Mình học trường Nguyễn Khuyến CS2, lúc đi học mình đã may mắn nhận được sự giáo dục của các thầy cô tận tâm thế này. Giờ mình là bác sĩ đã tốt nghiệp sau đại học. Thấy được video này mình cảm động và rơi nước mắt. Thật vô cùng biết ơn thầy cô!
Những giáo sư giỏi như thầy này đáng tôn kính, rất kinh nghiệm giảng dạy dể hiểu mà còn ghiền học nữa chứ, tiếc quá bài ko hết ở video này, cảm ơn thầy nhiều lắm!
Có ai giống e hong ạ , mật dầu là đã tốt nghiệp r, nhưng khi xem video thì làm e nhớ những kỉ niệm thời học sinh, nhớ những tiết học và nhớ những kỉ niệm, lạ thật lúc còn là học sinh thì muốn học cho nhanh nhanh, rồi tốt nghiệp khoẻ. Nhưng khi tốt nghiệp xong thì lại muốn quay lại thời học sinh vô lo vô nghĩ, cùng nhau giải những bài toán khó ,giải những bài hoá học, chia từ tiếng anh ,...... H đây tất cả là những kỉ niệm ❤
Hay quá thầy ạ, em rất thích những giáo viên lâu năm, giảng chậm rãi, dễ hiểu, dẫn dắt vào bài rất hấp dẫn. Chúc thầy có thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục trên công cuộc trồng người!
Hồi phổ thông, mình học làm gì may mắn có được thầy như vậy. Mà phải thừa nhận, càng lớn lên thì tư duy logic càng phát triển, xem lại những bài toán thì mình dễ hiểu hơn, vậy mà thời phổ thông khổ sở biết bao nhiêu.
Tôi năm nay gần 70 tuổi rồi, xem thầy giảng rất cuốn hút. Tiếc là không xem được hết, truy cập theo đường dẫn để xem tiếp thì bị báo lỗi. Trân trọng thầy giáo.
Phải chi các môn đệ giỏi của thầy biết kết nối kiến thức uyên bác hấp thụ từ thầy vào sự vận hành của nền kinh tế quốc dân thì phước đức ngàn đời cho dân tộc Việt Nam chúng ta thầy nhỉ ! Kính chúc thầy và gia đình an khang hầu thầy còn để lại những bài giảng quý giá cho thế hệ mai sau ! Em xin chào thầy !
tự nhiên ký ức lại ùa về, ôi những năm 2004-2006 đầy kỷ niệm. Tuần trước mới bàn luận tích phân với đứa em xong, hôm nay đã thấy đề xuất thật tuyệt vời.
Nhớ cuối năm 1999 còn được học với thầy ở cơ sở Học Viện Hành Chính đường 3/2. Lớp ôn thi nào cũng đông đúc vì thành phần học chui cũng không ít! Bây giờ mình dạy Tiếng Anh, những thầy cô mình được tại các Trung Tâm Luyện Thi luôn là những người mình nhớ nhất.
Hơn 20 năm trước tôi cũng học toán thầy Hùng...giờ thi tôi là giáo sư toán học..lấy bằng tiến sĩ toán học tại Mỹ, là giáo sư thỉnh giảng của viện toán học cao cấp bên cạnh giáo sư ngô bảo châu....renng..renng..chết mẹ đồng hồ báo thức ae ạ, thôi dậy..chạy grap tiếp thôu
Ngày trc đi học thầy chỉ giảng qua qua cho công thức rồi áp dụng luôn, k nói chi tiết và sâu xa như thầy này, thầy tuy cao tuổi nhưng giảng cuốn thật, chúc thầy có nhiều sức khoẻ ạ
@@minhnguyen5861 tôi thấy chữ của thầy nét nào nét đấy vẫn còn dứt khoát lắm, bọn học sinh viết phấn nhiều đứa nét chữ còn mỏng với run, đằng này thầy viết nét mềm mại nhưng chắc chắn
Hơn nữa thầy là giảng viên đại học, còn là dạy toán cao cấp thì tư duy của thầy Không phải dạng thường, bạn đừng quá đề cao "giáo dục khai phóng của phương Tây" mà quên rằng Việt Nam mình không thiếu người tài @@minhnguyen5861
Nghe bài giảng em chợt nhớ cách đây 25 năm khi học đại cương đại học tiếp xúc với phần này là toán A2 và cuộc sống mưu sinh đã làm em gần như quên hết về nó nhưng vẫn nhớ bản chất của tích phân hàm để tính diện tích phẳng và tích phân lớp để tính thể tích là toán A3. Hi vọng được xem nhiều video của thầy để em có thể nhớ lại kiến thức mình đã được học. Một người học trò yêu môn toán đến cùng cực!❤
