Тёмный

HỌC SỬ cùng Hội Đồng Cừu | #1 | Từ Hạn chế đào tạo đến "Lịch sử So sánh" 

Hội Đồng Cừu
Подписаться 179 тыс.
Просмотров 87 тыс.
50% 1

HỌC SỬ cùng Hội Đồng Cừu | #1 | Từ Hạn chế đào tạo đến "Lịch sử So sánh"
***
MỤC LỤC THAM KHẢO
0:00 Mở đầu
0:45 Đặt vấn đề
2:55 Các hạn chế của học lịch sử cấp độ phổ thông
15:23 Nghiên cứu Lịch sử So Sánh (Comparative Historical Analysis)
***
Với thông tin báo chí cho rằng khả năng cao môn lịch sử sẽ trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông kể từ năm 2025.Sẽ có nhiều cách tiếp cận tin tức này, từ tích cực đến tiêu cực. Với HDC, đây là một cơ hội để nhóm có thể cân nhắc một loạt chuyên đề mà một vài khán thính giả thân thuộc của HDC đề xuất: cách học lịch sử, phương pháp tiếp cận lịch sử của một nhóm các anh chị đang hoạt động trong các lĩnh vực khoa học liên quan như khoa học xã hội, triết học, pháp luật…
Liệu chúng ta có cách nào khác biến lịch sử trở thành một môn “khoa học” thật sự trong môi trường đào tạo trung học?
Hội Đồng cừu sẽ cố gắng thử điều này trong chuyên đề “Học sử với Hội Đồng Cừu”
Trong tập đầu tiên, HDC sẽ đưa ra một số phân tích và quan điểm của nhóm về những hạn chế trong đào tạo và học tập lịch sử ở mức độ trung học.
Nhóm cũng sẽ giới thiệu tip học sử đầu tiên, lấy cảm hứng từ phương pháp nghiên cứu Lịch sử So sánh.
***
Theo dõi HDC tại: / councilofsheep
Theo dõi NCS Nguyễn Quốc Tấn Trung tại: / t2nguyenquoc
***
#hoidongcuu #lichsu #lichsuvietnam #lịchsử #hoclichsu #hocsucunghdc #hdc #triethocdaichung

Опубликовано:

 

16 июл 2024

Поделиться:

Ссылка:

Скачать:

Готовим ссылку...

Добавить в:

Мой плейлист
Посмотреть позже
Комментарии : 513   
@kimlong308
@kimlong308 Год назад
Năm mình thi tốt nghiệp thì môn Sử là một trong 6 môn. Trong buổi học cuối cùng trước ngày thi, thầy dạy Sử của mình đã nhắn nhủ rằng: "Các em ráng học bài để thi cho tốt, xong rồi... quên hết những cái thầy dạy đi" 😥 Thật là đau lòng khi nghĩ lại.
@QuynhAnh-rc3iq
@QuynhAnh-rc3iq Год назад
người thầy có tâm nên tôn trọng
@davidchan923
@davidchan923 Год назад
Quên đi chính là cách nhớ lâu nhất đó bạn
@kimlong308
@kimlong308 Год назад
@@davidchan923 nên sau này mình mới tự tìm hiểu lại lịch sử từ đầu đó 😀
@kimlong308
@kimlong308 Год назад
@@QuynhAnh-rc3iq vẫn rất nhớ ơn lời thật lòng này của Thầy
@huynhquocbao6372
@huynhquocbao6372 Год назад
Cái này có thật nha, lứa tụi tui ( 1972 ), khi học các môn ( mà bây giờ gọi là các môn Xã hội ) : sử, văn , địa... Các Thầy Cô bộ môn thường khuyên học sinh mình : học thuộc để QUÊN ! Lúc đi thi hoặc làm bài kiểm tra tự khắc trong đầu sẽ nhớ lại .
@chauleqt
@chauleqt Год назад
rất vui vì HĐC làm chủ đề này. Từng là 1 học sinh yêu thích môn lịch sử, có từng đi thi sử trong tỉnh vài lần. Mình chỉ muốn nói các bạn học sinh cứ học sử theo góc nhìn của mình, đừng buồn khi điểm thấp trong kiểm tra sử, vì các bài thi đều có barem riêng rồi, bạn lập luận vững vàng nhưng không đúng barem cũng vậy (trừ khi thầy cô có tâm). Ngoài ra tránh học lịch sử kiểu tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, rất nhiều kênh lịch sử dạy kiểu này để kiếm view và nó gây hại cho các bạn nhiều hơn có lợi.
