nhiên cần kiểm tra kỹ hiệu quả trong bài toán của mình xem sao.
@mrvinh2606
@mrvinh2606 Год назад
@@thanquangkhoat4070 Vâng ạ. Em cảm ơn Thầy.
@thuytien5846
@thuytien5846 Год назад
Em thưa thầy cho em hỏi là Efficient linear method có thuộc phần này không ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
Chào em. Mình chưa biết phương pháp em nói là gì nên chưa trả lời dc.
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 Год назад
@@thuytien5846 Nếu mình không hiểu nhầm thì Efficient linear method này cũng dùng mô hình tuyến tính. Tuy nhiên cách dùng tại bước phân loại thì hơi khác ==> hàm phân loại có dạng piece-wise linear.
@thanhnhannguyen6040
@thanhnhannguyen6040 2 года назад
Em cám ơn và cầu chúc sức khỏe cho Thầy. Mong Thầy tiếp tục truyền dạy bài học cho chúng em
@haihoangthanh8949
@haihoangthanh8949 2 года назад
Thầy giảng hay, logic, dễ hiểu quá ạ 😀
@nguyenngoctien9957
@nguyenngoctien9957 2 года назад
thầy có dạy online k ạ,
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 2 года назад
Khong em a.
@hoangcon4811
@hoangcon4811 2 года назад
bài giảng của thầy rất bổ ích ạ. nhân đây thầy cho em hỏi với ạ series này sẽ vẫn còn được thầy ra tiếp đúng không ạ? em cảm ơn thầy
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 2 года назад
Series sẽ được chỉnh sửa hoặc bổ sung nếu cần nhé.
@trungtuanluong26
@trungtuanluong26 2 года назад
Cám ơn Thầy, em rất vui khi tìm được bộ giáo trình chất lượng thế này. Mong Thầy ra nhiều chủ đề hơn nữa ạ
@study6143
@study6143 2 года назад
thầy ơi, thầy cho em hỏi bằng cách nào để : đề xuất mô hình input để so sánh k-means và k-NN ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 2 года назад
Chào em. K-means và K-NN thường dùng cho các bài toán khác nhau. Ví dụ K-means dùng cho clustering (thuộc nhóm unsupervised learning), còn k-NN thường dùng cho supervised learning. Mình chưa biết so sánh trực tiếp thế nào. Có thể không so sánh dc.
@nguyenvietbuu
@nguyenvietbuu 2 года назад
Thầy cho e hỏi, thầy có video hướng dẫn thực hành ko ạ
@thanquangkhoat4070
@thanquangkhoat4070 2 года назад
Không có đâu em.
@nguyenvietbuu
@nguyenvietbuu 2 года назад
@@thanquangkhoat4070 dạ thầy, tiếc cái coi rất dễ hiểu, mà kĩ thuật thì e lại kém
@khanginh4502
@khanginh4502 2 года назад
thầy dạy rất hay ạ. Cảm ơn thầy ạ