Trong trào lưu xã hội thực dụng ngày nay của thế kỷ 21 toán học cao cấp trở nên khô khan, phù phiếm và là một đảm bảo rất chắc chắn cho một tương lai không mấy khấm khá được. Ngày nay chỉ nên tập trung học toán đủ để thỏa các đòi hỏi phải có của các ngành học khác rồi sau đó vào học vô số các ngành nghề khác dễ dàng, thích thú hơn toán nhiều lần mà sau này tốt nghiệp ra lại có nhiều việc làm ưu đãi cao hơn, điều kiện làm việc thoải mái hơn, được xã hội trọng vọng hơn và quan trọng nhất là có rất nhiều cơ hội để trở thành đại gia hơn là suốt đời chỉ đủ ăn trong thế giới trừu tượng của toán học. Ở các nước tiên tiến giàu mạnh, toán học cao cấp đã và đang bị đào thải và trở thành 1 phạm trù rất hạn hẹp cho 1 thiểu số rất ít sinh viên mà định mệnh nghiệt ngã đã trói buộc họ với toán học .
Mình học khối B nhưng rất thích Toán, Lý, Hóa. Mình cũng thắc mắc về tích phân và chưa được giải thích như Thầy này giảng, thật thu hút và dễ hiểu, tiếc clip ngắn quá :(
Tui nhớ hồi đi học đại học, cô giáo dậy toán bước vào lớp, chép một mớ công thức tích phân nâng cao hơn so với lớp 12. Rồi ra bài tập ngồi giải. Không có kiểu dạy sâu, như thế này đúng với tinh thần đại học.
Đúng là thầy giáo lâu năm có cách truyền đạt lôi cuốn. Hồi xưa tôi đi học cũng có thầy dạy toán theo cách này. Trước khi học phép toán mới thầy luôn dạy tại sao lại có cách tính toán như vậy và sư dụng trong trường hợp nào ngoài thực tế. Nhưng bây giờ tôi có hoi mấy đứa cháu về công dụng những phép toán thì chi tra lời đc 10% đúng còn lại là không biết. Chi bei61t là sư dụng như vậy và công thức như vậy.
Ngày xưa đi học phải nói là sợ mấy thầy lớn tuổi ý, tại sợ khó, làm bài ki dc ổng rầy, còn thêm dạy toán,môn mình rén nhất thì đúng là combo muốn xuống phòng y tế nằm luôn.
Tóc thầy nhìn rất là giống Michio Kaku... 😄 Phần lớn mọi người khi dạy (và cả khi học) thường tập trung vào kết quả và cách để lập luận giải ra kết quả, thường quên một phần rất quan trọng là quá trình từ lúc gặp vấn đề lần đầu tiên cho đến khi tìm ra cách giải, đó là phần rất quan trọng của việc luyện tư duy. (Terance Tao miêu tả cách mọi người học toán thường có tư duy như học bùa chú phép thuật, theo kiểu gặp vấn đề nào thì triệu hồi thần nào đó, áp dụng một công thức/cách giải tương ứng, như vậy làm giảm đi khả năng sáng tạo rất nhiều. Và tất nhiên nó vừa mệt (học vẹt) vừa kém hiệu quả, không phát triển mạnh khả năng tư duy và cũng giảm cả khả năng áp dụng).
was studied over a decade ago and has been re-examined many times. now review but still do not know the application . Vietnamese students are sublime :)). have fun
A ơi e chuẩn bị hc toán cao cấp a1 rồi nhưng ko biết gì cả giờ e cần chuẩn bị những gì và các kiến thức ở thpt hc tốt cái gì để hc tốt toán cao cấp a1 a
@@shinzoab8404 trong toán có môn quy hoạch tuyến tính, dựa vào một số đủ lớn các điểm xác định sẽ lập được hàm fx gần đúng với độ chính xác cao, từ đó sẽ tính được tất cả các diện tích trong thực tế. Cái này dùng rất nhiều trong kĩ thuật ứng dụng hoặc dùng trong mô phỏng hàm số từ tập số liệu thực nghiệm.