@minhkhuong152
@minhkhuong152 Год назад
Hello Châu :))))
@chauleqt
@chauleqt Год назад
@@minhkhuong152 ô trời. Sao lặp gặp bạn cũ ở chỗ này 🤣
@khoald1682
@khoald1682 Год назад
mấy kênh sử giờ toàn chủ nghĩa dân tộc, làm cho nhiều người ảo tưởng, tự tâng bốc nước mình và hạ thấp nước khác thôi :v
@AnhVu-Hzz
@AnhVu-Hzz Месяц назад
nói đúng thực trạng hiện nay,nhiều thg nghe tuyên truyền r đi spam công kích khắp nơi,khác ý kiến là chụp mũ phản động khát nước.hầu hết là trẻ trâu,lúc trước còn nhẹ bây giờ nó hung hăng quá cũng sợ =)
@Hoahong520
@Hoahong520 8 месяцев назад
Lịch sử được viết bởi người cầm quyền nên luôn luôn giáo điều và phục vụ lợi ích của một tập đoàn nào đó. Sách giáo khoa lịch sử, vì vậy, cũng chỉ có giá trị của một cuốn tài liệu, giống như các tài liệu lịch sử khác thu thập trên báo chí, trên mạng....còn hiểu lịch sử ra sao, đánh giá lịch sử ra sao cho đúng thì không thể duy nhất cậy nhờ sách giáo khoa lịch sử. Trung đã phân tích rất đúng
@LyLy-tg5cx
@LyLy-tg5cx Год назад
Xin dc chia sẻ chút trải nghiệm về việc học Sử của học sinh ở nước ngoài với HĐC cũng như các thính giả. Tôi có con học cấp 1, chuẩn bị lên cấp 2 ở Hà Lan. Tôi thấy các bé học Sử Bottom-up thì phải. Các bé học Sử trong nhóm các môn "Tìm hiểu Thế Giới", bao gồm cả khoa học, địa lý, lịch sử. Nội dung chủ yếu là lịch sử thế giới, và châu Âu, chỉ có 1 lượng bài nhỏ về lịch sử nước họ. Về mốc thời gian thì xen kẽ, lúc thì học cổ đại, lúc thì học về chiến tranh thế giới. Trong mỗi bài luôn có 1 mục lời kể giả tưởng của 1 em bé sống thời đó, ví dụ "Tôi là Alex, sống ở... năm.. với gia đình. Nhà chúng tôi xây bằng gì, bố mẹ làm gì, mỗi ngày tôi ăn gì, chơi gì, mặc quần áo ra sao, rèn luyện ra sao...." để phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ngoài ra là các kiến thức về văn hoá, trang phục, nhà ở, kiến trúc chứ ko phải vua gì, kinh đô ở đâu, xây đc những gì. Nên tôi hiểu đây là bottom-up history. Lên cấp 2 thì học sinh sẽ học bắt buộc 1-2 tiết Sử/tuần và là môn bắt buộc cho mọi nhóm ngày. Ở Hà Lan, các bé lớp 7 đã được phân nhánh rõ, ai thích học lên ĐH thì học, một số lớn sẽ học làm công nhân, học thể thao, nghệ thuật, tự chọn học xã hội hay tự nhiên, kinh tế... nên các bé ko cần học nhiều Toán nếu ko đi nhóm nghề này. Còn 1 số môn như ngoại ngữ, thể dục và lịch sử thì bé nào cũng sẽ phải học để biết. Điều đó cho thấy Lịch sử cũng rất đc coi trọng không chỉ ở VN.
@nguyenucanh6734
@nguyenucanh6734 8 месяцев назад
Giáo dục bên đó quá tốt mà chị, theo e tìm hiểu là vậy, chỉ tiếc là phương pháp học tập hay và hiệu quả vậy lại ko đc Việt Nam học hỏi...
@luanaominh3279
@luanaominh3279 Год назад
Mình gợi ý mọi người đọc sách của tác giả Tạ Chí Đại Trường nhé, rất khác biệt so với quan điểm viết sử truyền thống ở VN. Lúc đọc cuốn " Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802", mình mới bắt đầu có góc nhìn rộng hơn ở một mốc thời gian giống như là Trung chia sẻ.
@grass_lily
@grass_lily Год назад
Mình đang tìm mua mà đã bán hết rồi. Chưa tái bản lại
@khanhthachngoc9641
@khanhthachngoc9641 Год назад
@@grass_lily bản onl có ak bạn. Download về đọc thôi.
@tahongnhung3097
@tahongnhung3097 Год назад
Cảm ơn gợi ý của anh
@namanhdungho9223
@namanhdungho9223 Год назад
ở vietnam mình có thể mua được không và phải mua cuốn: "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802" ở đâu vậy bạn?
@grass_lily
@grass_lily Год назад
@@namanhdungho9223 Cuốn này hiện tại đã hết và chưa tái bản
@canhnguyen9721
@canhnguyen9721 Год назад
Một chuyên mục khá tiềm năng, hi vọng nó sẽ tiếp cận đc với nhiều hs ở VN
@hoaninhmanh3918
@hoaninhmanh3918 Год назад
Mình ủng hộ dự án này của HDC. Từng thi HSG của tỉnh về môn sử hồi c2 rồi và sau này tự tìn hiểu lại các vấn đề về sử mà mình quan tâm thì mình nhận thấy có nhiều góc nhìn về một sự kiện nào đó sẽ đánh giá vấn đề khách quan hơn.
@NghiNguyenVan
@NghiNguyenVan Год назад
Khi nói về lịch sử, mình luôn nhớ về một lần dự hội thảo và được nghe một Tiến sĩ sử học chia sẻ về định nghĩa lịch sử của phương Tây: Lịch sử là hình dung của con người về quá khứ thông qua các sử liệu có được. Bám vào định nghĩa này, lịch sử thực sự là một môn khoa học có nhiều điều thú vị, đáng để tìm hiểu.
@kinhdoanhthuongmai7513
@kinhdoanhthuongmai7513 Год назад
Định nghĩa mà bạn trích dẫn rất hay, làm mình ngộ ra vài điều. Với nguồn sử liệu khác nhau thì "lịch sử trong đầu" mỗi người là khác nhau, và thậm chí với cùng một nguồn sử liệu nhưng cách hiểu khác nhau thì "lịch sử trong đầu" mỗi người cũng khác nhau nốt 👍
@bcgroup3713
@bcgroup3713 Год назад
Không biết mọi người ở đây có biết ông Nguyễn Lê Anh không Tôi hay theo dõi các bài viết của ông về thời Hùng Vương. Tôi thực sự cảm thấy rất nể vì ông ấy đã cố gắng hình dung nên một bức tranh lịch sử toàn cảnh về thời kì đó với những tư liệu lịch sử ít ỏi và các kết quả khảo cổ. Nó khác hoàn toàn với những gì thường được viết trong sách sử hiện tại.
@immua3365
@immua3365 Год назад
Thật ra thì hầu như môn nào cũng học lịch sử cả chỉ là không ai để ý đó là lịch sử thôi.
@TienLe-qm2kl
@TienLe-qm2kl Год назад
@@bcgroup3713 Nhưng Nguyễn Lê Anh chém về chủ nghĩa Mác và chiến tranh ulraine vs Nga thì nó thối lắm.
@NghiNguyenVan
@NghiNguyenVan Год назад
@@bcgroup3713 mình có biết tiến sĩ Toán này. Quan điểm của mình không hợp với tiến sĩ Toán này nhân dịp ông ấy đưa ra dự đoán dịp Covid dựa theo mô hình Toán học. Mình cũng chưa đọc các bài viết về Hùng Vương này nhưng mình nghĩ, Hùng Vương chỉ là truyền thuyết, huyền sử nên sẽ không có sử liệu, dễ sa đà vào suy diễn vô căn cứ hoặc thuyết âm mưu. Cần cẩn trọng.
@ngandang96
@ngandang96 Год назад
Rất hay! Nếu hồi đi học đc học Sử theo cách khoa học hay áp dụng cách học như trong video có lẽ môn Sử nó ko gây buồn ngủ nv. Với hầu hết hs môn Sử là môn học thuộc, ko phải 1 môn có tư duy. M thấy học như vậy rất dễ chán và dễ quên, cũng như thiếu cái nhìn sâu hay có hệ thống về những gì m học
@LongLe-dc4kl
@LongLe-dc4kl Год назад
Môn sử hiện tại ở THPT chỉ là công cụ tuyên truyền. Nó làm mất hầu hết sự thú vị của những chuyện/câu chuyện/nhân vật... rất thú vị từ quá khứ. Gần đây mình nghe "Sử Việt chuyện xưa kể lại" (5 phần). Mới nghe 1 lần thôi nhưng nó làm bùng lên trong mình sự yêu thích quá khứ của nước ta. Rất thú vị!
@sonbe9307
@sonbe9307 Год назад
"Giáo dục phổ thông" mà bạn. Mục đích là để mọi người có một nhận thức chung với nhau thôi. Còn nếu thích làm điều gì khác thì là được học giáo dục theo nhu cầu. (Mua sách, hỏi, tham gia các hội, nhóm). Căn bản là cũng lười đi.
@ThanhTaioWingsLiberty
@ThanhTaioWingsLiberty Год назад
Trong video Trung nói rõ quốc gia nào trên thế giới cũng dạy sử theo hướng của người thắng và theo ý muốn của chính quyền, không riêng gì Việt Nam. Nên bạn phải chấp nhận lịch sử là môn luôn bị chi phối.
@SoiTeam999
@SoiTeam999 Год назад
E là một hsg Sử ,e thấy Sử phải tiếp cận theo "cách khác" mới học được qua quá trình của e thì e thấy là e giỏi Sử do từ khi lúc nhỏ được ông ngoại kể chuyện về quá trình tham gia chống Pháp và Mỹ của ông ,cũng như e có ông Cậu là giáo viên dạy Sử nữa cùng với môi trường được tiếp xúc với Sử nhiều như xem phim tài liệu,muốn học giỏi thì ko thể học theo cách ở trường được,có 1 sai lầm mà thầy cô k làm khi dạy sử cho học sinh đó là 1.không dạy đại cương:tức là dạy xương sống tiến trình lịch sử Ví dụ như từ năm 938 đến 1945 có những cột mốc nào lớn chẳng hạn Rồi học thuộc các mốc đó và so sánh ở VN năm đó thì ở thế giới cũng năm đó có sự kiện gì ví dụ như 1010 ở VN có nhà Lý thì ở Trung Quốc là nhà Tống chẳng hạn 2.Học Sử quá khô khan cần ứng dụng bản đồ và phim nhiều hơn chứ học thuộc lòng lại quên hết Nếu mà đã có ĐẠI CƯƠNG sơ đồ xương sống VÀ giúp các bạn có 1 tí iu thích môn Sử thì ko học kiến thức vẫn vào bình thường dễ thuộc hơn là nhòi nhét
@minguyen0909
@minguyen0909 Год назад
Trong 1 xã hội đầy sự trẻ trâu, những đứa trẻ trâu.... Vẫn có 1 kênh hay như HDC. May quá, vẫn còn ít hi vọng vào giới trẻ Vn. Trung nc thiet là lọt tai❤❤❤❤
@angelatrinh9308
@angelatrinh9308 Год назад
@@dcsnchampion1329 thấy bạn này nói chuyện nghe có vẻ định kiến với ng khác nhỉ. Tác giả là người có nghiên cứu thì họ nói có dẫn chứng, thuyết phục chứ họ có cần gì ra vẻ thông tường?? Họ ếch ngồi đáy giếng mà đi tây đi ta, ncs tiến sĩ nước ngoài, bài nghiên cứu quốc tế. Như vậy cũng đủ chứng minh năng lực, cách nhìn của người ta không chỉ ở mức ao làng, miệng giếng như bạn nói. Còn giọng của chủ thớt nam bắc gì không quan trọng, vẫn thấy dễ nghe, nội dung trình bày rõ ràng chứ cứ lôi mấy cái tiểu tiết ra mà không để ý tổng thể người ta nói gì thì chỉ càng thấy mình là con người hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu thấy không phục thì dùng lập luận, dẫn chứng của mình để phản biện tác giả, cho người khác xem mình thuyết phục cỡ nào?
@MinhNguyen-ff6xf
@MinhNguyen-ff6xf Год назад
Dân ngu dễ trị mà. Nhét mỗi đứa ít tiền mua smartphone, cho xem tin 1 chiều mỗi ngày… thì sẽ đào tạo 1 thế hệ “tân hồng vệ binh” sẵn sàng xả thân cho các ông ấy
@Ngocthanhdinh4464
@Ngocthanhdinh4464 18 дней назад
Làm một người trung lập để nói về lịch sử cũng không dễ
@phutranxuan1070
@phutranxuan1070 Год назад
Một chủ đề rất hay ạ! Hi vọng HDC sẽ tiếp tục duy trì series này 👍
@vuongphung3930
@vuongphung3930 Год назад
Mình rất thích sử. Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu đã chia sẻ cách học sử nhớ tới cuối đời🎉.