@@nguyenduy2807 giải tích hàm một biến ở đại học không khó đâu, chỉ cần hiểu bản chất của vi phân và tích phân là sẽ học được thôi. Tích phân là phép cộng, vi phân là một vô cùng bé được chia cực nhỏ từ một đoạn x kí hiệu là dx hay ngầm hiểu là d chia cho vô cực khi đó diện tích của hình bị giới hạn bởi đoạn x và hàm fx của hình ban đầu sẽ là việc công các hình chữ nhật vi phân lại( đoạn fx bị giới hạn bởi dx suy biến thành đường thẳng khi điểm chia n tới vô cực) và được gọi là tích phân từ a đến b của hàm fx với a vàb là điểm đầu và cuối của đoạn x. Còn để làm tốt các bài thi ở đại học nên luyện lại các dạng bài tính tích phân ở phổ thông để làm cho nó nhanh.
3:20 Acsimet hồi xa xưa cũng tính được 1 trường hợp cơ bản nhất với hình "tam giác cong" tạo bởi đường y=x^2 với trục hoành và đường x=1. Diện tích này bằng 1/3. Dĩ nhiên đây là 1 trường hợp cụ thể thôi chứ Acsimet chưa khái quát được công thức tích phân.
@@kienhoanginh1281 Acsimet tính toán nhiều lắm nhưng đôi khi ông lại muốn giấu phương pháp của mình! Hãy đọc trong Wikipedia: vi.wikipedia.org/wiki/Archimedes#To%C3%A1n_h%E1%BB%8Dc
vn dạy lý thuyết nhiều nhưng ko nói áp dụng vào thực tế như thế nào? mà những cái này áp dụng vào thực tiễn thì máy tính với code nó sẽ làm hết rồi, toán áp dụng trong kĩ thuật vũ khí khá nhiều thì phải
Ra trường nay đã gần 20 năm tự nhiên vô tình xem đc videos này và đã xe hết. Mới kg hiểu sao hồi đó toán mình học giỏi như vậy mà giờ nghe kg hiểu gì cả.😌
For Vietnam to compete on a top level with modern world, Vietnam needs to generate alot more of this professor. Not those following the Korean dancers all day.
ĐH Kinh tế 59C NDC hả bạn? thầy dạy bên chi nhánh nào? tui ko nhớ có học thầy ko nữa, chắc học thầy khác, mà toán cao cấp chắc nó rơi vào 2 năm đại cương
Giờ coi lại thấy thầy dạy giỏi ghê này học chắc ko theo giáo trình có sẵn chứ ngày xưa đi học các thầy cô dạy theo quyển giáo trình giảng nhanh chả hiểu học cái gì hay cái đó làm gì. Chỉ cần bik cách làm bài công thức các kiểu chán vch. Xưa nhà nghèo làm gì có học thêm bài này ko hiểu kéo qua bài sau dần dần mất luôn căn bản chứ xưa mình cũng học được lắm bây giờ tự dưng đc coi lại thấy cuốn quá coi hẳn mấy video luôn
thật sự thì người dạy ko chỉ cần kiến thức mà bên cạnh còn phải có cái tâm trong việc giảng dạy mới có thể truyền đạt hết kiến thức đc, như em học CNTT năm đầu gặp giảng viên môn Toán CC thì chỉ đưa ra các công thức và cách giải chứ ko giải thích hay dẫn chứng để sv có thể hiểu bản chất với cơ chế của phép tính để ứng dụng về sau
Cách giải thích tượng hình của tích phân theo cách này được 99% vì nó tính tổng số của những diện tích của những hình thang có chiều cao cực nhỏ (và mỗi diện tích đều có sai số vì diện tích này dùng chiều ngang của đáy trên hoặc chiều ngang của đáy dưới, cả hai cách đều có sai số.) Cách nhìn chuẩn hơn dùng tổng số của những diện tích của những hình chữ nhật; chiều cao của mỗi hình chữ nhật là f(x) và chiều ngang của mỗi hình là dx. Khi dx tiến đến zero, diện tích của hình chữ nhật bằng diện tích giới hạn bởi trục hoành và đường cong f(x).
Video nay đã gần 10 năm ròi , thấm thoát cũng gần 10 năm mình xem những video luyện thi dạng này để củng cố kiến thức 2 môn giai tích và đại số tuyến tính