@locle8777
@locle8777 Год назад
Xem xong video này, tự nhiên có khá nhiều kiến thức lịch sử trôi nổi trong đầu bay ra thì về cơ bản có một số góc nhìn cơ bản thú vị mâu thuẫn nhau các bạn có thể tham khảo như sau: đầu tiên là thuyết vĩ nhân cho rằng lịch sử về cơ bản được định hình bởi các vĩ nhân thế giới như Napoleon, Adofl Hitler, Einstein,... đối lập với quan điểm vĩ nhân về cơ bản chỉ là nô lệ của dòng lịch sử chảy qua của Lép Tôi-xtôn trong Chiến Tranh Hòa Bình ông có đề cập như trong một đoạn trích mà ông có ghi: Người ta thường bảo chiến thắng của một trận chiến là do tài năng của các tướng lĩnh, do những kế sách phi thường như của anh thiên tài quân sự Napoleon kia, nhưng thật ra hắn chỉ là nô lệ của dòng lịch sử chảy qua và không hơn không kém. Thứ định hình lịch sử cũng giống như phép tính tích phân trong toán học là tổng hợp tất cả sự kiện nhỏ lại với nhau và hình thành một dòng chảy lịch sử và các nhân vật mà ta gọi là vĩ nhân kia về cơ bản cũng chỉ là nô lệ của dòng chảy đó mà thôi. ( Các bạn có thể tìm đọc quyển này, nếu này đọc hơi ngán, song nếu kiên trì thì đây có thể nói là một trong những quyển cực kì hay đấy! Đoạn trích trên mình ghi theo quan điểm của tác giả Lép Tôi-xtôn, một quan điểm ấn tượng ấn tượng phải không các bạn?) Một câu chuyện lịch sử chảy qua đầu mình tiếp theo là về chuyến hải trình của Colombus và chuyến hải trình huyền thoại của Trịnh Hòa theo đó ta đặt ra câu hỏi vì sau với lực lượng hàng hải mạnh khủng khiếp và có thể sử dụng lực lượng đó để có thể mở rộng, khám phá các châu lục như vậy mà chuyến hải trình của Trịnh Hòa vốn lớn gấp mấy lần chuyến hải trình của Colombus lại có một nghịch lý kì lạ đến như vậy trong các thời đại lịch sử? Colombus phát hiện Châu Mỹ cho người dân châu Âu đem lại nguồn tài sản khủng lồ từ tài nguyên thiên nhiên và nguồn nô lệ trong khi đó chuyến hải trình của Trịnh Hòa cũng đem lại một nguồn lợi lớn như vậy lại không được trọng dụng? Điều này làm mình liên hệ đến việc chế tạo ra thuốc súng ở Trung Hoa, nhiều người đặt câu hỏi là vì sao với thuốc súng trong tay vào thời điểm đó, Trung Hoa có thể xâm chiếm cả thế giới song cái thứ nguy hiểm ấy lại không dùng để làm súng mà dùng để làm pháo bông giải trí ¿ Một câu hỏi khác được đặt ra nữa là Vì sao phương Tây vượt trội? Để trả lời cho câu hỏi này thì mình có tìm thấy một quyển khá hay là một quyển sách cùng tên của tác giả Ian Moris. Bạn có thể tìm đọc, và nếu thích hơn nữa mình đề xuất cho bạn thêm quyển Lược Sử Loài Người. P/s: mình không được trả tiền quảng cáo đâu nhé các bạn ._. Chỉ là mình thấy hay nên đề xuất các bạn có thể tìm đọc thử xem sao^^
@SuperFerz
@SuperFerz Год назад
"Bottom up history" hay quá thầy Trung. Làm tôi nhớ đế cuốn lịch sử của cụ Lê Thành Khôi. Một cách tiếp cận rất khoa học.
@ther.713
@ther.713 Год назад
Em xem video của HDC khi đang đọc cuốn "Hồ sơ mật lầu năm góc" của Daniel Ellsberg vì chính bản thân em đang tự tìm hiểu về lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ và hiệp định Paris. Em thấy rất thích cách HDC hướng dẫn về cách nhìn và tìm hiểu khác về lịch sử. Với riêng em, em nhận ra bản thân mình thích tìm hiểu về lịch sử ở góc nhìn gần hơn. Tức là tìm hiểu những chi tiết, con người tác động tới sự kiện lịch sử đó. VD tìm hiểu về bà Nguyễn Thị Bình, tìm hiểu về hồ sơ mật được tiết lộ...Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về lịch sử thế giới ở góc nhìn từ dưới lên có thể đọc thử "Súng, vi trùng và thép". Mỗi cách đọc, tìm hiểu sẽ cho mình thêm 1 suy nghĩ mới về sự kiện.
@chingo8878
@chingo8878 Год назад
kết hợp giữa lịch sử và triết học là chủ đề khá hấp dẫn ạ, mong HĐC tiếp tục series này ạ.
@angson3834
@angson3834 Год назад
Cảm ơn những thông tin hữu ích của Tấn Trung và Hội đồng Cừu.
@M3gszentdnskawmsnsjdndjlkwklkl
Mình rất ủng hộ HĐC về chủ đề như vầy, mình đam mê sử nhưng rất ít youtuber bàn luận về các vấn đề, khía cạnh của nó, mình rất mong nhóm sẽ khai thác tốt tiềm năng này
@manolitoedo6986
@manolitoedo6986 Год назад
Cảm ơn nhóm rất nhiều về các video
@tieulaonhan6392
@tieulaonhan6392 Год назад
video đầu tiên tuyệt vời. mong đợi những video sau của series
@springcuong.7913
@springcuong.7913 9 месяцев назад
Cảm ơn HDC về hướng đi và cảm hứng học sử này
@ddhung448
@ddhung448 Год назад
Hay quá bạn Trung.
@thiendungnguyen7924
@thiendungnguyen7924 Год назад
Ủng hộ HDC rất yêu sử
@TungPiz
@TungPiz Год назад
Quá hay - cảm ơn Hội Đồng Cừu
@binguyen3875
@binguyen3875 Год назад
người có kiến thức nói có khác, rất lôi cuốn
@Befun2023
@Befun2023 Год назад
Thank you so much for the content & perspectives that I may never have the chances to learn by myself. Wish you health & may you continue producing many more open-minded videos.
@aivanlethi7761
@aivanlethi7761 Год назад
+1 khán giả ủng hộ chuyên đề này ạ 💪💪💪
@kimsonnguyen
@kimsonnguyen Год назад
Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã giúp cho những ai cần có được cái nhìn rõ hơn và hiểu thấu đáo hơn để có thái độ đúng hơn khi phải học môn Lịch Sử hay đọc sách Sử
@user-mi1rb1mq8w
@user-mi1rb1mq8w Год назад
Cảm ơn Hội Đồng Cừu, đây là lần đầu tiên mình được nghe và phân tích một cách sâu sắc đến như thế
@vienlam9458
@vienlam9458 Год назад
🎉🎉 Cảm ơn HĐC
@huytranle8853
@huytranle8853 Год назад
Bài nói chuyện này hay quá Hội Đồng Cừu! Cảm ơn Trung nhiều.
@leha82
@leha82 Год назад
Rất hay. nên phát huy. Tiện đây mong hđc đưa thêm chuyên mục giáo dục vn và nước ngoài. Mình là gv nên có thể cung cấp cho các bạn một số thông tin về hoạt động gd trong nước. Nhất là cấp tiểu học và trung học
@Pine19900
@Pine19900 Год назад
cảm ơn bạn nhóm quá tâm huyết.
@nguyenantim
@nguyenantim Год назад
Quá hay quá giỏi. Thank you for your teaching
@thieno345
@thieno345 Год назад
Mong chờ chuyên mục này ghê
@phatngo3448
@phatngo3448 Год назад
Cám ơn HĐC đã giúp mình biết một cách nghiên cứu lịch sử rất hay, "CHA". Trước giờ mình đọc sách sử cứ canh cánh bị rơi vào tâm lý "thiên kiến xác nhận" nên thành ra đọc các tác phẩm mới rất khó khăn để đấu tranh tư tưởng.
@binngo0930
@binngo0930 Год назад
Ý nghĩa quá. Cảm ơn các bạn ❤❤❤
@trongn.g.u2943
@trongn.g.u2943 Год назад
Rất hay, thời thpt t thích sử đơn giản vì nó là môn học bài, dễ lấy điểm. Năm 12 t thi hsg tỉnh rồi hsg quốc gia, phương pháp giảng dạy của thầy cô trong giai đoạn ôn luyện này rất khác. Lên đh t học về lĩnh vực khxh, tiếp xúc nhiều với cách tiếp cận lịch sử ở trình độ cao, có những người bạn cùng lý tưởng, sở học. Cùng với văn học, lịch sử đã định hướng tư duy của t, ít nhất là đến thời điểm hiện tại
@hongocan5288
@hongocan5288 Год назад
rất thich cách hdc giới thiệu sách thêm cho mọi người để đọc.
Год назад
Cảm ơn bạn!
@JonathanGeorgeVillarreal
@JonathanGeorgeVillarreal 3 месяца назад
Tôi đã học được rất nhiều từ kênh này. Đặc biệt, tôi thích cách nó kết hợp giữa các chủ đề khác nhau một cách hợp lý và logic.
@huynhquocbao6372
@huynhquocbao6372 Год назад
Chờ tập tiếp theo của nhóm !
@luce_veritatis2412
@luce_veritatis2412 Год назад
một video vô cùng hữu ích của Hội Đồng Cừu
@vlogxedich
@vlogxedich Год назад
Video ngắn nhưng rất hay, là một người yêu sử, học sử mình có chung nhiều nhận định giống HĐC.
@hiphopsavedmylife
@hiphopsavedmylife Год назад
có 2 ý mà em tâm đắc, có ý nghĩa áp dụng cao khi anh Trung nói về việc học sử ở cấp 2, cấp 3 tại VN là: - Không nên xem nhẹ SGK Lịch Sử NHƯNG phải hiểu rằng SGK Sử chỉ là một tài liệu thứ cấp được tổng hợp và soạn lại cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, mục tiêu chính trị của từng nhà nước nhất định (Đây chỉ nên là quyển tham khảo cung cấp kiến thức nền, không nên "gối đầu giường") -Thầy cô dạy Sử trong trường cũng có những giới hạn nhất định, họ có công việc riêng, họ có vấn đề riêng của mình ( soạn giáo án để nộp lấy điểm thi đua, những công việc hành chính, chấm điểm cho học sinh, phải dạy đúng theo những gì chương trình quy định...). Không nên biến những thầy cô trong trường trở thành những đối tượng để chất vấn (vì những kiến thức họ có được trong sách vở có lẽ cũng giống chúng ta) => nghĩa vụ của một học sinh là tiếp thu thông tin từ các thầy cô NHƯNG phải có 1 tí phản tư (critical) trong những thông tin đó, nếu có thời gian thì chúng ta có thể tự tìm hiểu thêm các góc nhìn mới đa chiều hơn. Tóm lại, theo mình lịch sử là một bộ môn đa dạng và không nên áp dụng tư duy nhị-nguyên, đen trắng dành cho nó. P/s: Để luyện được loại tư duy phản biện trong môn học này ở VN thì mình hay nhớ đến 1 câu của 1 vị giáo sư người Đức nói với học trò: "Nếu bạn đọc lịch sử nước bạn mà lúc nào cũng cảm thấy tự hào, thì khả năng cao là bạn đang đọc phải thứ gì ấy, không phải lịch sử"
@nhanthuc3004
@nhanthuc3004 Год назад
nếu có tư duy phản biện thì bạn cũng nên xem lại cái câu nói kia có "tuyệt đối" không, có đúng với mọi TH hay không, chứ đừng thấy hay mà xem nó như chân lý
@hiphopsavedmylife
@hiphopsavedmylife Год назад
@@nhanthuc3004 mình sẵn sàng xem xét lại tư duy đó nếu mình thấy có người phản biện hợp lý bạn ạ :)) mình vẫn không nghĩ là có thứ gì đó thực sự tuyệt đối đâu hehe
@CinemaMusicOfEpicMusic
@CinemaMusicOfEpicMusic Год назад
@@nhanthuc3004 chính bạn đòi phản biện "có đúng với mọi TH không" thì bạn cũng nên tự vấn xem trường hợp nào thì lịch sử được ghi chép lại đúng 100%
@lovesinging-fs9ig
@lovesinging-fs9ig Год назад
Mình nhớ đến câu: "Không 1 bông tuyết nào trong sạch" :)))
@huynhnghia3155
@huynhnghia3155 Год назад
​@@CinemaMusicOfEpicMusic bạn nói thế thì sao ngta phản biện người ta là tư duy nhị nguyên bắt người khác suy nghĩ lại khi ý kiến khác họ ,còn họ thì ngụy biện họ cần gì nghĩ vì những thứ họ tin luôn luôn đúng . Với lại ngta có lương mà tất nhiên phải tin người trả lương mình chớ 😂😂
@phonei8804
@phonei8804 Год назад
Hay quá các em ơi ,
@Calories44
@Calories44 Год назад
Cảm ơn Trung!
@takorado
@takorado Год назад
Đoạn mở đầu của Trung chất quá. Đi GS y như quan điểm mà thầy mình đã dạy khi làm GV.
@liuyongsheng49
@liuyongsheng49 Год назад
Rất thích ẩn dụ trong hình ảnh "bữa tiệc thịnh soạn" và "bánh xèooooo" :)))) thật thông minh :)))
@layonnguyen5139
@layonnguyen5139 Год назад
cảm ơn Hội Đồng Cừu
@lybanana6745
@lybanana6745 Год назад
ủng hộ
@Minus-One0988
@Minus-One0988 5 месяцев назад
Nhóm soạn nd tốt quá, mạch lạc thuyết phục
@Levantudo
@Levantudo Год назад
Rất hay
@ToanPham-do6gn
@ToanPham-do6gn Год назад
video rat hay!! pillars of the earth- Ken Follett sach rat hay moi nguoi tim doc ordinary life in england 12 century!!!!
@ngocdoankim3619
@ngocdoankim3619 Год назад
ủng hộ ủng hộ
@fivejan43
@fivejan43 Год назад
13Mar23 cảm ơn A Trung và team
@user-gx2kb1on2e
@user-gx2kb1on2e Год назад
Cái lịch sử so sánh mà HĐC nhắc đến thực ra là cách tiếp cận đã được làm rất thường xuyên trong cổ sử. Mà bắt nguồn từ Tư Mã Thiên viết Sử ký 史记 luôn có 1 phần gọi là Biểu 表, xây dựng bảng thời gian có các sự kiện xảy ra trong cùng mốc thời gian với nhau
@tanphh
@tanphh Год назад
Nhìn về 1 khía cạnh nào đó, lịch sử được dạy từ cách tư duy lý luận của nhà cầm quyền chứ không phải theo fact của nó. Cái câu mà mình thích nhất khi nghiên cứu về sử: "Lịch sử viết nên bởi kẻ chiến thắng" nên khi nghiên cứu về lịch sử thì cách tốt nhất nên đọc nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ đó có so sánh các sự kiện để từ đó rút ra cho mình được cái fact mốc lịch sử, diễn ngôn riêng của mình. Nói túm lại thì cái lịch sử nên nghiên cứu về mốc lịch sử, sự kiện lịch sử sau đó tùy bản thân sẽ có diễn ngon riêng của mình
@tadihoki1137
@tadihoki1137 Год назад
Lịch sử không đáng ghét. Chỉ là cách dạy, cách giáo dục chưa làm cho học sinh yêu thích, chưa nói đến cách học!
@tiendq
@tiendq Год назад
Series hay 🎉
@iamnumber2iamnumber235
@iamnumber2iamnumber235 Год назад
Lịch sử thì viết ra có lợi cho chính dân tộc đất nước đó, nhỏ hơn là chính quyền đó. Nên khó tránh được sự thiên vị, nếu học thì vẫn học bình thường thôi. Nhưng hiểu được nó có hạn chế là bước đầu để tìm hiểu lịch sử dưới góc nhìn đa chiều.
@yeu_cuoc_doi
@yeu_cuoc_doi Год назад
hồi đi học tui siêu hứng thú với các môn khoa học xã hội luôn, tui thích lên mạng đọc tài liệu ngoài sgk biết bao nhiêu nhưng rốt cuộc tui chọn theo STEM vì nghĩ tui chẳng thể nào với đc sự bao la và trừu tượng của khxh. hơi sợ, nên cảm thấy muốn trở thành một ng ngoại đạo am hiểu để vừa ngầu vừa ko bị áp đặt quá
@letrungthanh3506
@letrungthanh3506 Год назад
nghe cuốn quá, cảm ơn HĐC :)))
@hungotuan4431
@hungotuan4431 Год назад
Chuyên mục này vui này HĐC! Em mong tập 2 lắm 😍
@hungphan3583
@hungphan3583 Год назад
tập hay quá^^
@dangle3392
@dangle3392 Год назад
Thấy HDC để cái thumb nail công nhận làm mình bất ngờ phết, ko ngờ giai đoạn mở cõi của nhà Lê lại trùng với giai đoạn chủ nghĩa thực dân manh nha ở Châu Âu
@Hannaa.boutique1
@Hannaa.boutique1 Год назад
Wow, rồi sẽ có đề xuất về series Triết học, Luật học, Sử học... liệu hội đồng cừu kham nổi không đấy Nếu đây chỉ là vấn đề về thời sự thì mình nghĩ đáp ứng được
@HungPham-wm1hv
@HungPham-wm1hv 7 месяцев назад
Bạn thực sự là một người yêu nước...
@ngoctan2512
@ngoctan2512 Год назад
Thanks!
@HoiDongCuu
@HoiDongCuu Год назад
HDC xin chân thành cảm ơn đóng góp quý báu của bạn.
@DucNguyen-td1kj
@DucNguyen-td1kj Год назад
hay !
@tuankieu4765
@tuankieu4765 Год назад
Hồi đấy tôi đọc và học sử theo kiểu giải trí sau những giờ học khối A-B căng thẳng, mà phàm những gì để giải trí thì nó lại nhớ lâu
@Mrspassword1986
@Mrspassword1986 Год назад
Mình chưa có thời gian xem mấy video gần đây của HDC. Vì các video của bạn khá hack não, phải suy nghĩ chứ không lướt qua được. Nhưng rất cảm ơn HDC làm video về lịch sử. Mình cảm thấy kiến thức lịch sử của mình yếu quá, không biết nhìn nhiều mặt của lịch sử . Mong các bạn làm cả series về chủ đề này
@HoiDongCuu
@HoiDongCuu Год назад
HDC xin cảm ơn chị rất nhiều. Đây lại là một khoản đóng góp rất lớn từ chị. Nhóm sẽ cố gắng duy trì mạch sản xuất và làm cho nội dung trở nên thân thiện hơn nữa.
@nguoitutramnam
@nguoitutramnam Год назад
Có một mấu chốt là giáo viên sử không có hoặc cố ý không gợi mở lý do mà cái dữ liệu đó diễn ra, sử nó như câu chuyện không phải ngẫu nhiên sự kiện xảy ra nó diễn ra ngoài tầm xử lý của quốc gia đó. Nếu mà làm được như vậy thì giáo viên sử đó đã quá giỏi mà họ đi theo con đường xử lý trong 45 phút của tiết đó 1 cách thuận tiện.
@hieuhoang5662
@hieuhoang5662 10 месяцев назад
Ước gì hồi xưa e đi học có giảng viên là thầy Trung ghê
@dungduonganh7787
@dungduonganh7787 Год назад
Sự khác biệt của thực dân và mở rộng lãnh thổ là vùng đất chinh phục của thực dân chỉ là 1 món hàng để bòn rút nhằm mục đích làm giàu cho mẫu quốc còn cách mở rộng của Đại Việt hay học thuyết "vận mệnh hiển nhiên" của Hoa Kỳ thì vùng đất đó nó gắn liền với giá trị của mẫu quốc lấy ví dụ khi Pháp bán Louisiana nó sẽ rất khác Pháp mất Alsace và Lorraine vào tay Phổ (Đức)
@Mr_K87
@Mr_K87 Год назад
mình rất thích học sử, nếu mình thích môn này các bạn nên nghe những sách nói như việt sử giai thoại hay nhiều sách nói khác, rất dễ vô hơn là đọc sách giáo khoa
@focusonhuy
@focusonhuy Год назад
hy vọng a trung ra 1 serie về triết học nội dung được sắp xếp từ normal, intermediate rồi đến expert, myth.
@lephuonglin
@lephuonglin Год назад
yessss, me too. Thật sự rất cần luôn ấy
@thuymai7766
@thuymai7766 Год назад
Chờ cái series này chi bằng học lên tiến sĩ chuyên ngành sử học cho rồi, cái series này mà làm được chắc phải mất hơn 10 năm, và thật sự bao nhiêu người sẽ xem ?
@lalung3902
@lalung3902 Год назад
Đừng thần thánh Trung quá bạn ơi. Đồng ý là Trung hay và mới lạ, nhưng khả năng của Trung cũng có hạn, ban ấy lại chuyên về luật chứ không phải triết và cõi Triết thì rất rộng lớn bao la
@joevu6859
@joevu6859 Год назад
@@thuymai7766 nguoi ta dang noi ve series triet thi di noi hoc ts su, doc cho ky roi bl.
@focusonhuy
@focusonhuy Год назад
@@lalung3902 thần thánh hóa là sao bạn giải thích giúp mình với?. Bạn đi học môn nào độ khó cũng được sắp xếp từ dễ đến khó. Để hiểu được nâng cao phải biết những cái căn bản. Câu của bạn nghe sáo rỗng và không có 1 chút logic nào nên mình chỉ trả lời vậy thôi nhé.
@MrBibibox
@MrBibibox Год назад
Quá tuyệt vời. Yêu Trung
@mnhnha
@mnhnha Год назад
Học sử trên HĐC luôn 😂 thú vị phết
@vo4rum74
@vo4rum74 10 месяцев назад
cấp 3 ngày xưa gần như bỏ qua môn Sử, địa, học chỉ để chống trượt. Môn Địa xài Át lát đỡ tốn thời gian phải học thuộc. Riêng phần ND để thi TN sử thì ko hứng thú học giai đoạn đó, có xu hướng thik đọc cách sách VH-LS xuất bản ngoài.
@linhhoang192
@linhhoang192 Год назад
Bđ quan tâm về khía cạnh xã hội, con người, lịch sử khi gặp được cô Tâm T20Hanu. Cô cũng dạy, học một môn học không phải chỉ thích hay chỉ biết thôi, mà phải để có những BĂN KHOĂN trong đầu nữa. theo dõi HĐC lâu rồi, và rất rất ủng hộ các vids mang tính chất học thuật này luôn ạ. Lịch sử nghe rất khó ngoằn đối với sách vở và cách giảng dạy đầy tính chính trị, khuôn phép điều phối tư tưởng. Hãy quan tâm đến Lịch sử để không chỉ tự hào mà còn cả những vấn đề vĩ mô đầy hấp dẫn nữa
@elgoog605
@elgoog605 Год назад
❤️
@user-uj4dn2sy9y
@user-uj4dn2sy9y 7 дней назад
Chuyên đề này quá hay. Bạn Trung chia sẻ cách tiếp cận sử này khá hay cho học sinh và một số người yêu sử. ... nếu thực dân Tây Ban Nha không đồ sát những thổ dân bản địa, thì xin hỏi bạn Trung có cách nào tiếp cận nhân văn không bạn. Cả người Mỹ nữa họ chèn ép người da đỏ bản địa nữa. Có cách nào hướng nào xây dựng tốt và nhân văn không bạn. Xin được giải thích thêm. Thế giới quá nhiều cuộc chiến tranh rồi. Khi nào mới có 1 thế giới đại đồng hoà bình
@ninhpham3134
@ninhpham3134 Год назад
Anh cố gắng đầu tư camera tốt hơn nhé yêu vd và kênh của anh lắm.
@vogiabao99
@vogiabao99 Год назад
😂 em nhớ cô sử lớp 12 của em tự động x4 x5 lượng máy bay hạ của địch so với sách giáo khoa luôn mới hài.
@pinocchiolamnguoi7497
@pinocchiolamnguoi7497 Год назад
Tư liệu sử mới nhất ngay khi được đưa vào là quan trọng nhất... vì nó sẽ là bài học cho những cải cách nếu nó được viết một cách công khai, trung thực và khoa học...ví dụ sử học viết về cuộc chiến chống dịch bệnh Coovid 19 ... sử học về chiến dịch đốt lò.. Sự học về chiến tranh Nga Ukraine vvv
@khanhhuyennguyen5135
@khanhhuyennguyen5135 Год назад
❤️‍🔥😊
@ThanhTran-yy8tf
@ThanhTran-yy8tf 8 месяцев назад
Xâm lược chỉ là cá lớn nuốt cá bé quy luật của tự nhiên . Nhưng quy lý đó thì ko thể chấp nhận trong môi trường thế giới hôm nay vì là một thế giới mở của và hợp tác tự do tự quyết
@_aoThiKimXuan
@_aoThiKimXuan Год назад
Anh ơi, chủ đề tiếp tới anh nói về AI nha
@nhoxanh4395
@nhoxanh4395 11 месяцев назад
So sánh - lập luận
@lebaohung4506
@lebaohung4506 Год назад
Nói đi cũng phải nói lại, việc sử dụng phép so sánh trong quá trình học sử trong lúc học sinh chưa có định hình rõ ràng về tư tưởng cũng như bối cảnh các thế lực ủng hộ cách mạng màu trong đất nước mình, sẽ CÓ THỂ dẫn đến hiện tượng xét lại, sẽ là mầm mống của chủ nghĩa xét lại, lật đổ thành tựu phát triển của 1 chế độ hay 1 quốc gia ( thứ từng góp phần gây nên sự sụp đổ của Liên Xô hay cách mạng văn hóa ở TQ) Mình muốn nhấn mạnh là việc gì cũng có 2 mặt của nó, có mặt tích cực cũng sẽ có mặt tiêu cực. Mn xem video nhưng cũng phải chọn lọc thông tin và tìm hiểu rõ ràng trước khi tin tưởng cái gì cũng là đúng nhé!
@hoaichaunguyen8936
@hoaichaunguyen8936 Год назад
LX sụp đổ là việc tốt không thể tốt hơn cho toàn thế giới. Cho cách mạng màu cũng chả phải xấu.
@minhhoado9134
@minhhoado9134 Год назад
Đồng ý, việc xét lại cần phải được chính giáo viên khắc ghi cho HS là nói vậy không phải để quy về đúng và sai. Phản tư mà không hề nhìn từ bản thân, không xét cả hệ quy chiếu và bối cảnh thời đó thì dễ bị thao túng.
@phamdinhtuong
@phamdinhtuong Год назад
Giờ mình mới biết hệ thống so sánh nay gọi là CHA. Hehe. Lúc trước mình muốn ghi nhớ sử vn, mình hay thường so sánh nó với lịch sử của tàu. Vì lúc trước mê phim tàu á. Thuộc sử tàu còn hơn sử việt.
@davidle10001
@davidle10001 2 месяца назад
Tuy ít, nhưng đầy đủ biện luận.
@minhquannguyenuc2516
@minhquannguyenuc2516 Год назад
Sẽ áp dụng cách tiếp cận so sánh như thế trong việc nghiên cứu lịch sử trong tương lai.
@toingotn
@toingotn Год назад
Rất hay, mình có 1 góp ý nhỏ cho kênh đó là: Bạn nên viết các từ tiếng anh ra trên màn hình, mình nghĩ sẽ ok hơn á. Cảm ơn những chia sẻ đến từ bạn.
@TranTran-ro8zb
@TranTran-ro8zb Год назад
Cấp THPT và tiểu học nên bỏ việc soạn giáo án đi. Giáo án soạn ra như cái bài tập cho thầy cô ấy và người kiểm tra là PĐT . PĐT nhìn giáo án để đánh giá thầy cô trong khi thầy cô dạy cái gì thì ko biết. Vừa tốn thời gian vừa mệt không tập trung giảng dạy mà lại bắt chép tay cho có hình thức. Bây giờ PĐT cứ cung cấp một chuẩn chương trình rồi cho thầy cô thích dạy thế nào thì dạy. Lúc nào kiểm tra thì cho người xuống làm bài kiểm tra riêng đánh giá trình độ học sinh và chất lượng giảng dạy .Chứ cứ PĐT xuống lại hình thức mệt người.
@minhhoado9134
@minhhoado9134 Год назад
Ờ cũng biết thế nhưng PĐT không thanh tra, kiểm tra được bạn ạ. Họ không hiểu họ sẽ không ưng :)) Bộ nói một đằng nhưng thanh tra vẫn đang làm theo kiểu một nẻo, giờ cứ đối phó thôi. Vì không phải giáo viên nào cũng giống nhau nên để ktra nhanh thì họ cần sự đồng bộ từ giấy tờ. Thiết nghĩ thay được quy chế từ cấp quản lí phòng, sở, Bộ thì việc làm giáo án nó mới khác đi đc.
@danhle0606
@danhle0606 Год назад
Top down bottom up đồ
@phannguyenquoctu
@phannguyenquoctu Год назад
Nếu pnqt là người có quyền, pnqt sẽ trân trọng mời bạn Trung làm Bộ Trưởng Bộ Giáo dục (phát biểu sau khi nghe chăm chú các video của Hội Đồng Cừu)
Далее
다리에 힘이 풀려버린 슈슈 (NG Ver.)
00:11
Просмотров 2,7 млн